4.2.1 Xam pham bi mat trong kinh doanh
Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
-_ Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
-__ Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. (Theo khoản 23 Điều
4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)). Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là
tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Theo Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh đối với các thông tin bí mật sau đây:
o gBf mật về quản lý nhà nước.
o_ Bí.mật về'quõc phòng;-an:ninh..
mật .khác không liên quan đến kinh doanh.
BAI 4: PHAP LUAT VE CANH TRANH KHONG LANH MANH TRONG THUONG MAI
Theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định về điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ:
o_ Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
o_ Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
o_ Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Việc sử dụng bí mật kinh doanh được thực hiện thông qua các hành vi quy định theo khoản 4 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) như sau:
© Ap dung bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá.
o_ Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng bí mật kinh doanh có quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh nếu việc sử dụng đó không thuộc các trường hợp sau:
o_ Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp.
o_ Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009).
o Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ
2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) không nhằm mục đích thương mại.
o_ Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập.
o_ Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản _ phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá
không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.
BÀI 4: PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LANH MANH TRONG THƯƠNG MẠI
4.2.2 Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp
khác
Hành vi ép buộc trong kinh doanh có một số dấu hiệu sau:
Đối tượng của hành vi là khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác, (chủ thể kinh doanh khác bị cạnh tranh). Từ dấu hiệu này, có thể thấy, bằng hành vi của mình doanh nghiệp vi phạm đã không trực diện giao tiếp với doanh nghiệp đang cạnh tranh, mà tác động đến khách hàng hoặc đối tác của họ. Khách hàng, đối tác kinh doanh có thể là các tổ chức,
cá nhân đang giao dịch hoặc sẽ giao dịch của doanh nghiệp khác.
Hình chức của hành vi là doanh nghiệp vi phạm dùng các thủ đoạn đe dọa hoặc cưỡng ép những đối tượng trên để buộc họ không được giao dịch, ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác.
Hậu quả gây ra cho khách hàng của chủ thể kinh doanh bị xâm hại là bị cản trở, bị cưỡng ép không thể tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ của chủ thể kinh doanh bị vi phạm một cách tự do ý chí .
4.2.3 Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác Đây là biểu hiện của hành vi gièềm pha doanh nghiệp khác thông qua các dấu hiệu
sau:
Hình thức của hành vi là việc trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác. Việc đưa thông tin có thể được thực hiện một cách trực tiếp từ doanh nghiệp vi phạm, hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí. Doanh nghiệp vi phạm có thể thực hiện hành vi công khai hoặc không công khai. Nội dung của thông tin về doanh nghiệp khác được đưa ra rất đa dạng như các thông tin về chất lượng sản phẩm, tình hình tài chính, uy tín và đạo đức của người quản lý, về cổ phiếu...
Những thông tin này tác động đến nhận thức và đánh giá của khách hàng về
sản phẩm, về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khác. Qua đó, khách
hàng sẽ quyết định có hay không việc giao dịch hoặc tiếp tục giao dịch với doanh nghiệp bị gièm pha. Doanh nghiệp vi phạm có thể là tác giả hoặc chỉ
là người tuyên truyền những thông tin mà họ thu thập được những thông tin
BÀI 4: PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHONG LÀNH MANH TRONG THUONG MAL
về doanh nghiệp khác. Vấn đề mà pháp luật quan tâm là tính trung thực của thông tin. Nếu những thông tin được đưa ra là thông tin trung thực thì không cấu thành hành vi giềèm pha bởi bằng hành vi của mình doanh nghiệp đã giúp cho người tiêu dùng, các thành viên khác của thương trường có cơ sở
để giám sát doanh nghiệp và lựa chọn đúng đẳn sản phẩm theo nhu cầu của
họ. Ngược lại, sẽ là cạnh tranh không lành mạnh nếu những thông tin được đưa ta là không trung thực về doanh nghiệp khác. Trong trường hợp này, quyền được thông tin của khách hàng đã bị xâm phạm để qua đó các quyết định không giao dịch hoặc không tiếp tục giao dịch với doanh nghiệp bị gièm pha không còn đúng đẳn.
-_ Hậu quả của hành vi là gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính
và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị thông tin tác động đến. Như vậy dấu hiệu hậu quả của hành vi được pháp luật đặt ra là dấu hiệu bắt buộc
để xác định hành vi đưa ra các thông tin không không trung thực có phải là hành vi giềm pha nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
4.2.4 Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là hành vi của doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp làm cản trở hoặc gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
Nếu so với hành vi ép buộc trong kinh doanh có đối tượng tác động là các khách hàng và đối tác của doanh nghiệp khác thì hành vi gây rối trong hoạt động kinh doanh có đối tượng tác động rộng hơn, nó bao hàm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp khác và đó có thể là khách hàng và cũng có thể chính là các doanh nghiệp bị
cản trở.
Hậu quả của hành vi là làm cản trở hoặc gián đoạn hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp khác.
4.2.5 Lôi kéo khách hàng bất chính
Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
- Bua thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng
76 4: PHAP LUAT VE CANH TRANH KHONG LANH MANH TRONG THUONG MAI
hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
-_ So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
4.2.6 Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn
đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đoanh nghiệp khác cùng
kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó
Hành vi này có một số đặc điểu sau:
- Bán hàng, cung cấp dịch vụ dưới giá thành
~_ Mục đích loại bỏ doanh nghiệp kinh doanh cùng sản phẩm
BÀI 4: PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHONG LANH MANH TRONG THUONG von Mi
TÌNH HUỐNG XỬ LÝ
Chỉ rõ các tình huống sau đây thuộc hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào ? tại sao ?
TÌNH HUỐNG 1:
ô Nước giải khỏt nhón hiệu Lavie bị giả mạo nhón hiệu với cỏc tờn gọi gõy nhầm lẫn như Laville, La vier...; Nhẫn hiệu nước khoáng Vital cũng bị giả mạo bằng các tên gọi khác như Vilan; hoặc nhãn hiệu xe gắn máy Wave của hãng Honda bị xe của Trung quốc giả mạo với kiểu đỏng tương tư và tờn gọi gõy nhầm lẫn như Waver, Weaser... ằ