Học viện, trường sĩ quan quân đội, đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội và đảng viên là học viên đào tạo sĩ quan quân đội

Một phần của tài liệu Chất lượng quản lý đảng viên là học viên đào tạo sĩ quan của đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay (Trang 36 - 53)

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ ĐẢNG VIÊN LÀ HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

2.1. Học viện, trường sĩ quan quân đội, đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội và đảng viên là học viên đào tạo sĩ quan quân đội

2.1.1. Học viện, trường sĩ quan quân đội và đảng bộ học viện, trường

sĩ quan quân đội

2.1.1.1. Học viện, trường sĩ quan quân đội

Học viện, trường sĩ quan quân đội là một bộ phận trong hệ thống các nhà trường toàn quốc, có tư cách pháp nhân được Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, BQP giao nhiệm vụ đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Nhà nước, BQP và thực hiện theo Luật Giáo dục, Điều lệ công tác Nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN). Hiện nay có 21 HV, TSQ quân đội đào tạo các ngành thuộc QĐNDVN Việt Nam, trong đó, Học viện Quốc phòng, Học viện Lục quân, Học viện Chính trị được Bộ Chính trị giao đào tạo cán bộ cao cấp; 18 trường còn lại (gồm 07 học viện và 11 trường sĩ quan) đào tạo học viên trở thành sĩ quan quân đội [Phụ lục 1].

Chức năng, nhiệm vụ của HV, TSQ quân đội: Điều 9, Điều lệ Công tác

nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam quy định:

Chức năng của HV, TSQ quân đội: HV, TSQ quân đội có tư cách pháp nhân, thực hiện nhiệm vụ GD, ĐT; nghiên cứu khoa học; xây dựng HV, TSQ quân đội chính quy, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Nhà nước và BQP.

Nhiệm vụ của HV, TSQ quân đội:

Tổ chức các hoạt động GD, ĐT, nghiên cứu khoa học theo nhiệm vụ, nội dung, chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Liên kết, hợp tác, tham gia GD, ĐT, nghiên cứu khoa học trong nước và

quốc tế (đào tạo cán bộ cho Quân đội nhân dân Lào và Quân đội Hoàng Gia Campuchia).

Giáo dục kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng theo quy định của Chính phủ và BQP.

Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển hoạt động khoa học và công nghệ, khoa học quân sự, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học chuyên ngành phục vụ quân sự, hợp tác trao đổi khoa học trong GD, ĐT, kết quả nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật quân sự.

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao.

Cơ cấu tổ chức của HV, TSQ quân đội:

Căn cứ Điều lệ Công tác nhà trường QĐNDVN (Ban hành kèm theo

Thông tư số 51/2016/TT-BQP ngày 20-4-2016) của Bộ trưởng BQP; Quyết định số 796/QĐ-TM ngày 16-10-2020 của Bộ Tổng tham mưu quy định cơ cấu

tổ chức của các HV, TSQ quân đội gồm:

Ban giám đốc (ban giám hiệu) số lượng từ 5-7 đồng chí, bao gồm giám

đốc (hiệu trưởng), chính ủy, các phó giám đốc (phó hiệu trưởng) và phó chính

ủy, là tổ chức quản lý, chỉ huy cao nhất ở các HV, TSQ quân đội, chịu trách nhiệm toàn diện trước QUTW, BQP (đối với các HV, TSQ trực thuộc BQP) và đảng ủy tổng cục, đảng ủy quân chủng, đảng ủy binh chủng, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (đối với các HV, TSQ trực thuộc tổng cục, quân chủng, binh chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), các cơ quan cấp trên, cấp ủy cấp mình về mọi mặt hoạt động của nhà trường.

Cơ quan chức năng gồm:

Cơ quan đào tạo (phòng đào tạo; phòng, ban đào tạo sau đại học) chịu

trách nhiệm về tổ chức quản lý quá trình giáo dục, đào tạo học viên, giúp giám đốc (hiệu trưởng) ban hành các quyết định, quy định, văn bản, kế hoạch, mẫu biểu tổ chức quản lý quá trình đào tạo; quản lý kết quả học tập của học viên và

cấp phát văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm cho học viên ra trường. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị kiểm tra hồ sơ nhập học; lập hồ sơ quản lý điểm học tập, kết quả huấn luyện, nghiên cứu khoa học, rèn luyện và phân loại học viên; tham mưu xây dựng và phối hợp triển khai quy chế quản lý giáo dục, đào tạo và nội dung nhiệm vụ quản lý học viên. Đảm bảo nội dung chương trình huấn luyện, diễn tập, đào tạo và vật chất trang bị đào tạo; đánh giá, phân loại, khen thưởng,

kỷ luật học viên.

Cơ quan chính trị (phòng chính trị) trực tiếp tổ chức hoạt động CTĐ,

CTCT, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác phong trào

và công tác thi đua, khen thưởng tới đơn vị quản lý và cá nhân học viên của nhà trường. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tiếp nhận quản

lý hồ sơ lý lịch học viên vào trường đào tạo sĩ quan; tham gia phân loại học viên, đề nghị phân ngành đào tạo; phong, thăng quân hàm, nâng bậc lương, bổ nhiệm, phân công công tác và thực hiện chế độ chính sách đối với học viên theo quy định của BQP; trực tiếp triển khai các hoạt động quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên trong toàn đảng bộ nhà trường.

Cơ quan tham mưu hành chính (phòng tham mưu hành chính hoặc văn phòng) theo dõi, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chấp hành lễ tiết tác phong quân

nhân; duy trì chế độ trong ngày, việc chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ tuần tra, canh gác, bảo vệ, trực ban, trực chiến, trực chuyên môn; duy trì việc ra, vào doanh trại; triển khai công tác phòng, chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó thiên tai, dịch bệnh, công tác diễn tập sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ nhà trường và khu vực địa bàn nơi đóng quân và mọi công tác quản lý hành chính quân sự khác tới đơn vị quản lý và cá nhân học viên của nhà trường.

Cơ quan hậu cần, kỹ thuật (phòng hậu cần, kỹ thuật) theo dõi học viên

chấp hành chế độ quy định trong sử dụng, bảo quản doanh trại, quân lương, quân trang, quân y, vũ khí, khí tài và công tác hậu cần, kỹ thuật khác; giúp học

viên thực hiện đúng điều lệ, quy chế của ngành hậu cần, kỹ thuật; trực tiếp hoặc tham gia đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ hậu cần, kỹ thuật cho học viên; tham gia đánh giá, phân loại học viên theo quy định.

Cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo (phòng, ban khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo) giúp giám đốc (hiệu trưởng)

theo dõi, giám sát, đánh giá chất lượng học viên thực hiện nhiệm vụ thi, kiểm tra; đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo của học viên thông qua kết quả học tập và ý thức chấp hành quy chế trong thi, kiểm tra; tiếp nhận và phối hợp giải quyết các khiếu nại của học viên theo quy định. Thực hiện nội dung chương trình đào tạo, triển khai cách thức, biện pháp kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo học viên; phối hợp với các cơ quan, đơn vị quản lý nội dung thi, bài thi, chấm thi, điểm thi; tham gia đánh giá, phân loại rèn luyện, xếp loại học viên; hoàn thiện bảng điểm cho học viên trước khi ra trường.

Cơ quan khoa học quân sự (phòng, ban khoa học quân sự, thông tin khoa học quân sự) chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, giám sát hoạt động nghiên cứu

khoa học của học viên; giúp giám đốc (hiệu trưởng) đánh giá chất lượng tham gia hoạt động khoa học và công nghệ trong nhà trường. Tổ chức quản lý thư viện,

tư liệu, tài liệu (kho dữ liệu số), hoạt động trao đổi thông tin qua hệ thống mạng của nhà trường và mạng quân sự, số lượng, chất lượng của đồ án, luận văn, luận

án, đề tài, đề án, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và mọi hoạt động khoa học và công nghệ của học viên; tham gia đánh giá, phân loại học viên theo quy định.

Cơ quan thanh tra quốc phòng thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp

luật, nhiệm vụ, quyền hạn, kế hoạch quốc phòng; các quy định về chuyên môn

- kỹ thuật, quy định quản lý trong lĩnh vực quốc phòng và cơ yếu đối với cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị học viên và cá nhân cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ thuộc thẩm quyền quản lý của các HV, TSQ quân đội. Tham mưu và giúp giám đốc (hiệu trưởng) tổ chức, quản lý và thực hiện nhiệm vụ

giải quyết khiếu nại, tố cáo về GD, ĐT, nghiên cứu khoa học, huấn luyện và quản lý học viên…

Các khoa giáo viên gồm: khoa khoa học cơ bản, khoa khoa học cơ sở,

khoa chuyên ngành. Cơ cấu tổ chức của các khoa gồm: Ban chủ nhiệm, các bộ môn và đội ngũ giảng viên, trợ giảng. Khoa giáo viên trực tiếp tổ chức giáo dục, đào tạo học viên theo ngành, chuyên ngành, chuyên môn; tổng hợp, nhận xét, đánh giá năng lực, trình độ tiếp thu kiến thức của học viên trên kết quả học tập; đánh giá phẩm chất đạo đức của học viên thông qua ngày công học tập và phản ánh của nhà giáo; tham gia phân loại học tập, rèn luyện, đề nghị khen thưởng, kỷ luật, xét điều kiện thi tốt nghiệp, phân loại tốt nghiệp, xét lên lớp, lưu ban, buộc thôi học theo quy định. Giảng viên là người chịu trách nhiệm

quản lý học viên theo quy định về giáo dục, đào tạo; vừa truyền đạt kiến thức, hướng dẫn thực hành, vừa chỉ huy học viên chấp hành điều lệnh kỷ luật, pháp luật; mọi nhận xét đánh giá về ý thức học tập của học viên trong giờ lên lớp đều là cơ sở để chỉ huy khoa, bộ môn, cơ quan đào tạo, chỉ huy đơn vị học viên quản lý, đánh giá, xếp loại học tập, rèn luyện của học viên theo quy định.

Đơn vị quản lý HVĐTSQ gồm: Các hệ hoặc tiểu đoàn; dưới hệ là lớp,

dưới tiểu đoàn là đại đội, trung đội, tiểu đội. Hệ (tiểu đoàn) quản lý học viên chịu trách nhiệm trước đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu), giám đốc (hiệu trưởng), bí thư đảng ủy, chính ủy HV, TSQ về nhiệm vụ quản lý, rèn luyện học viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Xây dựng danh sách biên chế đơn vị lớp (đại đội), trung đội, tiểu đội, kiện toàn khung quản lý; tổ chức nơi ăn, ở, duy trì nền nếp trật tự nội vụ, vệ sinh, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe cho học viên. Thực hiện nhiệm vụ GD, ĐT theo kế hoạch; triển khai CTĐ, CTCT; tổ chức quản lý học tập, rèn luyện; xây dựng môi trường văn hóa, đơn

vị VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu” luôn luôn sẵn sàng chiến đấu. Lớp (đại đội) quản lý học viên chịu trách nhiệm trước đảng ủy, ban chỉ huy tiểu đoàn và nhà

trường về nhiệm vụ quản lý học viên; trực tiếp chỉ huy ban cán sự lớp học và toàn thể học viên lớp học thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện và xây dựng đơn vị, nhà trường chính quy theo nội quy, quy định của tiểu đoàn và nhà trường đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của BQP. Tổ chức sinh hoạt đảng, đoàn, bình xét chấm điểm rèn luyện học viên; tổ chức sơ kết, tổng kết, phân loại tập thể và cá nhân học viên; đề xuất cấp trên xem xét khen thưởng, kỷ luật theo quy chế GD, ĐT và quy định của Nhà nước và BQP.

Các tổ chức quần chúng gồm: tổ chức đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí

Minh, hội phụ nữ, công đoàn và hội đồng quân nhân được lập ở các cơ quan, đơn vị học viên, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, chi bộ, sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị, bí thư cấp ủy, chính trị viên. Công đoàn cơ sở được tổ chức ở một số hệ (tiểu đoàn), cơ quan; dưới công đoàn cơ sở là tổ công đoàn. Hội phụ nữ được tổ chức cơ sở ở một số hệ (tiểu đoàn), cơ quan, khoa giáo viên, dưới hội phụ nữ cơ sở là tổ phụ nữ. Đoàn cơ sở được tổ chức ở 100%

hệ (tiểu đoàn) quản lý học viên, dưới đoàn cơ sở là chi đoàn ở lớp (đại đội), phân đoàn ở trung đội. Hội đồng quân nhân được tổ chức ở lớp (đại đội) quản

lý học viên, cơ quan, khoa giáo viên.

Một số HV, TSQ có tạp chí khoa học; bệnh viện, trung tâm nghiên cứu, huấn luyện, thực hành và đơn vị phục vụ bảo đảm.

2.1.1.2. Đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội

Đảng bộ HV, TSQ quân đội là một bộ phận quan trọng thuộc Đảng bộ Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của QUTW, BQP (đối với các HV, TSQ trực thuộc BQP), đảng ủy tổng cục, đảng ủy quân chủng, đảng ủy binh chủng, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (đối với các HV, TSQ trực thuộc tổng cục, quân chủng, binh chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng); có chức năng lãnh đạo mọi mặt hoạt động trong đơn vị; nghiên cứu, đề xuất với

cấp ủy cấp trên những vấn đề có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ chính trị và CTĐ, CTCT theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, nội dung và quyền hạn quy định. Các đảng ủy HV, TSQ thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo Quy định số 49- QĐ/TW, ngày 22-12-2021 của Bộ Chính trị và các quy định của Ban Bí thư; đồng thời tập trung lãnh đạo nhiệm vụ chính trị trung tâm là GD, ĐT, nghiên cứu khoa học theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy - học và nghiên cứu khoa học; xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; lãnh đạo xây dựng HV, TSQ quân đội VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu”.

Căn cứ Điều lệ Đảng, Quy định số 49-QĐ/TW, ngày 22-12-2021 của Bộ Chính trị về tổ chức đảng trong QĐNDVN, cơ cấu tổ chức của đảng bộ HV, TSQ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đảng ủy HV, TSQ quân đội như sau:

Cơ cấu tổ chức của đảng bộ HV, TSQ quân đội:

Cơ cấu tổ chức của đảng bộ HV, TSQ quân đội trực thuộc QUTW gồm:

đảng bộ HV, TSQ; đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở; chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ

sở. Đảng ủy HV, TSQ trực thuộc QUTW có 15 ủy viên; thường vụ đảng ủy 5 đồng chí.

Cơ cấu tổ chức của đảng bộ HV, TSQ quân đội thuộc các đảng ủy tổng cục, quân chủng, binh chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: đảng bộ HV, TSQ

(cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng); đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở; chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Đảng ủy HV, TSQ có 15 ủy viên, thường vụ đảng ủy 5 đồng chí.

Cơ cấu ban thường vụ đảng ủy HV, TSQ quân đội thường gồm chính ủy, giám đốc (hiệu trưởng), phó chính ủy, phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo và chủ nhiệm chính trị. Trong đó, chính ủy thường được bầu làm bí thư đảng ủy, giám đốc (hiệu trưởng) thường được bầu làm phó bí thư đảng ủy.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đảng ủy HV, TSQ quân đội

Chức năng:

Đảng ủy HV, TSQ quân đội thực hiện chức năng lãnh đạo mọi mặt các đơn vị thuộc quyền.

Nghiên cứu, đề xuất với QUTW (đối với các đảng ủy trực thuộc QUTW), với cấp ủy cấp trên (đối với các đảng ủy trực thuộc đảng ủy tổng cục, quân, binh chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) những vấn đề liên quan đến thực hiện nhiệm vụ GD, ĐT, nghiên cứu khoa học và CTĐ, CTCT; xây dựng tổ chức đảng TSVM tiêu biểu; xây dựng nhà trường VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu”.

Nhiệm vụ:

Nghiên cứu đề xuất với cấp ủy cấp trên về chủ trương, nhiệm vụ GD,

ĐT, nghiên cứu khoa học và những chủ trương về CTĐ, CTCT, về thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Quân đội nhân dân.

Lãnh đạo HV, TSQ chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của đảng ủy, mệnh lệnh của cấp trên, nghị quyết đại hội đảng bộ và nghị quyết của đảng ủy cấp mình, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng trong HV, TSQ có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nắm vững và tin tưởng vào đường lối, quan điểm của Đảng, phát huy bản chất cách mạng, truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Đảng, của Quân đội, của nhà trường. Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tư tưởng cơ hội thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán

bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Chất lượng quản lý đảng viên là học viên đào tạo sĩ quan của đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay (Trang 36 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(233 trang)