Tăng cường nhân lực cho bộ phận Marketing

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách Marketing-mix của Công ty Đồng phục F-Color Đà Nẵng (Trang 48 - 55)

3.5. Một số đề xuất khác

3.5.1. Tăng cường nhân lực cho bộ phận Marketing

Marketing có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một công cụ dùng để xác

định phương hướng và hoạch định chiến lược cho tương lai. Nhờ hoạt động Marketing sẽ giúp doanh nghiệp biết mình cần phải sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Số lượng

đáp ứng phù hợp nhất với mọi mong muốn của khách hàng trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Bổ sung ban thương hiệu chịu trách nhiệm về mọi hoạt động cho việc quảng bá nhãn hiệu Công ty là Ban xây dựng thương hiệu. Chức năng và nhiệm vụ chính của Ban thương hiệu là:

- Nghiên cứu về thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng, xây dựng dòng sản phẩm mang thương hiệu thời trang của Công ty.

- Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển thương hiệu mới: đặt tên, logo, màu sắc, bộ nhận diện thương hiệu…

- Tổ chức thiết kế mẫu thiết kế rập may mẫu theo đúng định vị của dòng sản phẩm này.lập tác nghiệp sản xuất và tài liệu kỹ thuật chuẩn của đơn hàng triển khai sản xuất.

-Khai thác và phát triển nguồn nguyên phụ liệu phù hợp cho dòng sản phẩm thời trang.

-Cân đối và lập kế hoạch triển khai để sản xuất các đơn hàng thời trang tại chuyền thời trang và đơn vị may khác khi có yêu cầu.

-Xây dựng và giám sát kênh phân phối sản phẩm,xây dựng các chính sách

ưu đãi cho hệ thống phân phối sản phẩm.

- Thực hiện các chương trình truyền thông PR thương hiệu, sản phẩm, tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng…

Có thể thấy rằng công việc tại Ban thương hiệu là rất nhiều, tuy nhiên với lực lượng nhân sự hiện tại thì chưa thể giải quyết hết mọi công việc, đặt biệt

Merriman đang trong thời kỳ triển khai mạnh mẽ hơn bao giờ hết, với 3 nhân viên chủ yếu phụ trách công tác Marketing. Một người phải thực hiện rất nhiều việc từ liên hệ khách hàng, vạch kế hoạch Marketing…

Công tác nghiên cứu thị trường còn chưa đồng bộ, chưa thực hiện trên quy mô rộng lớn, đặc biệt là những thị trường khác trên toàn quốc.

Từ những lý do trên, Công ty nên tăng cường thêm số người cho bộ phận

Marketing để đáp ứng phù hợp hơn với công việc nhằm cân đối tốt nhất nhiệm vụ của các thành viên từ đó hiệu quả hoạt động sẽ tốt hơn.

Nhiệm vụ của bộ phận sẽ được mở rộng ra và hoạt động sâu hơn trong từng mảng của hoạt động Marketing.

+Xây dựng chiến lược Marketing trong ngắn và trung hạn.

+Dự báo sự biến động của môi trường kinh doanh và những thay đổi thị trường trong tương lai gần.

+ Nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng, dự báo nhu cầu sản phẩm hàng

năm.

+ Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh hiện tại và các đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong tương lai.

+Tìm kiếm các nhà cung ứng thay thế.

+Lựa chọn và quản lý kênh phân phối.

+Lập kế hoạch hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm.

+Thực hiện công tác xúc tiến nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, khuyếch trương thương hiệu Merriman.

+Tiếp nhận những phản hồi từ phía khách hàng và các đối tác.

Với những nhiệm vụ trên cơ cấu của bộ phận Marketing cần phân chia mỗi người theo số công việc được giao. Đối với đặc trưng của sản phẩm chúng ta nên phân chia theo khu vực địa lý.

3.5.2. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu nhu cầu của thị trường được coi là hoạt động có tính chất tiền

đề của công tác kế hoạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, có tầm quan trọng

đặc biệt trong việc xác định đúng hướng phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như trong tương lai. Nếu nghiên cứu thị trường tốt sẽ giúp doanh nghiệp đề

ra những kế hoạch, chiến lược thực hiện đúng với nhu cầu và phù hợp với năng lực của doanh nghiệp hơn.

Qua phân tích thực trạng nghiên cứu thị trường ở phần 2, ta thấy hoạt động nghiên cứu thị trường tại Công ty cho sản phẩm mới chưa được thực hiện hiệu quản, chưa có những bước đi độc lập một cách mạnh mẽ nhất. Và hiện tại, việc nghiên cứu thị trường chỉ đơn thuần là cử nhân viên đi khảo sát khu vực đó mà không có kế hoạch cụ thể chọn những thị trường tiềm năng và kết hợp từ nhiều nguồn phân tích, đánh giá thị trường.

Xét trong mối tương quan với những yêu cầu và thách thức của môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập hiện nay đòi hỏi Công ty phải tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng. Công ty cần coi đây là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn nếu muốn F-color thật sự

định vị được trong tâm trí khách hàng trong thời gian tới vì giai đoạn sản phẩm thâm nhập vào thị trường là một giai đoạn cực kỳ quan trọng đánh dấu sự tiếp tục tồn tại của nó trong tương lai hay không.

Trong thời gian tới Công ty nên kết hợp hai cách thức nghiên cứu là qua sách báo, tạp chí, trang web và nghiên cứu thực tế. Đặc biệt là công tác thực tế cần đẩy mạnh hơn nữa về cả quy mô và nguồn lực. Các mục tiêu cần đạt được:

-Định lượng được quy mô thị trường hiện tại và tương lai.

-Thu thập thông tin về kết cấu khách hàng, thu nhập bình quân của người tiêu dùng, phong tục, thói quen, giá trị thẩm mỹ…

-Xác định được đối thủ cạnh tranh, xác định điểm mạnh và điểm yếu của họ để so sánh với Công ty, chiến lược của đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương

lai.

- Dự báo được những biến động của môi trường kinh doanh có thể xảy ra và xu hướng thay đổi của thị trường trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách Marketing-mix của Công ty Đồng phục F-Color Đà Nẵng (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w