Trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị dự án diễn ra các hoạt động như vận chuyển máy móc, thi công lắp đặt .... Các hoạt động này đều phát sinh ra các chất thải gây ô nhiễm tới môi trường; cán bộ công nhân viên tham gia thi công lắp đặt.
Các nguồn tác động đến môi trường trong giai đoạn này được thống kê chi tiết trong bảng sau:
Bảng 4. 1. Nguồn phát sinh ô nhiễm trong giai lắp đặt thiết bị, máy móc Nhà máy
STT Nguồn phát sinh Các tác nhân
tác động Đối tượng chịu tác
động
Quy mô tác động I Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
1 Hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, trang thiết bị máy móc
Bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển nguyên liệu, trang thiết bị máy móc
- Môi trường không khí khu vực dự án - Cơ sở hạ tầng hai bên tuyến đường vận chuyển
Khu vực thi công lắp đặt thiết bị máy móc
Hoạt động lắp đặt máy móc, thiết bị
-Bụi - Chất thải rắn - Chất thải nguy hại
- Môi trường không khí khu vực dự án - Cản quan khu vực dự án
- Công nhân làm việc tại dự án
Khu vực thi công lắp đặt thiết bị máy móc
Hoạt động sinh hoạt của các cán bộ công nhân
- Nước thải sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt
- Nguồn nước mặt và nước ngầm - Cảnh quan khu vực dự án
- Công nhân làm việc tại dự án
- Môi trường nước mặt khu vực dự án - Môi trường cảnh quan khu vực dự án
II Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
STT Nguồn phát sinh Các tác nhân
tác động Đối tượng chịu tác
động
Quy mô tác động
Hoạt động lắp đặt máy móc, thiết bị -Tiếng ồn, độ
rung - Tai nạn lao động
Công nhân trực tiếp tham gia thi công, các hộ kinh doanh xung quanh khu vực dự án
Môi trường xung quanh khu vực dự án
- Giao thông khu vực Hoạt động sinh hoạt của
các cán bộ công nhân -An ninh trận tự
khu vực - Tệ nạn xã hội
A. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 4.1.1.1. Bụi, khí thải
*Nguồn phát sinh
- Bụi và khí thải như SO2, NOx, CO, dung môi hữu cơ,... phát sinh ra từ ống xả của xe cơ giới vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thiết bị.
- Bụi từ hoạt động quét dọn nhà xưởng.
*Thành phần và tải lượng
a. Bụi và khí thải từ phương tiện giao thông tham gia quá trình vận chuyển:
Các hoạt động trong giai đoạn này là vận chuyển máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất từ khu vực cung cấp đến khu vực dự án. Tuyến đường chính vận chuyển nguyên vật liệu là tuyến đường QL1A.
Việc tính toán tải lượng bụi phát sinh bởi hoạt động vận chuyển phụ thuộc vào khối lượng máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất cần phải vận chuyển. Theo thống
kê khối lượng khối lượng máy móc phục vụ giai đoạn lắp đặt ước tính là 18,57 tấn
(theo danh mục máy móc đã nêu tại chương 1).
Theo Tổ chức y tế Thế giới WHO tải lượng ô nhiễm bụi như sau:
- Tải lượng bụi lan tỏa khi vận chuyển vật liệu rời là: 0,11 kg/tấn.
Từ đây, ta tính được tải lượng bụi phát sinh từ các hoạt động bốc xếp, vận chuyển máy móc, thiết bị. Kết quả được thể hiện ở bảng dưới:
Lượng bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển máy móc, thiết bị là:
18,57 x 0,11 = 2,04 kg Áp dụng công thức mô hình Sutton dựa trên lý thuyết Gausse áp dụng cho nguồn đường, để dự báo, tính toán nồng độ bụi tại một điểm bất kỳ trên tuyến đường vận chuyển. Nghiệm của phương trình được tính cho nguồn thải không liên tục và dài vô hạn khi (X → ), gió thổi vuông góc với bề mặt đường. Phương trình có dạng:
(1)
Trong đó: u
h z h
E z
C
Z
Z Z
− −
+
− +
=
2 2 2
2
2 ) exp (
2 ) exp (
8 . 0
C: Nồng độ bụi trong không khí (mg/m3).
E: Tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s).
z: Độ cao của điểm tính toán (m), trong trường hợp này tính toán tại độ cao mà con người có thể bị ảnh hưởng trung bình là 1,5m.
h: Độ cao của mặt đường và công trường so với mặt đất xung quanh (m), theo thiết kế san nền của Dự án có độ cao trung bình của đường và bề mặt san nền khoảng 0,8m, so với mặt đất xung quanh.
u: Tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s), vào mùa hè với hướng gió chủ đạo là Đông Nam với tốc độ trung bình là 1,5 m/s, mùa đông với hướng gió chủ đạo là Đông Bắc, với tốc độ trung bình là 1,5m/s. Tạo với bề mặt công trường san nền một góc khoảng 90o.
Z: Hệ số khuyếch tán bụi theo phương z (m) là hàm số của khoảng cách X theo phương gió thổi, với độ ổn định khí quyển tại khu vực Dự án là B, nhiệt độ trung bình
mùa hè là 28,5oC, mùa đông là 18,0oC. Z trong trường hợp nguồn đường giao thông thông thường được xác định theo công thức Slade (1968):
Z = 0,53 . X0,73 (2) Với X là khoảng cách của điểm tính so sánh với nguồn thải, tính theo chiều gió thổi (m). Hệ số khuếch tán của bụi được tính toán ở bảng dưới:
Bảng 4. 2. Hệ số khuyếch tán bụi trong không khí theo phương Z
X 5 10 15 20 30 50 80 100 150
Z 1,96 2,85 3,83 4,72 6,35 9,22 12,98 15,28 20,55 Kết quả tính toán nồng độ bụi phát tán trong quá trình vận chuyển theo mô hình Sutton được thể hiện tại bảng:
Bảng 4. 3. Nồng độ bụi phát tán khi bốc xếp tại công trường
Phát tán theo hướng gió chủ đạo
Nồng độ bụi theo khoảng cách (mg/m3)
5m 10m 15m 20m 30m 50m
Đông Nam 1,241 0,266 0,368 0,314 0,108 0,05
Đông Bắc 1,457 0.211 0,102 0,031 0,021 0,04
QCVN 05:2013/BTNMT (Trung bình trong 1 giờ) 0,3 (mg/m3)
Kết quả tính toán cho thấy:
Tại khoảng cách gần nồng độ vượt GHCP theo QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình trong 1 giờ).
Điều đó cho thấy hoạt động vận chuyển máy móc, thiết bị phục vụ dự án gây ô nhiễm bụi tại tuyến đường vận chuyển nếu không có các biện pháp tuân thủ và giảm thiểu bảo vệ môi trường.
Đánh giá tác động của bụi: Như đã tính toán ở trên quá trình hoạt động vận chuyển máy móc, thiết bị của Dự án sẽ gây ô nhiễm bụi tại tuyến đường vận chuyển nếu không có biện pháp tuân thủ và giảm thiểu bảo vệ môi trường. Những tác hại của bụi như sau:
Bụi tùy thuộc vào kích thước hạt có tốc độ khuyếch tán khác nhau. Các hạt bụi lơ lửng có tác dụng hấp thụ và khuyếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm đi độ trong suốt của khí quyển. Với nồng độ bụi trong không khí là 0,1 mg/m3 thì tầm nhìn xa chỉ còn 12 km (trong đó tầm nhìn xa lớn nhất là 36 km, nhỏ nhất là 6 km). Giảm độ nhìn thấy sẽ nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện giao thông.
Bụi gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của thảm thực vật.
Bụi gây tác hại đến sức khỏe con người như gây bệnh hen xuyễn, các bệnh về phổi, mắt,...
Bụi còn gây tác hại làm gỉ kim loại khi không khí ẩm ướt, ăn mòn và làm bẩn nhà cửa, các công trình hạ tầng,… đặc biệt gây tác hại đến thiết bị và mối hàn điện.
b. Bụi do hoạt động lắp đặt máy móc thiết bị
Các máy móc được lắp đặt trong dự án đều là máy dễ vận chuyển, các bộ phận của dây chuyền dễ lắp ghép bằng phương pháp thủ công, không cần sự hỗ trợ của máy cẩu. Do đó bụi phát sinh từ hoạt động này tương đối nhỏ và không ảnh hưởng đến công nhân và môi trường không khí của xưởng.
c. Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động hàn
- Bụi phát sinh trong quá trình hàn: Chủ yếu là bụi kim loại, đặc điểm của loại bụi này là có tỷ khối cao do thành phần chủ yếu là kim loại nên không có khả năng phát tán rộng. Tuy nhiên, bụi kim loại phát sinh từ quá trình hàn tuy có kích thước nhỏ nhưng thường có vận tốc và kèm theo nhiệt nên khi tiếp xức với da có thể gây bỏng.
Vì vậy, việc trang bị bảo hộ cho công nhân nhằm giảm thiểu khả năng tắc động của bụi hàn là một trong những việc cần được chú ý.
- Nguồn phát sinh khí thải từ hoạt động hàn: Trong quá trình cắt hàn các kết cấu thép, các loại hóa chất chứa trong que hàn khi cháy phát sinh ra khói có chứa các chất độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe công nhân lao động.
Bảng sau cho biết nồng độ các chất khí độc trong quá trình hàn điện các vật liệu kim loại. Căn cứ vào khối lượng và chủng loại que hàn sử dụng sẽ dự báo được tải lượng các chất ô nhiễm không khí phát sinh từ công đoạn hàn.
Bảng 4. 4. Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện kim loại
Chất ô nhiễm Đường kính que hàn (mm)
2,5 3,25 4 5 6
Khói hàn (có chứa các chất ô nhiễm khác)(mg/1 que hàn)
258 508 706 1.100 1.578
CO (mg/1 que hàn) 10 15 25 35 50
NOx (mg/1 que hàn) 12 20 30 45 70
Nguồn: Phạm Ngọc Đăng. Ô nhiễm môi trường không khí, Nhà xuất bản khoa học kỹ
thuật, 2004
Khí hàn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới công nhân lao động. Nếu không có các phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp, người thợ hàn khi tiếp xúc với các loại khí độc hại có thể bị những ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nếu nồng độ cao có thể gây nhiễm độc cấp tính.
Với lượng que hàn cần dùng khoảng 100kg ~ 4000 que hàn (ước tính 25g/que hàn) diện tích dự án là 17.074,1m2, chiều cao có thể ảnh hưởng đến người lao động tại dự án là 2m từ đó ước tính được nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh, cụ thể như sau:
Bảng 4. 5. Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn
Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm
(mg/que hàn)
Tải lượng mg/ngày (quá trình hàn trong 30 ngày)
Nồng độ ô nhiễm (mg/m3)
QCVN 05:2013/BTNMT
Khói hàn 706 130 0,004 -
CO 25 80 0,0001 30
NOx 30 50 0,0002 0,2
*Nhận xét:
Tải lượng các chất ô nhiễm này ở mức tương đối lớn, các khí và bụi sinh ra trong quá trình hàn có các ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể con người khi nó xâm nhập vào cơ thể. Quá trình hàn sinh ra các hạt nhỏ li ti bị phát tán vào không khí, tùy thuộc vào
kích cỡ của các hạt này mà thời gian tồn tại của chúng trong không khí và khả năng xâm nhập vào sâu trong cơ thể con người là khác nhau. Lượng khói hàn này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến những ảnh hưởng trực tiếp đến những công nhân hàn và ảnh hưởng gián tiếp đến công nhân, nhân viên làm việc tại công trường. Vì vậy, trong quá trình hàn chủ đầu tư sẽ phối hợp với đơn vị lắp đặt giảm thiểu tác động tới công nhân làm việc trực tiếp.
d. Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động khác - Bụi do hoạt động quét dọn nhà xưởng: Thành phần của nguồn thải loại này chủ
yếu là bụi lơ lửng. Tuy nhiên do thời gian vệ sinh nhà xưởng ngắn (khoảng 1 ngày) nên tác động của bụi tương đối nhỏ.
4.1.1.2. Nước thải a. Nước thải sinh hoạt của công nhân
Dự án không bố trí nấu ăn cho công nhân trên công trường.
*Nguồn phát sinh:
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động vệ sinh cá nhân, rửa tay chân của cán bộ, công nhân.
+ Nước thải từ các khu vệ sinh chứa phân, nước tiểu còn được gọi là “nước đen”.
Trong nước thải dạng này thường chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và gây mùi hôi thối;
hàm lượng các chất hữu cơ (BOD, COD), cặn lơ lửng (TSS), chất dinh dưỡng (N, P) cao. Các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước, gây ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thủy sinh. Các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống dẫn. Chất dinh dưỡng (N, P) gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật thủy sinh.
+ Nước thải từ quá trình rửa tay chân của công nhân viên được gọi là "nước xám" với thành phần các chất ô nhiễm chính là BOD5, COD, chất hoạt động bề mặt (chất tẩy rửa)...
*Lượng phát sinh:
Tổng lượng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của 15 công nhân trong giai đoạn lắp đặt máy móc là 0,68 m3/ngày đêm.
Theo Nghị định 80:2014/NĐ-CP: Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải
sinh hoạt bằng 100% lượng nước cấp sinh hoạt. Như vậy, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn lắp đặt máy móc của dự án là:
0,68 m3/ngày đêm x 100% = 0,68 m3/ngày đêm
*Thành phần:
Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên thi công xây dựng chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh.
Bảng 4. 6. Hệ số các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt
STT Chất ô nhiễm Hệ số phát thải (g/người/ngày)
1 BOD5 của nước thải chưa lắng 65
2 Chất rắn lơ lửng (TSS) 60-65
3 Nitơ của các muối amôni, muối nitrat 8
4 Phốt phát 3,3
5 Clorua 10
6 Chất hoạt động bề mặt 2-2,5
(Nguồn: Bảng 25 của TCVN 7957:2008/BXD - tiêu chuẩn thiết kế về thoát
nước – mạng lưới và công trình bên ngoài)
Từ tải lượng, số lao động và lưu lượng nước thải, ta tính được nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải theo công thức sau:
C = Q
N C0.
Trong đó:
C: Nồng độ chất ô nhiễm, (mg/l) C0: Tải lượng ô nhiễm, (g/ng.ngđ) N: Số công nhân, (15 người) Q: Lưu lượng nước thải (l),
Bảng 4. 7. Nồng độ các chất ô trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng
Chất ô nhiễm Tải lượng
(g/người.ngđ)
Lưu lượng thải m3/ngày
Nồng độ ô nhiễm (mg/l)
QCVN 14:2008/BTMT,
cột B (mg/l)
BOD5 55
0,68
137,4 50
TSS 60 – 65 240,8 – 244,2 100
Nitrat 8 65,44 50
Amoni 8 82,24 10
Phosphat 3,3 32,24 10
Chất hoạt
động bề mặt 2 – 2,5 11,36 – 11,7 10
Nhận xét:
Kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy, nước thải sinh hoạt không được xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn nhiều so với quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT (cột B). Nếu không thu gom và xử lý thì hàng ngày sẽ có một lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường. Đây là nguồn ô nhiễm đáng kể, tác động trực tiếp tới môi trường sống của công nhân và nhân dân quanh khu vực dự án, gây dịch bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường nước dưới đất và nước mặt.
b. Nước mưa chảy tràn
Quá trình lắp đặt máy móc không sử dụng nước và được lắp đặt hoàn toàn trong nhà xưởng nên không phát sinh nước thải và không bị ảnh hưởng bởi nước mưa ngoài trời.
Lượng nước mưa chảy tràn của toàn bộ nhà máy hiện tại được tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn như sau:
Q = q*F*φ (m3/s) Trong đó:
Q: Lưu lượng tính toán (m3/s);
q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha);
F: Diện tích lưu vực thoát nước mưa (17.074,41m2 = 1,71ha);
φ: Hệ số dòng chảy = 0,85 đối với mái nhà, nền đường bê tông Cường độ mưa tính toán được xác định theo công thức:
q = A.(1+C.log (P))/(t+b)n Trong đó:
P: Chu kỳ ngập lụt tức thời, P = 5 năm;
A, b, C, n, t: Đại lượng phụ thuộc đặc điểm khí hậu tại khu vực dự án.
Đối với một trận mưa tính toán, chu kỳ ngập lụt tức thời P= 5; A=5950 ; b= 21;
C= 0,8; n= 0,82 (tham số đặc trưng cho khu vực Ninh Bình) t=1 ngày thì cường độ mưa là:
q = 5.950 x (1+0,8 xlog(5))/(86.400+21)0,82 = 0,83 l/s.ha Vậy lưu lượng nước mưa tại khu vực dự án là:
Q = 0,83 x 1,71 x 0,85 = 1,21m3/s Do nước mưa chảy tràn chủ yếu là nước mưa mái không chứa thành phần ô nhiễm và nước mưa trên sân công nghiệp cuốn theo cành cây, đất cát rơi vãi trên sân.
Lượng nước này sẽ được thoát vào hệ thống thoát nước mặt hiện có của Công ty TNHH Regis đã được xây dựng đầy đủ và kiên cố nên tác động của nước mưa chảy tràn không đáng kể.
4.1.1.3. Chất thải rắn
Nguồn phát sinh chất thải rắn trong giai đoạn này bao gồm:
- Chất thải rắn phát sinh trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong quá trình sinh hoạt của công nhân trên công trường.
a. Chất thải rắn từ quá trình lắp đặt
Máy móc, thiết bị được bọc trong thùng chứa chuyên dụng, cố định 4 chân máy vào pallet chứa bằng gỗ, bao bọc bốn xung quanh bằng xốp... để đảm bảo chất lượng của và hạn chế các sự cố vỡ, sứt mẻ có thể xảy ra. Do vậy, nguồn phát sinh chất thải rắn được xác định từ quá trình tháo dỡ máy móc, thiết bị lắp đặt ra khỏi thùng chứa.
Thành phần: Bao bì carton, nilon, dây buộc, bao dứa, palet bằng gỗ, băng bính, đinh....
- Lượng thải khối lượng máy móc, thiết bị cần lắp đặt tại khu vực nhà xưởng khoảng 18,57 tấn (theo danh mục máy móc đã nêu tại chương 1). Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ quá trình này chiếm khoảng 0,5% khối lượng máy móc, thiết bị lắp đặt: 0,5% × 18,57 tấn = 0,093tấn.
- Tác động: Khối lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này là 0,093 tấn nếu không có biện pháp thu gom phù hợp thì đấy sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường, gây mất mỹ quan khu vực sản xuất.
b. Chất thải rắn sinh hoạt:
Với số lượng công nhân thi công giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị là 15 người làm việc 1 ca 8 tiếng/ngày, thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong ngày khoảng là: 6,45 kg/ngày (định mức 1,2 kg/người/ngày = 0,43kg/người/ca theo QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng). Loại chất thải này có thành phần chính gồm chất hữu cơ (chiếm khoảng 70%), giấy vụn các loại, nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hằng ngày bị hư hỏng,...
Rác thải sinh hoạt có thành phần gồm nhiều chất khó phân hủy (túi nilon, vỏ chai,…) và chất hữu cơ dễ phân hủy gây ra mùi khó chịu, nếu không có biện pháp thu gom xử lý tốt có thể làm ô nhiễm môi trường đất, nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và gây mất mỹ quan tại khu vực nhà xưởng tiêu chuẩn, ảnh hưởng tới đơn vị đang hoạt động xung quanh nhà xưởng. Vì vậy, chủ dự án cần có những biện pháp giảm thiểu phù hợp.
4.1.1.4. Chất thải nguy hại
Trong giai đoạn này chỉ thực hiện lắp đặt trang thiết bị trực tiếp phục vụ sản xuất. Chất thải nguy hại phát sinh bao gồm: giẻ lau dính dầu mỡ (mã số 18 02 01), vỏ hộp dầu (mã số 18 01 03). Tham khảo số liệu tại các dự án tương tự, lượng chất thải nguy hại là 10kg trong suốt quá trình quét dọn nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị.
B. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 4.1.1.5. Tiếng ồn
Trong giai đoạn này tiếng ồn chủ yếu phát sinh do hoạt động hoạt động phương tiện giao thông vận tải và lắp đặt máy móc thiết bị, cố định máy móc thiết bị xuống sàn nhà, cụ thể như: máy bắt vít, máy khoan, hàn đấu nối các thiết bị.
Tham khảo đo tiếng ồn tại các công trình xây dựng tương tự, mức độ gây ồn của một số loại máy được liệt kê trong bảng sau:
Bảng 4. 8. Mức độ tiếng ồn tại điểm cách nguồn gây ồn 1,5n (dBA)
STT Hoạt động/máy hoạt động Mức ồn
1 Máy khoan 87
2 Máy bắt vít 70÷81
3 Xe nâng 82,0 – 94,0
4 Máy hàn điện 76,0 – 87,0
5 Xe ô tô 75,0 – 87,0
QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về tiếng ồn 70 dBA
Qua kết quả trên cho thấy, các thiết bị máy móc khi hoạt động phát sinh tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường không khí xung quanh. Tuy nhiên, quá