ĐIỀU GÌ GÂY RA NHỮNG BẤT THƯỜNG ĐÓ?

Một phần của tài liệu Rối loạn vùng bụng (Trang 24 - 30)

Không ai biết chắc, nhưng œ vài lý thuyết. Chứng ta hãy xem qua một vài lý thuyết trong số đó ngay bây giờ.

Xơ thực phẩm không đủ

Xơ thực phẩm (thức ăn thô) là phần thực phẩm không được tiêu hóa và hấp thu để chuyển thành năng lượng. Xơ thực phẩm gồm bốn nhóm = cellulose, hemicellulose, lignin và pectin. Các thực phẩm tỉnh luyện cao như đường không có xơ thực phẩm. Các thực phẩm có hàm lượng xơ cao gồm ngũ cốc nguyên hột và bột, rễ, rau cỏ, quả hạt và trái cây.

Xơ thực phẩm được nhiều người coi như có ích trong việc phòng ngừa nhiều bệnh như bệnh chi nang, táo bón, viêm ruột thừa, béo phì và đái tháo đường. Nếu dùng thực phẩm có nhiều xơ rất ít bị các bệnh này.

Có một thời gian, các bác sĩ tin rằng nguyên nhân căn bản của IBS là thức ăn kiêng quá ít chất bổ dưỡng, nó cho ta cảm giác là đa số người bị IBS không ăn đủ chất xơ hoặc không uống đủ nước. IBS có ý nghĩ là thật không bình thường, ở những quốc gia nơi bữa ăn kiêng gồm có trái cây, rau cỏ và ít thức ăn tỉnh chế hơn bữa ăn kiêng của những người ở các nước phát triển như ở Singapore, nơi IBS gây ảnh hưởng cho 10% dân số.

Chống lại luận cứ này là những sự việc cho thấy rằng nhiều bệnh nhân bị IBS có những bữa ăn kiêng rất tốt, và những người không bị IBS không thể cải thiện ngay sau khi họ bắt đầu ăn tốt hơn. Hãy xem Chương ð để biết thêm về chất xơ.

Những vấn đề tâm lý

Một số bác sĩ tin rằng vấn đề cơ bản nằm trong nhân cách của người bị IBS, và những vấn đề tâm lý có thể chịu trách nhiệm về những thói quen bất thường của ruột.

Vai trò có thể có của stress và nhân cách được bàn luận ở Chương 4.

Một số bác sĩ tin rằng nhiều vấn đề về IBS có liên quan đến nhân cách của bệnh nhân.

Những vỉ trùng khác thường

Một số bác sĩ tin rằng IBS là do những vấn đề với vi trùng trong ruột già. Có thể là vi trùng của người bị IBS không xử lý chất thải theo cách thông thường. Một số bác sĩ cho rằng vài loại vi trùng tạo ra những độc tố (chất độc do một sinh vật sống sản sinh ra, đặc biệt là chất độc vi

trùng. Trong co thể, độc tố hoạt động như một kháng nguyên và cơ thể tạo ra những kháng thể đặc biệt được gọi là kháng độc tố để trung hòa tác động của chúng) có thể làm hại cho sức khỏe và gây hội chứng mệt tái phát liên tục, nhưng không có đủ chứng cứ.

Một lý do nữa trong lý thuyết này là những triệu chứng của IBS, đôi khi phát triển sau một thời gian uống thuốc kháng sinh. Nhiều người đi tiêm chủng trong thời gian điều trị bằng kháng sinh, và đôi khi không nhanh chóng ổn định được. Những vi trùng “tốt” bình thường có mặt trong ruột già có thể bị những thuốc kháng sinh tiêu diệt cho phép những con vi trùng “xấu” khác tăng lên.

Theo dõi một nhiễm trùng ruột Đôi khi IBS phát triển sau một cơn đau do viêm dạ dày và ruột (nhiễm trùng tiêu chảy) trầm trọng. Vi trùng hay vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đã ra đi từ lâu, nhưng ảnh hưởng của chúng trên ruột vẫn tồn tại, gây ra những triệu chứng của IBS. Điều này được gọi là IBS sau khi bị nhiễm trùng.

Nhiều người cho rằng những triệu chứng của họ có từ lúc bị nhiễm trùng ruột hoặc bị nhiễm độc thực phẩm sau một chuyến đi dài ngày trên biển.

Lý do tại sao điều này xảy ra không rõ ràng. Hai năm gần đây những nhà khoa học cho thấy rằng một số người phát triển IBS sau khi bị nhiễm trùng. Những tế bào lót bên trong ruột bị viêm khi những sinh thiết (những miếng mô sống nhỏ được lấy ra từ một cơ quan hay một phần cơ thể để xét

nghiệm dưới kính hiển vi, sinh thiết là một phương tiện quan trọng để chẩn đoán, nhất là ở các bệnh ung thư) được quan sát dưới kính hiển vi, vấn đề này có thể kéo dài rất lâu.

Nhiều người cho rằng những triệu chứng của họ có từ sau khi bị ngộ độc thực phẩm trong một chuyến đi trên biển.

Không dung nạp thức ăn

Một giả thiết nữa về những điều khác thường là do một số thức ăn kiêng gây ra những co thắt bất thường của ruột.

Xem Chương 6 để biết thêm về những loại không dung nạp thức ăn khác nhau.

THỬ NGHIỆM SÀNG LỌC UNG THƯ RUỘT

Như chúng ta đã thấy ở Chương 1, đa số người lo sợ bị ung thư ruột mặc dù họ không có những triệu chứng mắc bệnh, vì thế cho nên rất dễ để biết được bạn phải lo lắng về điều đó hay không, nếu bạn thấy mình có những rối loạn về đường ruột.

Có những nhân tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột, do đó tốt hơn hết nên kiểm tra cho kỹ. Những nguy cơ đó bao gồm:

- Dị truyền trong gia đình. Những thân nhân như cha, mẹ, anh chị em đã bị ung thư ruột, đặc biệt là khi họ mắc bệnh lúc dưới 70 tuổi. Như thế, nguy cơ sẽ tăng gấp đôi.

Nếu có từ hai thân nhân trở lên bị mắc bệnh, thì nguy cơ sẽ tăng gấp ba. Nếu bạn ở trong trường hợp này, bạn phải

soi kết tràng, một phương cách khảo sát bên trong của toàn thể kết tràng và trực tràng, bằng cách dùng một dụng cụ dây quang học được soi sáng đút vào trong hậu môn và đưa lên cao trong ruột già phối hợp với nhìn, kiểm tra bằng X quang. Nó cho phép lấy được những bệnh phẩm để khảo sát kính hiển vi, bằng cách dùng những kìm có thể uốn vào trong ống soi và lấy ra các polib, bằng cách dùng một thòng lọng nhiệt điện. Soi kết tràng thường được thực hiện nơi người có độ tuổi 50 hoặc nếu thân nhân của bạn còn rất trẻ, khi bạn đến độ tuổi trẻ hơn tuổi của thân nhân lúc người này mắc bệnh 10 năm.

- Thức ăn bạn ăn uào. Chúng ta biết rằng một chế độ ăn kiêng có hàm lượng calcium thấp, trái cây tươi, rau củ và chất xơ tăng thêm nguy cơ ung thư ruột. Một chế độ ăn kiêng có hàm lượng chất béo động vật như thịt tươi sống tăng thêm nguy cơ mắc bệnh.

Không luyện tập và hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ ung thư ruột.

Nếu bạn có những triệu chứng khiến bạn lo âu như có máu trên giấy vệ sinh, bạn nên đến khám bác sĩ đa khoa.

Những xét nghiệm sàng lọc chỉ phù hợp với người không có triệu chứng.

Thử nghiệm sàng lọc là thử nghiệm đơn giản thực hiện trên một số lớn người có vẻ mạnh khỏe để phân biệt những người có một bệnh đặc biệt với những người không có.

DU LIEU THỰC TẾ Thử nghiệm sàng lọc ung thư ruột

Vì bệnh ung thư ruột là một vấn đề khá phổ biến, nên các bác sĩ khuyên nên đi soi kết tràng ở độ tuổi 5O hoặc 10 năm một lần. Nếu có thân nhân mắc bệnh này ở độ tuổi 45 hoặc trẻ hơn, bạn nên ởi soi kết tràng lúc bạn trẻ hơn người thân bị mắc bệnh trẻ tuổi nhất trong gia đình trước 10 năm.

Chương 3

Một phần của tài liệu Rối loạn vùng bụng (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)