ột số người bị IBS cảm thấy những triệu
chứng của họ do những thức ăn đặc biệt gây nên. Nếu bạn tin rằng sự không dung nạp thức ăn tham dự một phần trong những triệu chứng kích thích ruột của bạn, bạn có thể tự chọn một vài thử nghiệm đơn giản, hoặc bạn cần sự giúp đỡ của một bác sĩ hoặc một chuyên gia về dinh dưỡng.
Nhưng trước hết, bạn cần hiểu một số việc căn bản và sự không dung nạp thức ăn.
NHỮNG TRIỆU CHỨNG
Một trong những lý do khiến một số bác sĩ nghi ngờ sự không dung nạp thức ăn là có thật, đó là nhiều triệu chứng đa dạng được nói là từ nó mà có. Những triệu chứng này bao gồm:
e Dau dau.
e Nhức nửa đầu (thiên đầu thống).
e Trầm cảm.
e Lo âu.
e Không tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa).
68
Đưng phù bụng.
Tiêu chảy.
Táo bón.
Viêm khớp.
Đa số bác sĩ thừa nhận rằng đau ở bụng, tiêu chay va sưng phù có thể bộc phát từ những thức ăn khó tiêu hóa hoặc những thức ăn có hóa chất. Càng khó thấy hơn những vấn để như đau đầu, viêm khớp, trầm cảm. Tuy nhiên, có thể nhận ra rằng cam, chocolate và rượu vang đã
có thể đưa đến những cơn nhức nửa đầu cho người dễ bị
ảnh hưởng, và đó là một hình thức của sự không dung nạp thức ăn.
Như vậy, một số người phát triển những triệu chứng bất thường có liên quan đến ăn uống một số thức ăn khác, mà lý do hiện nay chưa được rõ.
KHÔNG DUNG NẠP THỨC ĂN... DỊ ỨNG THỨC ĂN?
Không dung nạp thức ăn không giống như dị ứng thức ăn. Một người không dung nạp thức ăn không dị ứng với thức ăn đặc biệt đó - Tuy nhiên, một số người đặc biệt là trẻ con, bị dị ứng với một số thức ăn.
Không dung nạp thức ăn là tình trạng bệnh nhân không có khả năng dung nạp một loại thức ăn nào đó, biểu lộ bằng nhiều phản ứng có hại.
Dị ứng là một bệnh quá mẫn cảm đối với một loại thức ăn đặc biệt nào đó, có thể có tác động cục bộ hoặc thân thể, có thể đưa đến viêm dạ dày, ruột hoặc tối cực đoan là gây sốc nặng - Dị ứng là
một phản ứng cục bộ. Hiếm hơn nhưng rất nặng là sốc phản ứng, là một phẩn ứng dị ứng toàn thể cực mạnh trong đó số lượng lớn histamine được phóng thích ra, gây nên sưng phù, co thắt các buồng phổi, suy tim, suy sụp hoàn toàn và có khi tử vong. Nó đòi hỏi một sự chữa trị khẩn cấp bằng hình thức chích adrenaline hoặc thuốc kháng Histamine.
Nếu một thành viên trong gia đình bạn bị loại dị ứng này, rất quan trọng là bạn phải biết loại thức ăn nào đã gây ra phản ứng, như thế bạn có thể
tránh được trong tương lai.
Những thành viên trong gia đình phải được tiêm adrenaline cấp cứu, như thế chữa trị kịp thời nếu xảy ra phản ứng một lần nữa.
- Xét nghiệm da.
Tiềm vào da chất protein được bào chế tì những nguyên nhân bị
nghỉ ngờ có dị ứng để phát hiện những thủ phạm có thể có. Loại xét
nghiệm này phải do một bác sĩ thực hiện. Có thể là một bác sĩ đa khoa, một nhà chuyên môn về dị ứng hay một chuyên viên miễn
dịch học.
TÁC ĐỘNG NGƯỠNG
Trong một phản ứng dị ứng, một lượng rất nhỏ thức ăn hoặc hóa chất có thể gây những vấn đề rất lớn, nhưng đó không phải là trường hợp của sự không dung nạp thức ăn.
Những lượng nhỏ thức ăn không gây ra vấn đề nào cả, với
những triệu chứng chỉ xảy ra sau khi một ngưỡng nào đó bị vượt quá.
Ngưỡng trong thần kinh học là một điểm khi một kích thích bắt đầu gây ra đáp ứng, vì vậy nó không do tính nhạy cảm của một hệ thống trong những điều kiện đặc biệt. Một thụ thể nhiệt có đáp ứng khi nhiệt độ chỉ tăng lên hai độ, được gọi là có ngưỡng thấp hơn nhiều so với thụ thể chỉ đáp ứng với thay đổi nhiệt độ tới mức độ hay hơn nữa.
Người không dung nạp chất sữa không bị chuyện gì nếu có một chút sữa trong tách trà hay cà phê. Tuy nhiên, một thức ăn có sữa khuấy thí dụ như kem, có thể chứa nhiều lactose hơn, gây đau bụng, sưng phù và tiêu chảy. Nó vượt quá ngưỡng dung nạp lactose.
Đa số những trường hợp không dung nạp thức ăn, rất khó tìm ra vị trí chính xác.
Một lý do không dung nạp là những chất gây ra những triệu chứng có trong vài loại thức ăn khác nhau. Cho nên một ngưỡng của một cá nhân có thể bị những hỗn hợp thức ăn vượt quá, tất cả những thức ăn có chứa một ít hóa chất nào đó.
Do đó, khó khăn hơn nhiều để thấy một mẫu giữa thức ăn đã ăn và những triệu chứng hậu quả của thức ăn đó, nó cũng có thể mất một lúc lâu để rời những triệu chứng sẽ phát triển; những thứ bạn ăn ngày hôm qua đôi khi có thể là thủ phạm chịu trách nhiệm về những gì bạn cảm thấy ngày hôm nay, khi bạn đã quên rằng bạn đã ăn nó. Càng khó hơn nữa nếu bạn muốn nhớ lại những món bạn đã ăn một tuần qua.
Có thể cũng có những phản ứng không dung nạp thức ăn nghiêm trọng khác nhau, nguyên nhân chưa được rõ, nhưng có thể liên quan đến những nhân tố về ăn uống khác hoặc stress.
NHỮNG HÓA CHẤT GÂY TÁC HẠI
Nhiều người tin rằng có một sự khác biệt lớn giữa các mùi vị là những thức ăn “thiên nhiên” như trái cây và rau, và những thức ăn đã xử lý. Nhưng tất cả những thức ăn đều chứa những hóa chất.
Chúng ta hãy ghi nhớ điều này trong đầu và xem qua vài hóa chất ngoại lai phổ biến, có thể chịu trách nhiệm với sự không dung nạp thức ăn.
Salicylates
Có người bị IBS được cải thiện nếu họ theo một chế độ ăn kiêng có hàm lượng salicylate thấp. Salicylate có mặt trong nhiều loại củ và gia vị. Salicylase được tìm thấy trong hầu hết những loại rau cải từ những loại thuộc cải bắp. Vô khoai tây có chứa hàm lượng salicylate cao, nhưng củ thì không có. Aspirin cũng là salicylate. Dùng quá liều aspirin hoặc các hợp chất có chứa salicylate khác cũng bị nhiễm độc salicylate; các triệu chứng chính của nhiễm độc là nhức đầu, choáng váng, ù tai, rối loạn thị lực, nôn và trong trường hợp nặng: mê sảng và trụy tim.
Aspirin có thể gây ra nhiều vấn đề. Phát triển thành hen suyễn, nghiêm trọng đe dọa mạng sống nơi một số người.
Amines
Một số người có vẻ nhạy cảm với những chất amines, những chất táo vị nồng cho nhiều thức ăn bao gồm phó mát và chocolates. Chúng có mặt trong nhiều gia vị. Khi thức ăn chín, lượng amines tăng.
Sulphites Những hợp chất sulphur (lưu huỳnh) thường được thêm vào các thức ăn và rượu (đặc biệt là rượu trắng) để bảo quản chúng. Nhóm những chất thêm vào thức ăn bao gồm sodium metabisulphite, có thể gây đau bụng và tiêu chảy cho một số người. Trái cây khô nhập từ nước ngoài vào thường chứa một hàm lượng sulphur dioxide cao. Sulphur có thể gây những cơn suyễn cũng như những vấn đề về
ruột.
DỮ LIỆU THỰC TẾ
Monosodium glutamate (MSG)
Trong tâm trí của nhiều người, MSG được thêm vào những thức ăn của châu Á - vì nó thường được sử dụng để tạo hương vị.
Tuy nhiên, MSG là một hóa thực phẩm được tìm thấy một cách tự nhiên.
Nhiều nhà hàng tuyên bố rằng họ sử dụng thức ăn không có “thêm” MSG, nhưng họ không thể nói rằng hoàn toàn không có MSG, vi trong tat cả sản phẩm tươi đều có MSG ở một mức độ nào đó.
Sorbitol va Fructose
Một số trái cây chứa đường có thể gây ra những triệu chứng như không dung nạp lactose trong một số ít người.
Hai trong những chất đường này là sorbitol và fructose.
Sorbitol đôi khi được sử dụng để làm ngọt hơn trong kẹo cao su hoặc kẹo que, và cũng có hàm lượng cao sorbitol trong quả lê và đào.
Nếu lượng Sorbitol được tiêu thụ vừa đủ, nhiều người sẽ vượt quá ngưỡng dung nạp của họ và phát triển những triệu chứng. Fructose là một loại đường được tìm thấy trong trái cây, trẻ con thường bị tiêu chảy sau khi uống nước trái cây ép, do lượng của cả hai sorbitol và fructose cao.
Tốt hơn hết nên loại bỏ nước trái cây ra khỏi chế độ ăn kiêng trong hai tuần lễ nếu con của bạn thường đi ngoài với phân lỏng.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA MỌI NGÀY
Thảo luận về sự không dung nạp thức ăn tập trung trên những hóa chất với những tên ngoại lai như amines và salicylates, hoặc những phụ liệu cho thức ăn chỉ được nhận ra bằng những con số có thể làm cho toàn bộ lĩnh vực này trở nên rất phức tạp. Tuy nhiên, ngoài những vấn đề kỹ thuật, trong cuộc sống thường ngày, có một số những nguyên nhân thông thường của sự không dung nạp thức ăn, xét ra cũng có giá trị nếu như bạn có kinh nghiệm về những vấn đề đó.
Chất xơ
Một số người không thể dung nap quá nhiều chất xơ hoặc một số loại chất xơ nhất định. Lời than phiền thường nhất là đau bụng, sưng phù và đầy hơi quá.
Chất bột Một số người đáng kể bị IBS cho biết rằng họ cảm thấy khá hơn nếu họ tránh ăn những thức ăn có chứa bột như bánh mì. Khác với bệnh tiêu chảy mỡ, đó là một dị ứng nặng với gluten - Tốt hơn hết nên nhịn ăn bánh mì một tuần lễ để xem những triệu chứng có giảm và bạn có cảm thấy khá hơn không.
Nếu bột là vấn đề của bạn, tốt hơn hết nên nhịn ăn
bánh mì một tuần xem bạn có cảm thấy khá hơn không.
Những sản phẩm có sữa
Nhiều người trên trái đất không dung nạp lactose và phát triển những triệu chứng như IBS nếu họ uống sữa.
Xem Chương 8 để biết thêm thông tin.
Cà phê
Các nhà khoa học đã cho thấy rằng cà phê có thể gây ra co thất đại tràng và trực tràng. Đây có thể là lý do người ta đi thẳng vào phòng vệ sinh sau tách cà phê buổi sáng, nhưng không có hại gì cả. Những người khác bị buồn nôn và bị ợ chua hay ợ nóng sau khi uống cà phê.
Chất béo Nhiều người cảm thấy khó chịu nếu họ ăn nhiều chất béo. Họ than phiền nó tác động trên túi mật của họ, nhưng
thật ra thức ăn có nhiều chất béo không phải là một chất tác động của những vấn đề về túi mật, và có thể xảy ra trong IBS. Chúng ta càng lớn tuổi hơn, chất béo càng có khả năng gây ra rối loạn tiêu hóa và ợ nóng. Cá và khoai tây rán không được hoan nghênh lắm.
Những thức ăn có nhiều gia vị
Món càri Ấn Độ nổi tiếng gây ra tiêu chảy, nhiều người cũng bị (nhưng ít nặng hơn) thay đổi thói quen của ruột nếu họ ăn các món Thái hoặc các món ăn có nhiều gia vị khác.
Những thứ rau sản sinh ra chất ga
Đánh rắm là thường và tự nhiên, nhưng nhiều người cảm thấy mình đánh rắm nhiều một cách bất thường, cho rằng đó là một vấn đề. Bạn hãy ngưng không ăn cải bắp, đậu và đậu lăng.
Trái cây khô cũng thường gây đầy hơi và sưng phù - Mận và đào khô thường là thủ phạm. Đó không phải là dấu hiệu của bệnh, chỉ là một hoạt động thông thường của cuộc sống.
DỮ LIỆU THỰC TẾ Những khu vực cấm Chỉ có một cách chính xác để chẩn đoán sự không dung nạp thức ăn, và đó là theo một chế độ ăn kiêng để loại bỏ. Các bác sĩ đôi khi đề xuất những phương pháp được mô tả sau đây. (Tuy nhiên, những phương pháp này làm tiêu phí thời gian và tiền bạc, cho những kết
quả không chính xác và sai hướng). Chúng được liệt kê ra đây để cảnh báo.
- Những xét nghiệm máu tươi.
Một mẫu máu nhỏ được lấy từ một mũi kim chích trong đầu ngón tay. Bệnh nhân có thể được mời xem qua kính hiển vị,
nhằm cho thấy là bạch cầu của họ “đang tấn công” một chất lạ,
được cho rằng đó là tác nhân gây ra sự không dưng nạp, cho dù
đó là chất gì.
Phương pháp này cũng bị than phiền khi được dùng để chẩn đoán nấm candida, nó hoàn toàn không đáng tin cậy.
- Những mẫu tóc.
Một mẫu tóc nhỏ được phân tích, được khẳng định
nhưng không chứng minh được thức ăn là thủ phạm gây ra những triệu chứng. Xét nghiệm này không có chút cơ sở khoa học nào cả.
- Chích lên da để xét nghiệm.
Những protein nhỏ trích ra từ những thức ăn nhất định được chích vào da. Nếu chỗ da bị chích đỏ lên, được cho biết đó là dấu hiệu có sự không dung nạp thức ăn.
Trong khi những xét nghiệm trên da đôi khi rất cần để khám phá nguyên nhân của những phản ứng dị ứng, xét nghiệm này không đúng đối với những sự không dung nạp thức ăn.
Không nghi ngờ rằng có những phương pháp chẩn
đoán không dung nạp thức ăn khác không đáng tin cậy.
Như đã nói ở trên, phương pháp chính xác nhất là theo chế độ ăn kiêng loại bỏ, và điều này sẽ được thảo luận ở chương sau.
BA CAU CHUYEN
Một trong những lời than phiền nhất của những người không dung nạp thức ăn là họ bị đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn ở nhà hàng. Lý do khá đơn giản - Ở các nhà hàng chúng ta có khuynh hướng ăn nhiều hơn ở nhà, và thức ăn có khuynh hướng chứa nhiều chất béo và có gia vị nhiều hơn. Như là một nguyên tắc chung, những gia vị làm cho thức ăn thơm và ngon hơn sẽ có nhiều hóa thực phẩm hơn. Thêm một vài ly rượu cố chứa amines, salicylate và những chất bảo quản; thế là bạn có thể có một đêm rất khó chịu. Đây là những thí dụ của những tác động mà thức ăn có thể gây ra.
HƯỚNG DẪN VỀ NHỮNG THỨC ĂN CÓ THỂ GÂY RA NHỮNG VẤN ĐỀ
Nhiều thức ăn chứa một hỗn hợp những hóa chất khác nhau, vì thế cho nên không dễ nói một cách chính xác hóa chất nào là thủ phạm khi bạn bị những rối loạn với một loại thức ăn đặc biệt. Cũng quan trọng để nhớ rằng, lượng hóa chất chứa đựng trong một thức ăn bị ảnh hưởng bởi độ chín và thời gian nấu chín. Nhiều trái cây và rau có nhiều hóa chất ở bên dưới lớp vỏ, vì thế bạn có thể hạn chế lượng hóa chất bằng cách gọt vỏ khoai tây hoặc trái lê.
Đây là một số thông tin chung và thông thường, có thể giúp cho bạn quyết định thứ gì gây ra vấn đề.
Như một nguyên tắc chung, nếu bạn nhạy cảm, bạn sẽ có ít rối loạn khi bạn ăn những thức ăn tươi không xử lý - và đây là một nguyên tắc tốt cho mọi người.
NHỮNG THỨC ĂN CÓ AMINES CAO
Những loại thịt được bảo quản - thịt hun khói, gà hun khói, thịt lợn muối, xúc xích.
Cá - cá ngừ (amines cao hơn nếu là cá ngừ đóng hộp), cá trích, cá khô muối và hun khói, cá hồi.
Lòng - gan, thận, óc, lưỡi Canh miso Nhat Ban.
Chocolate. Tương đậu nành.
Phó mát.
NHỮNG THỨC ĂN CÓ SALICYLATES CAO Nước trái cây ép. Nước ngọt không rượu.
Trà. Quả bạch.
Trà bạc hà. Anh đào.
Táo. Dưa hấu.
NHỮNG THỨC ĂN CÓ CẢ SALICYLATES VÀ AMINES CAO
Trái bơ. Cà chua.
Kiwi. Mâm xôi.
Chanh. Thịt nướng.
Thơm (khóm). Cà tím vú dê.
Bông cải trắng. Mận.
Bắp cải xanh. Rượu.
Nấm. Dầu ôliu.
Nho.
NHUNG THUC AN CO MSG CAO
Nước sốt. Bột cà.
Sét ca. Nấm.
Nước tương. Thức ăn ở nhà hàng.
Tương đậu nành. Thịt muối.