CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4. So sánh các mô hình
Thông qua việc tổng hợp lý thuyết về các mô hình phát triển phần mềm, kết hợp với ý kiến chuyên gia (Cao Đại Ân, Global CyberSoft Vietnam) trong ngành Công nghệ thông tin (CNTT), các tạp chí và sách báo chuyên ngành cùng với kinh nghiệm cá nhân hoạt động trong thời gian dài (6 năm) trong cùng lĩnh vực, bảng so sánh các mô hình sau đây nhằm tóm tắt lại những ưu, nhược điểm của từng mô hình, đồng thời cũng giới thiệu sơ lược về phạm vi và lĩnh vực ứng dụng phù hợp.
Bảng 2.2.So sánh các mô hình (1)
Mô hình Ưu điểm Nhược điểm Ứng dụng
Mô hình Waterfall
Trình tự các chuỗi công việc rõ ràng, tài liệu thiết kế đầu vào và đầu ra rõ ràng
Yêu cầu khách hàng phải được làm rõ ngay từ đầu.
Quá trình kiểm thử nằm ở giai đoạn cuối nên có nguy cơ bị bỏ qua trong trường hợp trễ hạn. Nhiều rủi ro thường xảy ra vào giai đoạn gần hoàn thành sản phẩm. Chi phí thay đổi cao, đáp ứng chậm.
Các dự án có mức rủi ro thấp, ít thay đổi yêu cầu.
Đội ngũ phát triển phần mềm hiểu rõ các bước trong mô hình
Mô hình chữ V
Quá trình kiểm thử được thực hiện song song với phân tích, thiết kế và hiện thực hóa.
Giống mô hình waterfall Giống mô hình
waterfall
Mô hình mẫu
Người sử dụng sớm hình dung ra chức năng và đặc điểm của hệ thống.
Cải thiện sự liên lạc giữa nhà phát triển và người sử dụng.
Có thể mẫu không thể hiện hết yêu cầu của khách hàng, gây ra hiểu không chính xác về sản phẩm.
Mẫu được thiết kế nhanh nên có thể không phân tích kỹ yêu cầu, dẫn đến sự khác biệt giữa yêu cầu và sản phẩm mong muốn
Hệ thống chủ yếu dựa trên giao diện người dùng (GUI)
Khách hàng, nhất là người sử dụng cuối, không thể xác định rõ ràng yêu cầu.
Bảng 2.3.So sánh các mô hình (2)
Mô hình Ưu điểm Nhược điểm Ứng dụng
Mô hình tiến hóa
Tái sử dụng mẫu.
Một phần chương trình có thể được hiện thực trong quá trình phân tích yêu cầu và thiết kế hệ thống.
Tính chặt chẽ, minh bạch của qui trình kém.
Làm chậm quá trình phân tích yêu cầu.
Dự án cần chu kỳ phát triển ngắn.
Đội ngũ phát triển không quen thuộc với lĩnh vực của dự án.
Mô hình RUP
Giảm rủi ro. Những yêu cầu quan trọng thường được phát triển và chuyển đến khách hàng sớm.
Nhiều phiên bản, phiên bản sau được rút kết từ kinh nghiệm trong phiên bản trước.
Chi phí cao.
Có nhiều rủi ro về mặt kỹ thuật.
Hệ thống lớn được phát triển trong thời gian dài, khách hàng cần triển khai sớm một số phần của hệ thống.
Đội ngũ phát triển quen thuộc với lĩnh vực dự án.
CMMI Giảm rủi ro qua cải tiến
qui trình, yêu cầu trong từng giai đoạn chặt chẽ.
Sản phẩm dễ chuyển giao và đảm bảo đúng hẹn với khách hàng dựa trên rất nhiều tài liệu liên quan đi cùng và kế hoạch thực hiện được quản lý rất chặt chẽ.
Chi phí đánh giá cao.
Chi phí vận hành cao.
Thời gian phân bổ cho việc ghi tài liệu nhiều.
Giảm tính linh hoạt trong các dự án.
Hệ thống lớn được phát triển trong thời gian dài.
Phù hợp trong lĩnh vực gia công (outsourcing).
Đội ngũ nhân viên được phân cấp rõ ràng, có chuyên môn trong từng cấp.
Bảng 2.4.So sánh các mô hình (3)
Mô hình Ưu điểm Nhược điểm Ứng dụng
Agile Khả năng thích ứng rất cao trước những
thay đổi yêu cầu. Rủi ro thấp do được quản lý tốt qua từng Sprint. Thời gian tương tác giữa các bên liên quan được rút ngắn do tương tác trực tiếp. Giảm thiểu nhu cầu phát sinh tài liệu trong quá trình hiện thực hóa nếu không cần thiết.
Khách hàng dõi theo những bước phát triển của sản phẩm mình yêu cầu thông qua việc chuyển giao liên tục các module qua từng Sprint.
Yêu cầu đội ngũ phát triển phải có kinh nghiệm.
Thời gian cần cho các tài liệu trong quá trình dự án đang được phát triển khá lâu.
Các dự án vừa và nhỏ (số lượng thành viên trong nhóm từ 10-12 người), thời gian phát triển ngắn.