Kế hoạch ứng dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng quy trình phát triển phần mềm linh hoạt để nâng cao hiệu quả trong quản lý dự án phần mềm tại công ty cổ phần VNG (VNG Corporation) (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG CÔNG TY CỔ PHẦN VNG

4.2. Kế hoạch ứng dụng

Thời gian ứng dụng: Hai tháng, từ tháng 01/2012 đến tháng 03/2012

Giới thiệu dự án ứng dụng thử nghiệm

Dự án được đưa vào ứng dụng thử nghiệm là dự án SGN (Social Gaming Network – phase 2): cung cấp các tính năng về user profile, tra cứu thông tin sản phẩm sử dụng, liên kết bạn bè giữa các lĩnh vực ứng dụng, giới thiệu sản phẩm qua liên kết bạn bè, mô tả các hoạt động bạn bè, tạo ra cộng đồng cùng sử dụng các sản phẩm của công ty.

Liệt kê các yếu tố của dự án ứng dụng thử nghiệm trên cơ sở các yếu tố quyết định quan trọng trong ứng dụng Agile (đã phân tích ở trên)

-Mức độ rủi ro thấp: Dự án ứng dụng thử nghiệm là dự án kết hợp các sản phẩm hiện có của công ty, qua đó tạo nên cộng đồng người sử dụng.

Xét đến mức độ rủi ro thì dự án này có rủi ro thấp.

-Thành viên nhóm có kinh nghiệm: Dự án thử nghiệm gồm 5 thành viên với trình độ chuyên môn đều ở mức tốt nghiệp Đại học chuyên ngành CNTT, trong đó có 4 vị trí là Software Engineer và 1 vị trí là Senior Software Engineer, 3 thành viên có kinh nghiệm 5-6 năm trong cùng lĩnh vực, 2 thành viên còn lại có 1 năm kinh nghiệm.

-Yêu cầu thay đổi thường xuyên: Đây là dự án tạo nên sân chơi mới cho các thành viên của các sản phẩm của công ty, do đó, yêu cầu về các chức năng phát triển luôn thay đổi từ điểm sơ khai ban đầu nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng của khách hàng.

-Kích thước nhóm nhỏ, các thành viên làm việc cùng một địa điểm: Tổ chức

nhóm với kích thước 5 người, tập trung tại cùng một dãy bàn giúp cho các thành viên trong nhóm liên kết tốt, gắn bó cả trong và ngoài dự án.

-Văn hóa công ty tự do, không yêu cầu trật tự: Nhóm dự án được hình thành

từ những thành viên trong công ty, đều có điểm chung về văn hóa

“không ưa thích sự trật tự”. Mỗi thành viên đều có những cá tính riêng, có nhiều sáng tạo trong các sản phẩm.

Các hoạt động cần hướng tới để đạt yêu cầu ứng dụng Agile

- Training nhân viên

Nhân viên đa phần đã trải qua các qui trình phát triển phần mềm truyền thống và chuẩn CMMI nên khá cứng nhắc trong khâu tài liệu trước và sau quá trình phát triển ứng dụng, vì vậy, để tương thích với cách vận hành mới theo Agile, mỗi thành viên trong nhóm cần phải tuân thủ theo tính kỷ luật, cũng như biết cách xác định các phần quan trọng, các tài liệu quan trọng nào bắt buộc và không bắt buộc.

- Thiết lập thói quen

Thói quen cũ của các thành viên về dự án: cần có yêu cầu rõ ràng từ phía khách hàng hoặc các bản thiết kế chi tiết trước khi bắt tay vào công việc, bắt buộc phải loại bỏ, thay vào đó là phong cách phản ứng nhanh, liên lạc khách hàng trực tiếp thường xuyên, nắm rõ sự thay đổi yêu cầu từ phía người dùng và mức độ phổ biến của tính năng cần phát triển trên cộng đồng người sử dụng.

Thay đổi việc họp từ ít cuộc họp (nhưng nội dung nhiều) ở phương pháp truyền thống sang daily meeting (họp hằng ngày với nội dung ngắn, còn gọi là họp đứng – nhằm tránh kéo dài thời gian họp, không đúng tính chất của Agile), qua đó nắm bắt các vấn đề hiện hành của dự án để có hướng khắc phục và cập nhật tình hình kịp thời.

Tính tự chủ trong công việc cũng cần thay đổi từ thói quen nhận yêu cầu chi tiết của Leader sang thói quen tự phân tích, thiết kế chi tiết các tình huống của phần mình đảm nhận. Mỗi thành viên cần thiết phải coi mình là một nhà phát triển phần mềm hơn là một người lập trình.

- Thiết lập KPI

Để công việc trôi chảy, khen thưởng và khiển trách đúng lúc, đúng người, nhóm dự án cũng cần đưa ra các tiêu chí, thiết lập các mục tiêu cá nhân cần đạt được trên khía cạnh dự án (đây cũng là một phần trong quá trình thiết lập KPI hàng năm của công ty nhằm đánh giá kết quả làm việc và năng lực chuyên môn từ phía nhân viên, dùng cho việc khen thưởng, định hướng nghề nghiệp).

Việc thiết lập KPI cho từng thành viên dựa trên phần công việc được cam kết hoàn thành qua các cuộc họp. Mỗi thành viên trong dự án thử nghiệm đều phải cam kết hoàn thành chức năng của mình, ngoài ra, các KPI về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, cải thiện giao tiếp và hỗ trợ dịch vụ khác cho các bộ phận liên quan cũng được thiết lập cụ thể cho từng cá nhân thông qua KPI của công ty trong cả năm.

Đưa ra các tiêu chí đánh giá kết quả

Vì là dự án mang tính nội bộ, kích thích sự tham gia và liên kết khách hàng từ nhiều sản phẩm, dịch vụ khác của công ty, nên việc đánh giá sự thành công của dự án cũng cần thông qua những chỉ tiêu đo lường được sử dụng trong các dự án tại công ty như sau:

CCU (Concurrent Users) – Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty trong cùng một thời điểm - là con số định lượng cơ bản trong việc đánh giá này. Tại thời điểm thực hiện phase này, dự án hướng tới việc tích hợp với hệ thống Gunny đang được rất nhiều người sử dụng, cũng là một sản phẩm thành công của công ty. Việc đếm số thành viên người dùng sử dụng Gunny sau khi dự án đưa vào hoạt động, dựa trên thông tin thống kê từ hệ thống.

Ngoài ra, số lượng người dùng mới và thời gian sử dụng sản phẩm gia tăng từ phía người dùng cũ cũng là điều kiện quyết định thành công của dự án.

Thông số này từ thống kê của hệ thống ứng dụng.

Về phía khách hàng trực tiếp, phần trăm công việc ở khâu vận hành giảm đồng nghĩa với việc dự án đã giúp giảm chi phí vận hành web ở mục tương tự, sự kết hợp hài hòa với sản phẩm đang có cũng là yếu tố thành công của dự án.

Thông số này được xác định qua so sánh với dự án tương đương trước đây.

Chất lượng sản phẩm cuối cùng (qua những lần thay đổi nhanh trong quá trình phát triển cũng như vận hành) được thể hiện qua sự hài lòng ở phía khách hàng nội bộ về thành quả của dự án.

Các nhận xét (feedback) từ phía các diễn đàn sản phẩm của công ty cũng cho thấy được mức độ hài lòng từ khách hàng cuối.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng quy trình phát triển phần mềm linh hoạt để nâng cao hiệu quả trong quản lý dự án phần mềm tại công ty cổ phần VNG (VNG Corporation) (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)