Nhận diện và phân tích giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng quy trình phát triển phần mềm linh hoạt để nâng cao hiệu quả trong quản lý dự án phần mềm tại công ty cổ phần VNG (VNG Corporation) (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG CÔNG TY CỔ PHẦN VNG

3.5. Nhận diện và phân tích giải pháp

Vượt lên nhiều qui trình phát triển phần mềm trước đây, CMMI (Capability Maturity Model Integration) là qui trình phát triển phần mềm được xem là hoàn thiện nhất, là mục tiêu hướng đến của các doanh nghiệp phần mềm trong và ngoài nước. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Long, Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam, chi phí và thời gian để triển khai và cấp chứng nhận cho doanh nghiệp đạt chuẩn CMMI lại rất cao (có thể lên tới cả trăm ngàn USD) và tốn nhiều

thời gian, ngoài ra, chi phí để thiết lập các tài liệu của một dự án theo CMMI là rất lớn và tốn nhân lực để hoàn thành việc này. Như vậy, dù được xem là giấy thông hành của các doanh nghiệp trong nước để hoạt động trên thị trường phần mềm quốc tế, nhưng chứng nhận CMMI lại không phải dễ dàng có được, nói cách khác, CMMI chỉ phù hợp cho những công ty lớn, hoạt động trong lĩnh vực gia công phần mềm là chủ yếu.

Bộ phận phát triển phần mềm ứng dụng web của công ty VNG chủ yếu phát triển các sản phẩm phục vụ cho chính mình, theo định hướng phát triển chung của công ty. Các sản phẩm của bộ phận cung cấp khác với các sản phẩm của dự án phần mềm gia công ở yếu tố đánh giá dự án, trong khi các dự án gia công đòi hỏi rất nhiều và rõ ràng về các tài liệu liên quan trước khi hiện thực hóa bản thiết kế để cho ra sản phẩm như cam kết, thì các dự án của bộ phận đặt yếu tố này ở mức không quan trọng, thay vào đó, sự phát triển sản phẩm nhanh, chất lượng tốt, đáp ứng chính xác những gì công ty mong muốn được đưa lên làm mục tiêu hàng đầu cần phải đạt được.

Ở các dự án gia công theo qui trình CMMI thì việc thay đổi yêu cầu trong quá trình hiện thực hóa được xem là rủi ro, phá vỡ cấu trúc thiết kế và tăng chi phí dự án, vì vậy, hầu hết các thay đổi (change request) được đưa vào điều khoản tăng thêm và phải qua đàm phán, xem xét kỹ lưỡng mới tiến hành thực hiện. Ngược lại, các dự án của bộ phận phát triển phần mềm web của công ty VNG luôn phải tiếp nhận rất nhiều thay đổi từ khâu tiếp nhận yêu cầu, đến khâu phân tích và thiết kế hệ thống và cuối cùng là ở khâu lập trình, thậm chí, nhiều dự án còn phải thay đổi sau khi sản phẩm đã xuất bản ra thị trường. Ngoài ra, chất lượng dự án tại bộ phận cũng không chỉ dừng lại ở mức độ bàn giao đúng thời gian cam kết, mà còn thể hiện qua quá trình sử dụng, sự hài lòng của người dùng cuối và trên hết là đáp ứng tốt nhiều thay đổi từ phía khách hàng nội bộ.

Qua những điểm phân tích ở trên cho thấy qui trình CMMI không phù hợp với các dự án tại bộ phận phát triển phần mềm web của công ty VNG. Nhu cầu

cần có một qui trình phát triển phần mềm phù hợp, thúc đẩy quá trình phát triển của bộ phận nói riêng và của công ty nói chung được xem là nhu cầu rất cần thiết lúc này. Mô hình thác nước đã quá lỗi thời, hay nói cách khác là không còn phù hợp nữa với các dự án hiện tại, sự phát triển của nhiều qui trình phát triển phần mềm với những điểm mạnh riêng, cải tiến những khuyết điểm của người tiền nhiệm, cũng làm tăng thêm sự lựa chọn cho bộ phận. Tuy nhiên, qui trình nào cũng có những hạn chế của riêng nó, vì vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng một qui trình phù hợp với tình hình hiện tại của bộ phận không phải là vấn đề dễ dàng giải quyết. Đề tài được thực hiện với mong muốn giải quyết những vấn đề trên tại bộ phận phát triển phần mềm ứng dụng web qua việc tìm hiểu qui trình phát triển phần mềm linh hoạt Agile, có nhiều nội dung trong bước đầu tìm hiểu đáp ứng tốt những gì mà bộ phận đang đề ra.

CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG AGILE TRONG CÁC DỰ ÁN PHẦN MỀM TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN VNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng quy trình phát triển phần mềm linh hoạt để nâng cao hiệu quả trong quản lý dự án phần mềm tại công ty cổ phần VNG (VNG Corporation) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)