Phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát huy nội lực đi đôi với tranh thủ tối đa các nguồn ngoại lực; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế
của tỉnh; tích cực thu hút đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi để các dự án lớn sớm triển khai trên địa bàn tỉnh; tiếp trục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu
quả và bền vững. Gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chủ động đối phó với biến đổi khí hậu và phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của thiên tai; quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, giữ
vững ổn định chính trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu xây dựng Bình
Định trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực Miền Trung.
1.2. Quan điểm sử dụng đất
- Hạn chế thấp nhất việc chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp.
- Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người sử dụng đất và cộng đồng.
- Sử dụng đất phù hợp với điều kiện sinh thái tự nhiên, theo lợi thế so sánh, không áp đặt thiên nhiên theo ý muốn chủ quan để tránh đầu tư quá tốn kém nhưng không hiệu quả.
- Thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục tiêu:
nông - lâm kết hợp, nông - lâm - ngư, nông - lâm và dịch vụ,... Quản lý lưu vực để
bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ vững cân bằng sinh thái. Phát triển cây lâu năm có giá trị thương mại cao. Áp dụng quy trình và công nghệ canh tác thích hợp theo từng vùng, đơn vị sinh thái và hệ thống cây trồng.
- Tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất. Cụ thể, có các hoạt động chính: sử dụng dữ liệu có liên quan đến khí hậu, đánh giá tiềm năng đất đai và các rủi ro biến đổi khí hậu có thể gây ra, đánh giá về mặt môi trường đối với các phương án quy hoạch nhằm xem xét các tác động của phương án quy hoạch tới khí hậu và ngược lại, đánh giá nhu cầu bố trí đất đai cho các công trình sản xuất năng lượng tái tạo.
- Duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt trạng thái rừng ở rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên. Kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng với khai thác để thúc đẩy phát triển kinh tế rừng.
- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với nhiệm vụ bồi bổ, tái tạo, làm tăng độ phì cho đất, chống suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; gắn lợi ích kinh tế với bảo
vệ môi trường, bảo đảm sử dụng đất bền vững lâu dài. Ngoài ra việc khai thác sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo vấn đề quốc phòng an ninh, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
1.3. Định hướng sử dụng đất theo các khu chức năng
- Khu sản xuất nông nghiệp:
Ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa nước theo chỉ tiêu phân khai của Chính phủ.Theo đó ưu tiên phát triển trồng lúa và ổn định đất trồng lúa tại các khu
vực hưởng lợi từ các công trình thuỷ lợi của tỉnh. Đối với các vùng gò đồi, bán sơn địa, địa hình dốc thoải, có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp thì ưu tiên phát triển cây trồng lâu năm hoặc phát triển đồng cỏ, trang trại chăn nuôi tập trung. Theo đó:
+ Khu vực sản xuất lúa nước: tập trung chủ yếu ở các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn.
+ Khu vực sản xuất cây hàng năm khác: tập trung chủ yếu vùng đất bồi ven sông và đất đồi thoải thuộc các huyện: Phù Mỹ, Tây Sơn, Phù Cát, Vĩnh Thạnh,…
+ Khu vực sản xuất cây lâu năm: tập trung chủ yếu tại địa bàn các huyện:
Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Vân Canh,…
- Khu lâm nghiệp:
Phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng theo quy hoạch 3 loại rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đối với các vùng đất cao, độ dốc trên 25o được ưu tiên phát triển lâm nghiệp
+ Vùng rừng đặc dụng: Tập trung chủ yếu tại địa bàn huyện An Lão, Phù Cát, Vĩnh Thạnh và thành phố Quy Nhơn.
+ Vùng rừng phòng hộ: Phân bố trải khắp địa bàn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong đó tập trung nhiều nhất ở địa bàn các huyện: Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Vân Canh, An Lão, Tây Sơn và Phù Cát.
+ Vùng rừng sản xuất: Phân bố trải khắp địa bàn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong đó tập trung nhiều nhất ở địa bàn các huyện: Vân Canh, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Phù Cát và An Lão.
- Khu bảo tồn thiên và đa dạng hoá sinh học:
Tỉnh Bình Định có 04 Khu bảo tồn thiên nhiên (01 Khu dự trữ thiên nhiên và 03 Khu bảo vệ cảnh quan) do UBND tỉnh quản lý, được thành lập trước khi Luật Đa dạng sinh học năm 2008 có hiệu lực. Cụ thể:
+ Khu dự trữ thiên nhiên An Toàn (xã An Toàn, huyện An Lão) có mức độ và giá trị đa dạng sinh học cấp Quốc gia.
+ 03 Khu bảo vệ cảnh quan có mức độ và giá trị đa dạng sinh học cấp địa phương gồm: Khu bảo vệ cảnh quan Núi Bà (huyện Phù Cát); khu bảo vệ cảnh quan vườn cam Nguyễn Huệ (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh) và khu bảo vệ cảnh quan Quy Hòa - Ghềnh Ráng (phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn) với diện tích.
Theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, thì trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 sẽ bổ sung thêm khu Bảo tồn loài và sinh cảnh tại đầm Trà Ô.
- Khu kinh tế:
Khu kinh tế của tỉnh được xác định gồm khu kinh tế Nhơn Hội và khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Becamex Bình Định thuộc địa bàn các huyện Vân Canh, Tuy Phước, Phù Cát và thành phố Quy Nhơn.
Tổng diện tích khu kinh tế đến năm 2020 là 14.308 ha, trong đó KKT Nhơn Hội 12.000 ha, khu Becamex Bình Định 2.308 ha.
- Khu phát triển công nghiệp:
Khu công nghiệp tập trung của tỉnh được xác định là Khu kinh tế Nhơn Hội hiện nay (KCN Nhơn Hội A, KCN Nhơn Hội B, KCN Nhơn Hội C, KCN sạch gắn cảng nước sâu) và được mở rộng ra theo dự án Becamex Bình Định (đất khu công nghiệp 1.000 ha) tại địa bàn xã Canh Vinh huyện Vân Canh.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn bố trí 6 khu công nghiệp tập trung (KCN Phú Tài, KCN Long Mỹ, KCN Nhơn Hoà, KCN Hoà Hội, KCN Bình Nghi, KCN Cát Trinh) và 63 cụm công nghiệp.
Đến năm 2024 di dời 02 CCN tại Quy Nhơn (CCN Quang Trung, CCN Nhơn Bình) đến vị trí mới để giảm ô nhiễm môi trường và phát triển khu đô thị mới. Riêng CCN Canh Vinh do nằm trong KCN Becamex Bình Định nên chuyển sang phát triển thành khu công nghiệp.
- Khu đô thị:
+ Thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm với hai trung tâm chính là thành phố Quy Nhơn và khu kinh tế Nhơn Hội. Các khu vực đô thị phát triển với cấu trúc mở, liên kết với nhau bằng hệ thống giao thông vùng. Các lưu vực sông Hà Thanh, sông Kôn, đầm Thị Nại, vịnh Quy Nhơn, bán đảo Phương Mai, núi Vũng Chùa và vùng nông nghiệp huyện Tuy Phước là bộ khung tự nhiên có vai trò cân bằng trong phát triển đô thị.
+ Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch chung phát triển thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục đầu tư phát triển thị xã An Nhơn, hình thành các thị xã Tây Sơn, thị xã Hoài Nhơn và hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Khu thương mại – dịch vụ: Tập trung chủ yếu tại thành phố Quy Nhơn và Khu kinh tế Nhơn Hội. Ở đây sẽ hình thành những khu du lịch và dịch vụ mang tầm quốc tế như khu du lịch FLC Quy Nhơn, KDL Tân Thanh, KDL Vĩnh Hội, Mũi Sậy, KDL Nhơn Lý-Cát Tiến, KDL Hải Giang, Khu TTTM và dịch vụ tại đầu cầu Nhơn Hội, KDL đầm Thị Nại, KDL Vinpeal Quy Nhơn,…
Ngoài ra phát triển khu thương mại – dịch vụ tại các khu vực thị xã, thị
trấn, ven các khu công nghiệp và dọc tuyến Đường ven biển quốc gia.
- Khu dân cư nông thôn:
Triển khai chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu và tiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng trong các khu dân cư hiện hữu, đầu tư xây dựng các khu dân cư mới theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Các khu dân cư được phân bố ven các trục đường chính, đảm bảo thuận lợi giao thông và cơ sở hạ tầng khác.