II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
2.1.1. Một số chỉ tiêu chính
Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX,
nhiệm kỳ 2015-2020, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 như sau:
a) Các chỉ tiêu kinh tế:
- Giá trị tổng sản phẩm địa phương bình quân hàng năm tăng 8%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 12,5%, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3,5%, dịch vụ tăng 6,5%.
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến năm 2020, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 37%, dịch vụ 35,8%, nông - lâm - ngư nghiệp 21%, thuế trừ trợ cấp sản phẩm 6,2%.
- GRDP bình quân đầu người đạt 3.200 - 3.500 USD
- Năng suất lao động xã hội bình quân (theo giá so sánh năm 2010) tăng 6,06%/năm.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2016-2020 đạt 4,5 tỷ USD.
- Tăng thu ngân sách, phấn đấu đủ chi thường xuyên và từng bước tích lũy cho đầu tư phát triển. Phấn đấu thu ngân sách đạt 11.000 tỷ đồng vào năm 2020.
- Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt tích lũy và tiêu dùng, tích
cực thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đến năm 2020 đạt 47% GRDP.
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt 40% vào năm 2020.
- Triển khai xây dựng 59% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
b) Các chỉ tiêu xã hội:
- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo và bồi dưỡng nghề đến năm 2020 đạt 56%.
- Mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 28.000 - 32.000 lao động.
- Cơ cấu lao động xã hội: Nông lâm ngư nghiệp chiếm 36%; công nghiệp - xây dựng: 34%; dịch vụ: 30%.
- Trong 5 năm đến giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,1 - 0,2‰.
- Đến năm 2020: 100% số trạm y tế xã có bác sĩ và trên 80% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt 90% so với dân số.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 10%.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,5% - 2% mỗi năm theo tiêu chí mới.
c) Các chỉ tiêu môi trường:
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 52,5%.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99%; Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch 80% (Quy Nhơn 98%).
- Đến năm 2020, thu gom và xử lý 98% chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Quy Nhơn và 80% ở các đô thị.
- 100% chất thải công nghiệp, chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt chuẩn môi trường.
2.1.2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực đến năm 2020
a. Lĩnh vực công nghiệp
Rà soát điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp, Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học, công nghệ và giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. Tăng cường phát triển
một số ngành công nghiệp: may mặc, chế biến và dịch vụ nông - lâm - thủy sản để phát huy lợi thế và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thực hiện hoàn thành các dự án theo tiến độ và sớm triển khai các dự án đã cam kết để thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.
Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà đầu tư, đầu tư phát triển hệ thống các nhà máy gia công may mặc trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích đầu tư nhà máy
sản xuất các sản phẩm cao cấp từ titan, công nghiệp hóa chất, năng lượng tái tạo, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học. Thu hút đầu tư dự án đóng tàu cá vỏ sắt và các dự án công nghiệp nền tảng khác.
Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh, như:
chế biến gỗ, thức ăn chăn nuôi, chế biến nông - lâm - thủy sản, chế biến đá granit, vật liệu xây dựng, dược phẩm... Tăng cường công tác khuyến công, có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển.
b. Lĩnh vực nông nghiệp
Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Xây dựng các vùng sản
xuất lúa chất lượng cao. Quy hoạch phát triển diện tích mía, ngô, sắn hợp lý để phục vụ công nghiệp chế biến. Nhân rộng các mô hình cánh đồng lớn, hình thành các vùng sản xuất lúa giống, lạc giống. Xây dựng các vùng chuyên canh hoa, cây cảnh; trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đẩy mạnh trồng rừng kết hợp với khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn. Khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nhân dân trồng rừng nguyên liệu, rừng gỗ lớn. Tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng cảnh quan, rừng phòng hộ. Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, thâm canh theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng, mang tính cạnh tranh; phát triển đàn heo giống, nuôi bò thịt chất lượng cao.
Tiếp tục phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đầu tư xây dựng Trung tâm khai thác, chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá tại Vĩnh Lợi (huyện Phù Mỹ). Phát triển các nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu gắn với các cảng cá tại các huyện Hoài Nhơn, Phù Cát. Đầu tư nâng cấp cảng cá và khu tránh trú bão tàu thuyền Tam Quan. Đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu thủy hải sản nhất là cá ngừ đại dương, nuôi tôm công nghệ cao. Xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp
Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất; xây dựng các cánh đồng lớn, đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, nhất là các loại giống mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị; đẩy nhanh tiến trình cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, Thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến cuối năm 2020, trên 50% tổng số xã trong tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.
Đẩy mạnh đào tạo nghề với các hình thức đa dạng, phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Thực hiện tốt các chính sách phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn nông thôn.
c. Lĩnh vực dịch vụ
Tiếp tục phát triển mạnh thương mại, dịch vụ; chú trọng phát triển đồng
bộ hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trong tỉnh. Thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, các cụm thương mại, dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ, các điểm dân cư tập trung ở nông thôn. Tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ: tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu chính viễn thông, tư vấn, khoa học - công nghệ, bảo hiểm... Tập trung đầu tư phát triển các nhóm hàng xuất khẩu có lợi thế của tỉnh như: thủy hải sản, lâm sản, nông sản thực phẩm, khoáng sản tinh chế, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng và các sản phẩm khác; đồng thời chú trọng phát triển các sản phẩm chế biến sâu, có hàm lượng khoa học, công nghệ và giá trị gia tăng cao để tăng nhanh giá trị xuất khẩu.
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đầu tư,
khai thác hiệu quả, bền vững các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng và kháng chiến, danh lam thắng cảnh... Phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các
sản phẩm du lịch; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định. Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác du lịch.
d. Lĩnh vực hạ tầng
Đầu tư xây dựng và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm: xây dựng tuyến đường từ đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội đến sân bay Phù Cát, đường phía Tây tỉnh đoạn Canh Vinh - Quy Nhơn, kết nối khu Becamex Bình Định đến cảng Quy Nhơn và KKT Nhơn Hội; đường Hoàng Văn Thụ và Ngô Mây nối dài; nút giao thông Đống Đa - Hoa Lư. Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án: Quốc lộ 19 đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ 1;
Quốc lộ 1D từ ngã ba Long Vân đến Bến xe liên tỉnh. Hoàn thành các tuyến đường Long Vân - Suối Trầu, Điện Biên Phủ. Mở rộng, nâng cấp, tạo thông thoáng một số tuyến đường giao thông nội thị thành phố Quy Nhơn và các thị xã, thị trấn, thị tứ; tiếp tục nâng cấp, bê tông hóa các tuyến tỉnh lộ, giao thông nông thôn. Xây dựng mới nhà ga cảng hàng không Phù Cát, nâng cấp ga đường sắt Diêu Trì...
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thủy lợi và cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. Xây dựng kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát lũ, chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh; xây dựng Hồ Đồng
Mít, hệ thống kênh mương Thượng Sơn; hoàn chỉnh hệ thống kênh mương đập dâng Văn Phong, bê tông hóa kênh mương nội đồng và sửa chữa, nâng cấp một
số hồ chứa, đập dâng, đê sông, đê biển bị xuống cấp. Hoàn thành hệ thống cấp nước ngọt tại các vùng nuôi tôm trọng điểm và triển khai các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn tại một số xã. Thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết
nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống ở một số nơi thường xuyên bị thiếu nước trong mùa khô.
Xây dựng, nâng cấp các bệnh viện khu vực. Đầu tư xây dựng các dự án quan trọng khác trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học và an sinh xã hội...
e. Phát triển đô thị
Theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012- 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định, đến năm 2020 tỉnh Bình Định có 01 đô thị loại I là thành phố Quy Nhơn và 03 đô thị loại IV trực thuộc tỉnh, gồm: đô thị An Nhơn, đô thị Bồng Sơn và đô thị Phú Phong.
Như vậy, trong giai đoạn 2016-2020 tỉnh Bình Định sẽ có thêm 02 thị xã là thị xã Hoài Nhơn (diện tích phát triển đô thị 12.343 ha) và thị xã Tây Sơn (diện tích phát triển đô thị 15.787 ha).