THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1.2. Khái quát chung về kết hôn trái pháp luật 1. Khái niệm kết hôn trái pháp luật
đăng ký kết hôn hai bên nam nữ thỏa mãn đây đủ các điều kiện được quy định về độ tuổi, sự tự nguyện, năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp cắm kết
hôn, thì hôn nhân đó là hợp pháp và có giá trị pháp lý. Nếu các điều kiện kết hôn bị
vi phạm thì việc kết hôn trở thành bất hợp pháp. Theo đó, quyền kết hôn là quyền của mỗi cá nhân, nhưng khi kết hôn phải tuân theo quy định của pháp luật và những điều kiện Nhà nước đặt ra, như C.Mác khang định tại Bản dự luật về ly hôn:
“Không ai bị buộc phải kết hôn nhưng ai cũng buộc phải tuân theo Luật Hôn nhân một khi người đó kết hôn. Người kết hôn không sáng tạo ra hôn nhân, cũngnhư người bơi lội không sáng tạo, không phát mình ra tự nhiên và những quy luật vềnước và trọng lực. Vi thế, hôn nhân không thể phục tùng sự tùy tiện của người kết hômmà trái lại sự tùy tiện của người kết hôn phải phục tùng bản chất của hôn nhân ”?.
Do đó, kết hôn trái pháp luật là một khái niệm pháp lý theo luật định và được
điều chỉnh bởi Luật HNGĐ 2014. Theo khoản 6 Điều 2 Luật này quy định: “Kế
hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyên nhưng một hoặc cả hai bên vì phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật này ”. Có thê hiểu, kết hôn trái pháp luật sẽ không được pháp luật thừa nhận, dù việc này được cơ quan có thâm quyền cấp Giấy chứng nhận tuy nhiên cuộc hôn
nhân này không làm phát sinh quan hệ vợ chồng do vi phạm điều kiện theo quy
định. Và đề xác định xem đâu là kết hôn trái pháp luật thì cần phải đáp ứng đủ hai
tiêu chí:
- Thứ nhất, việc kết hôn đảm đáp ứng các yêu cầu về hình thức ;
- Thứ hai, việc kết hôn không vi phạm điều kiện về nội dung. Kết hôn trái
pháp luật là một hành vị vị phạm pháp luật không được Nhà nước công nhận nên VIỆC này
22
? C.Mác - Ph. Angghen (1998), “Bản dự luật về lụ hôn”, Các Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, (tập 1), Nxb Sự thật, Hà Nội.
23
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên chủ thể. Ngoài ra, hôn nhân trái pháp luật còn tác động tiêu cực đến trật tự xã hội, làm lệch lạc SUY nghĩ, gia tăng tỷ lệ phạm tội và tệ nạn xã hội. Việc này còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động quản lý của Đảng và Nhà nước, gây khó khăn cho các cơ quan chứng năng trong việc nam bắt số liệu, hộ tịch, khai sinh cùng các vấn đề khác để giải quyết khi phát sinh tranh chấp.
1.1.2.2. Các yếu tố dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật tùy thuộc vào từng
quốc gia, từng hoàn cảnh riêng biệt và các yếu tố khác nhau. Điều này thường là do
ảnh hưởng kinh tế - xã hội, văn hóa và con người.
- Về kinh tế - xã hội
Từ trước đến nay, kinh tế luôn là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định đối với phương hướng phát triển của đất nước. Tuy nhiên mặt trái của nền kinh tế thị trường đang ảnh hưởng đến lối sống trong xã hội tạo ra những thay đôi đáng kê về quan niệm tình yêu và hôn nhân. Hôn nhân vốn dĩ là điều rất thiêng liêng cao cả, nhưng dần bị chuyên hóa thành những thỏa thuận, hợp đồng với mục đích kinh tế mà coi nhẹ mục đích xây dựng gia đỉnh, như việc kết hôn “giả” để được xuất khâu lao động hay nhập tịch nước ngoài. Trớ trêu thay, kết hôn giả lại gây ra hậu quả không khôn lường. Nhiều người phải bỏ học, vay nợ cả nghìn USD để đưa cho môi giới nhằm lo thủ tục kết hôn với người nước ngoài, nhưng kết cục lại không thê ly hôn với người bảo lãnh vì người bảo lãnh đã “cao chạy xa bay”. Cần nên hiểu rằng, đi cùng với tăng trưởng kinh tế là yêu cầu về tiến bộ xã hội nếu không sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nước.
- Về văn hóa truyền thống, ảnh hưởng của phong tục, tập quán lạc hậu
Việt Nam ta từ xưa đến nay nỗi tiếng với nền tỉnh hoa văn hóa truyền thống có từ ngàn đời với nét văn hóa đặc trưng riêng biệt. Bên cạnh những phong tục tập quán tốt thì vẫn còn tổn tại một số hủ tục, văn hóa lạc hậu gây ảnh hưởng đến trật tự
”!2 của các chàng trai xã hội, cản trở hiệu quả thực thi pháp luật. Như tục “cướp vợ
H Mông trên Tây Bắc, tuy nhiên phong tục này đã bị biến chất. Có khá nhiều gia đình
19 Với tập tục nay, thỉ vào mùa xuân chàng trai Mông sẽ đến chợ, nếu bắt gặp cô gái mà mình cảm thấy “ưng bụng” thì sẽ rủ thêm một số thanh niên trong bản tìm bắt cô gái theo mình. Nếu hai người hợp ý, chàng trai sẽ đưa cô gái về nhà sống thử, sau đó sang nhà bố mẹ đẻ của cô dé làm các nghỉ lễ cưới hỏi truyền thống.
24
đã tô chức “cướp” con gái nhà người khác làm vợ cho con mình đây bạo lực, bất chấp dù con mình còn ít tuôi mục đích có thêm người làm. Ngoài ra còn các hủ tục khác như tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Đây đều là những cuộc hôn nhân trái pháp luật, là phong tục tập quán lạc hậu, lỗi thời, trở thành vật cản, gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng dân tộc, nhất là các dân tộc thiêu số. Hủ tục không phải là thứ thiên kinh, địa nghĩa. Các hủ tục vẫn có thê thay đôi nếu những người đang sống tại nơi tồn tại những hủ tục được giáo dục tot!
- Vécon người - khả năng hiểu biết và trình độ nhận thức
Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng tỷ lệ kết hôn trái pháp luật là sự thiếu hiểu biết, khả năng nhận thức kém. Tuy tác hại của việc kết hôn trái pháp luật đã được tuyên truyền, phô biến trong cộng đồng, nhưng việc mang pháp luật đến gan hơn với mọi người vẫn còn bị hạn chế ở nhiều vùng miền, đặc biệt là những vùng cao, xa hẻo lánh, thiếu thốn điều kiện, người dân có trình độ thấp, khó lòng tiếp xúc với các phương tiện thông tin chính thống, không được phô cập kiến thức về pháp luật đầy đủ và kịp thời. Ở các vùng này, việc kết hôn hầu hết đều theo phong tục, tập quán tô tiên truyền lại mà không tuân thủ theo quy định của pháp luật. Không chỉ ở vùng thôn quê tại thành thị cũng có rất nhiều người có tư tưởng lệch lạc, vi phạm chuẩn mực, đạo đức xã hội, chăng hạn như việc ngoại tỉnh. Có thê thấy quan niệm của mỗi người ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức và hành vi của họ. Quan niệm, suy nghĩ lệch lạc sẽ dẫn đến hành vi sai trái, chỉ khi có hiểu biết đầy đủ, tư duy hiện đại nhưng phù hợp thì con người mới có được xử sự đúng đắn, góp phần nâng cao sự tiến bộ xã hội.
1.1.2.3. Khái niệm huý kết hôn trái pháp luật
Việc kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng đến lợi ích của người kết hôn, gia đình và xã hội. Do đó, cần phải có những biện pháp xử lý phù hợp răng các điều kiện kết
hôn được tuân thủ một cách chặt chẽ. Theo quy định của Luật HNGD 2014, các
biện pháp xử lý kết hôn trái pháp luật gồm: Hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc
xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào chủ thê, tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi vĩ phạm mà áp dụng các biện pháp khác nhau.
!! Tẳng hợp văn học Việt Nam, Tập 30, tr.34.
25
Có thê hiểu, hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp làm cho việc kết hôn
trái pháp luật không còn tồn tại hoặc làm cho việc kết hôn trái pháp luật không còn giá trị nữa. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của Trường Đại học Luật Hà
Nội đã có sự giải thích khá đầy đủ: “úy việc kết hôn trái pháp luật được hiểu là
biện pháp chế tài của Luật HNGĐ đổi với trường hợpnam nữ kết hôn không tuân thu đây đu các điểu kiện được Luật HNGŒĐ quy định "2. Từ định nghĩa, việc hủy kết hôn trái pháp luật thể hiện thái độ của Nhà nước đối với quan hệ kết hôn trái pháp luật. “Hủy” trong hủy kết hôn trái pháp luật chính là sự không đồng tỉnh của Nhà nước đối với hành vi vi phạm các điều kiện kết hôn trong Luật HNGĐ. Theo quy định, Tòa án là cơ quan có thâm quyền hủy kết hôn trái pháp luật. Khi Tòa án ra
quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Giấy chứng nhận kết hôn mà hai bên
được cấp trước đó không có giá trị pháp lý. Do đó, hai bên nam nữ không phải là vợ chồng của nhau, họ buộc phải chấm dứt việc chung sông như vợ chồng trái pháp luật. Tòa án sẽ phải gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ bản sao quyết định của Tòa án về hủy việc kết hôn trái pháp luật đề cơ quan
này ghi vào Số hộ tịch.
Hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp chế tài có ý nghĩa quan trọng với mục đích xử lý người có hành vi vi phạm tính nghiêm mình của pháp luật, tính pháp chế của xã hội, góp phần vào việc xây dựng chế độ hôn nhân gia đình tự nguyện, tiến bộ, xây đựng gia đình mới xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thuần phong mỹ tục Việt Nam.