CÁC TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH THƯỜNG GẬP

Một phần của tài liệu Ngoại lồng ngực và tim mạch 2021 Đh y dược tp hcm 2021 p121 240 (Trang 20 - 23)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

5. CÁC TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH THƯỜNG GẬP

5.1. Động mạch nách

Tổn thương động mạch nách hay gặp do vết thưoug xâm nhập, đông mạch nách có vị trí giải phẫu liên quan đến đám rối thần kinh cánh tay, nên tổn thương vị trí này thường đi kèm với tổn thương thần kinh lên đến 1/3 trường hợp.

Các dấu hiệu tổn thương động mạch nách rõ ràng như mất mạch ở hạ lưu (mất mạch cánh tay, mạch quay, trụ), dấu hiệu thiếu máu tay thường chỉ gặp ở 2/3 trường hợp. Tiếp cận một bệnh nhân với vết thương trên đường đi của động mạch nách, đặc biệt khi có các dấu hiệu liệt mất cảm giác do tổn thương thần kinh, thì lúc nào cũng nên

tìm tổn thương động mạch đi kèm. Chụp cắt lớp vi tính mạch máu và siêu âm Doppler

mạch máu là một công cụ hữu hiệu trong những trường hợp này.

Tổn thương động mạch nách có thể đi kèm với tổn thương đoạn gần hơn như động mạch dưới đòn, và động mạch nách thường bị cố định bởi các cấu trúc xung quanh như thần kinh. Vi vậy tổn thương động mạch nách thường sử dụng mạch máu nhân tạo để sửa chữa. Nếu đoạn tổn thương gần đường thoát của lồng ngực và tình trạng bệnh nhân ổn định thì có thể sử dụng phương pháp can thiệp nội mạch.

Hình 2. Phẫu thuật nối tận - tận động mạch nách do vết thương dao đâm

(Nguồn: Bệnh viện Chợ Rẫy)

5.2. Động mạch cánh tay

Tổn thương động mạch cánh tay thường có các dấu hiệu rõ ràng hơn động mạch nách, mất mạch ở vị trí dưới tổn thương gặp ở 3/4 trường hợp. Gãy xương cánh tay hoặc trật khớp khuỷu thường đi kèm.

Động mạch cánh tay thường đi theo đoạn thẳng và dễ di động nên hầu hết các trường hợp có thể phục hồi lưu thông bằng phương pháp nối tận-tận.

5.3. Động mạch quay và trụ

Tổn thương động mạch quay trụ thường đi kèm với mất mạch dưới tổn thương đến 80%. Chẩn đoán bệnh nhân tổn thương động mạch vùng cẳng tay thường chi cần dựa vào lâm sàng và siêu âm Doppler.

Nếu chỉ có một động mạch vùng cẳng tay bị tổn thương, và test Allen cho thấy có sự tưới máu bàn tay tốt qua cung gan tay, thì động mạch tổn thương có thể xử trí đơn giàn là cột không cần tái thông. Trong trường hợp cà hai động mạch quay trụ đều bị tổn

thương thi nên ưu tiên tái thông động mạch trụ trước vì động mạch trụ là động mạch cấp máu chủ yếu cho bàn tay. Động mạch quay và trụ dề di động nên hầu như có thể tái thông bằng phương pháp nối tận-tận.

5.4. Động mạch đùi

Tổn thương động mạch đùi có các dấu hiệu mất mạch và thiếu máu ở phần xa cùa chi chiếm đến 90% trường hợp. Mặc dù các dấu hiệu tổn thương động mạch rõ ràng thường gặp nhưng với những tổn thương vùng bẹn hoặc phần gần cùa đùi nên được khảo sát kỹ hơn đê tim các tổn thương ở động mạch đùi sâu và động mạch chậu. Chụp cắt lớp vi tính mạch máu là cận lâm sàng hữu ích trong trường hợp này.

Tôn thương của động mạch đùi có thể tái thông bằng phương pháp nối tận-tận, hoặc trong trường hợp đoạn tồn thương dài có thể ghép bằng mạch máu nhân tạo hoặc tình mạch. Đối với tổn thương động mạch đùi sâu, nếu tình trạng bệnh nhân nặng không thể kéo dài cuộc mổ, có thể cột động mạch đùi sâu, tuy nhiên nếu tình trạng cho phép thì nên tái thông động mạch đùi sâu vì động mạch này đóng vai trò quan trọng trong tuần hoàn bàng hệ của chi dưới. Tổn thương nhánh của động mạch đùi sâu có thể điều trị bằng can thiệp nội mạch và bít tắc nhánh tổn thương.

5.5. Động mạch khoeo

Tổn thương động mạch khoeo là một thử thách với các phẫu thuật viên mạch máu về kỹ thuật mổ. Tổn thương động mạch khoeo có thể do chấn thương kín hoặc vết thương xâm nhập. Tình huống lâm sàng thường gặp là tổn thương mạch khoeo đi kèm vói gãy mâm chày hoặc trật khớp gối. Thăm khám một trường hợp có tổn thương hệ thống xương khớp gần khớp gối lúc nào cũng phải chú ý đi tìm những dấu hiệu của tổn thương động mạch khoeo.

Hầu như tất cả các trường hợp đều cần phẫu thuật tái thông động mạch khoeo, kèm theo phối hợp cổ định xương gãy. Thường tiếp cận động mạch khoeo bằng đường mặt trong trên và dưới khớp gối, đường bộc lộ mặt trong trực tiếp vào động mạch khoeo ngang gối nên hạn chế vì cần phải cắt các cơ bán gân và bán màng dễ dẫn đến mất chức năng chi sau này.

Tổn thương động mạch khoeo, đặc biệt là do chấn thương kín có tỷ lệ đoạn chi cao nhất trong bất kỳ tổn thương động mạch chi dưới nào.

5.6. Động mạch chày trước và chày sau

Hầu hết tổn thương các động mạch chày đều có triệu chứng mất mạch dưới vị trí tồn thương, nếu tổn thương nhiều động mạch cẳng chân đi kèm sẽ có dấu hiệu thiếu

máu chi. Các tổn thương động mạch chày thường do chấn thương năng lượng cao, và thường đi kèm với gãy phức tạp xương cẳng chân và tổn thương phức tạp mô mềm.

Nêu tôn thương chỉ một nhánh động mạch chày trước hoặc chày sau chi cần cột không cần tái thông mạch máu. Nếu nhiều nhánh cùng tổn thương nên tái thông ít nhất

một nhánh động mạch. Hầu hết các trường hợp tổn thương phức tạp đều cần ghép động mạch, đôi với các động mạch chày nên sử dụng vật liệu ghép là tĩnh mạch hiển tự thân.

Một phần của tài liệu Ngoại lồng ngực và tim mạch 2021 Đh y dược tp hcm 2021 p121 240 (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)