Quy định pháp luật về Chủ thể kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Pháp luật về Kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI MUA BÁN HÓA ĐƠN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 5 1.1. Tổng quan về hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng và pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

1.2. Quy định pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn giá trị thuế

1.2.2. Quy định pháp luật về Chủ thể kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT đưa ra quy định về

thẩm quyền của cơ quan quản lý nhằm mục đích xác định rõ vai trò và chức năng của cơ quan quản lý trong việc thi hành pháp luật. Cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm của các cá nhân, pháp nhân thương mại được xây

dựng theo quy định. Việc quy định thẩm quyền của cơ quan quản lý hóa đơn sẽ tránh được sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước, đảm bảo được sự độc lập của cơ quan quản lý chuyên trách của lĩnh vực đặc thù.

a) Đối với Cơ quan thuế

Hiện nay quy định về bộ máy tổ chức và thi hành pháp luật về kiểm soát hành

vi mua bán hóa đơn thuế GTGT, trong đó bao gồm việc xử lý các hành vi về mua bán hóa đơn thuế GTGT được quy định trong Luật Quản lý thuế năm 2019. Theo đó, cơ quan quản lý tham gia vào quá trình thực thi pháp luật về quản lý hóa đơn là Cơ quan Thuế.

Về cơ cấu tổ chức thì theo Điều 2 và Điều 4 Luật QLT năm 2019, Chính Phủ quyết định và thành lập quy định về cơ quan quản lý thuế và chức năng quản lý hóa đơn, chứng từ trong tổng quát nội dung quản lý thuế. Trong đó thì quy định thì Chính Phủ quy định nội dung về hóa đơn, chứng từ và Bộ Tài Chính chịu trách nhiệm trước Chính Phủ về thực hiện quản lý thuế, bao gồm quản lý hóa đơn thuế giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn khác, chứng từ. Theo quy định tại Điều 15 Chương II Luật QLT năm 2019 thì Bộ Tài Chính là cơ quan chủ trì giúp Chính Phủ thực hiện các nhiệm vụ: (i) ban hành các văn bản quy phạm hướng dẫn pháp luật về hóa đơn, chứng từ; (ii) tổ chức việc thực hiện quản lý lĩnh vực hóa đơn, chứng từ. Trực tiếp thực hiện là Tổng Cục Thuế thông qua chỉ đạo từ Bộ trưởng Bộ Tài Chính thực hiện quản lý thuế bao gồm lĩnh vực quản lý hóa đơn thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Hiện nay, cơ quan quản lý các hoạt động liên quan đến hóa đơn, chứng từ được quy định đứng đầu là Tổng Cục Thuế. Đây là cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Tài Chính, với chức năng tham mưu, giúp Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu thuế, phí và các khoản thu khác thuộc NSNN, tổ chức thuế theo quy định của pháp luật, trong đó có hóa đơn thuế giá trị gia tăng. Cụ thể, trong nhiệm vụ tổ chức quản lý thuế theo quy định pháp luật, Tổng Cục Thuế có nghiệp vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra giám sát và tổ chức thực hiện quy trình liên quan đến hóa đơn, chứng từ và phân cấp quản lý về các Cục thuế và Chi cục thuế tại các địa phương. Bên cạnh đó, Tổng Cục Thuế được áp dụng các biện pháp để đảm bảo thực thi pháp luật về thuế và hóa đơn thuế GTGT: yêu cầu người nộp thuế cung cấp tài liệu liên quan; yêu cầu các tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu cùng phối hợp với CQT trong công tác quản lý hóa đơn thuế giá trị gia tăng, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành các quyết định phạt vi phạm hành chính thuế, phối hợp với cơ quan chức năng như Bộ Công an trong những vụ việc có tính chất nghiêm trọng như mua bán trái phép hóa đơn thuế GTGT3,…

3 “Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Thuế”, https://vpcp.chinhphu.vn/nhiem-vu-quyen-han- va-co-cau-to-chuc-cua-tong-cuc-thue-11520983.html, truy cập ngày 10/05/2024

Hệ thống cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử là công cụ chủ chốt trong công tác quản lý của CQT, bao gồm tổ chức, xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý thuế được quy định tại điều 93 Luật QLT năm 2019; Chính Phủ chỉ đạo cho CQT đứng đầu là Tổng cục Thuế, cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Tài Chính. Để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hình thức hóa đơn nói chung và hóa đơn thuế GTGT nói riêng được chuyển đổi loại hình phù hợp sang hóa đơn điện tử. Theo lộ trình được quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP của CP ban hành ngày 12/09/2018, 100% doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ, cá nhân kinh doanh bắt buộc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử và hạn cuối là 01/11/2020. Từ ngày

01/07/2022 theo quy định tại Thông tư số 78/2021/TT-BTC của BTC, mọi doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn giấy cần chuyển sang hóa đơn điện tử. Đây là một bước tiến vượt bậc trong việc thực hiện pháp luật kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng và sự hội nhập để phù hợp với thông lệ quốc tế. Đặc biệt với ngành dịch vụ bán lẻ thường xuất một lượng lớn hóa đơn, để quản lý, CQT đưa việc áp dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền từ ngày 15/12/2022, tiếp theo hành động triển khai theo thông tư số 78/2021/TT-BTC.

Về chức năng xử lý các vụ việc về hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng thì theo Luật QLT năm 2019, Cơ quan quản lý thuế có quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra thuế. Chức năng này của Cơ quan Thuế đứng đầu là Tổng cục Thuế, tiếp tới là Cục Thuế, Chi Cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Bộ Tài Chính, được phân cấp quản lý theo từng địa bàn.

b) Đối với Cơ quan Công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Đối với các vụ việc có tính chất nghiêm trọng, trong Bộ Luật Hình sự năm 2015 có quy định về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu ngân sách. BLHS năm 2015 tạo cơ sở cho xử lý trách nhiệm hình sự, tồn tại phân cấp xử lý vụ việc liên quan đến hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp. Theo đó cơ quan điều tra là cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân truy tố, Tòa án nhân dân xét xử và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm.

Các bộ, cơ quan ngang bộ khác ngoài Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Thuế trong những vụ việc có yếu tố liên quan đến hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng bao gồm kết nối, cung cấp thông tin liên quan đến doanh

nghiệp có hành vi vi phạm. Các bộ, cơ quan ngang bộ bao gồm:

- Bộ Công Thương - Bộ Thông tin và Truyền thông - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

- Bộ Y tế - Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ4

Cơ quan nhà nước mỗi ban ngành được phân cấp quản lý về địa bàn, chịu trách nhiệm chính và tổ chức phối hợp trong công tác kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)