Bất cập trong quy định pháp luật và hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Pháp luật về Kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 28 - 38)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI MUA BÁN HÓA ĐƠN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 5 1.1. Tổng quan về hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng và pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

1.2. Quy định pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn giá trị thuế

1.2.4. Bất cập trong quy định pháp luật và hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

1.2.4.1. Bất cập trong quy định pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Xác định hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Văn bản pháp luật như Luật và Nghị định không nêu cụ thể điều khoản riêng về hành vi mua bán hóa đơn mà lồng ghép vào điều khoản về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hành vi trốn thuế. Mặc dù chúng ta có thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-

BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC của VKSNDTC được cho là một văn bản liên ngành hướng dẫn dấu hiệu của các hành vi vi phạm, trong đó có liệt kê hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT. Tuy nhiên, ngoài thông tư liên tịch kể trên, thì hiện nay chưa có một văn bản pháp luật hướng dẫn về pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT nói riêng trong khi các quy định liên quan có sửa đổi, bổ sung, thậm chí ban hành thay thế văn bản pháp luật không còn hiệu lực. Việc này làm cho hoạt động thực hiện pháp luật gặp nhiều hạn chế.

Về đối tượng áp dụng của pháp luật kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Một số đối tượng đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật thực hiện hành vi mua bán hóa đơn GTGT bất hợp pháp nhằm hợp thức hóa thuế GTGT đầu vào để khấu trừ thuế, bằng cách thành lập doanh nghiệp nhằm mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng, tạo điều kiện cho các đối tượng khác thực hiện hành vi vi phạm này thuận lợi hơn.

Lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý cấp giấy phép đăng ký kinh doanh chưa chặt chẽ, dẫn tới có nhiều doanh nghiệp thành lập nhưng không có hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ thực hiện hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng làm thu lợi bất chính, tiếp tay cho hành vi trốn thuế và chiếm đoạt tiền thu ngân sách của nhà nước. Về thủ tục tạm dừng kinh doanh hay giải thể công ty còn nhiều lỗ hổng, giúp cho đối tượng thực hiện hành vi lách luật.

Chủ thể kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Tình trạng kiểm soát không chặt chẽ, thiếu sự phối hợp tích cực giữa các cơ

quan nhà nước ở nhiều địa phương đang là điểm hạn chế hiện nay. Thực tế cho thấy, rất ít lực lượng quản lý ở tỉnh này phối hợp với tỉnh khác để kiểm soát, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay, Tổng cục Thuế - Bộ Tài Chính chỉ có thể ra văn bản chung yêu cầu sự điều tiết; chỉ huy thống nhất, tập trung. Văn bản pháp luật quy định về hóa đơn hiện nay không nhiều, một số trường hợp tùy cơ quan thuế địa phương có văn bản hướng dẫn tuy rằng có trích dẫn các Luật, Nghị định, song thực tế cho thấy mỗi tỉnh có một cách trả lời không thống nhất về nội dung, dẫn đến doanh nghiệp thực hiện khác nhau ở tùy từng địa phương. Điều này làm lỗ hổng cho đối tượng vi phạm sử dụng để thực hiện hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT ở nhiều địa bàn, làm quy mô các vụ việc vi phạm ngày càng rộng. Trình độ chuyên môn của cán bộ ở một số địa phương còn chưa cao, việc nắm bắt thông tin từ các văn bản pháp luật còn nhiều hạn chế dẫn tới việc phòng chống, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực thuế và hóa đơn còn hạn chế; công tác điều tra, truy tố hiệu quả chưa cao, còn chưa phù hợp khiến tình trạng giải quyết kéo dài, tỉ lệ án tồn vẫn còn nhiều.

Ngoài ra, sự chủ động, kịp thời nắm bắt tình hình vi phạm, đề xuất giải pháp ngăn chặn chưa có sự chủ động. Công tác trinh sát của lực lượng công an còn hạn chế, công tác phát hiện các vụ án liên quan đến mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng mới dựng lại ở kết quả các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong hoàn thuế giá trị gia tăng. Đặc biệt, sự phối hợp giữa các địa phương chưa nhiều. … Do vậy đối tượng vi phạm vẫn đang có chiều hướng tăng, phức tạp và nghiêm trọng.

Việc thay đổi hình thức hóa đơn thuế GTGT bước đầu đã giúp cho công tác quản lý hóa đơn hiệu quả hơn trong công tác kiểm soát. Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù TCT đã đưa ra quy định về hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền đối với ngành hàng bán lẻ như dịch vụ ăn uống, lưu trú, siêu thị, …Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn nhiều nhà hàng vẫn lợi dụng việc khách hàng không lấy hóa để thực hiện mua bán hóa đơn trái phép. Nguyên nhân là do người mua đa phần không có nhu cầu lấy hóa đơn, vô tình điều này đã tiếp tay cho người bán trốn thuế, hoặc đối tượng vi phạm thực hiện hành vi mua bán hóa đơn. Và một số không ít doanh nghiệp cần ghi nhận chi phí trong khi chứng từ không đủ nên đã liên hệ đối tượng bán hóa đơn lấy hóa đơn thuế giá trị gia tăng để ghi nhận chi phí.

Chế tài xử phạt quá nhẹ với hậu quả từ hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Đối tượng phạm tội thu được lợi ích bất hợp pháp rất lớn từ hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng trái phép, con số cụ thể chứng minh điều này có thể thể hiện trong các vụ án, chuyên án triệt phá đường dây mua bán hóa đơn quy mô lớn.

Tuy nhiên, chế tài xử phạt hành vi phạm tội này thì lại còn quá nhẹ. Số tiền vi phạm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác thu ngân sách nhà nước thông qua công cụ thuế, nhưng nếu nhìn lại biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật này lại bộc lộ nhiều bất cập.

Thông qua nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành vi mua bán hóa đơn đến thời điểm hiện tại (nghị định số 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020 về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn và BLHS năm 2015) cũng chỉ dừng lại ở hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp với mức phạt cao nhất là 50.000.000 đồng. Trong khi đó, chế tài nặng nhất trong các biện pháp răn đe được quy định tại Điều 203 BLHS năm 2015 đang được cho là không phù hợp với tình trạng hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT đang diễn ra ngày càng nhiều và công khai như hiện nay. Chế tài này được nhận định không tương thích với hậu quả hành vi xảy ra. Cụ thể, theo quy định tại điểm đ và e, điều 203 BLHS năm 2015 thì:

“Nếu người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên; hoặc gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 100 triệu đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Như vậy, việc quy định mức tiền căn cứ phạt chỉ có tối thiểu 100 triệu đồng mà không có tối đa là bao nhiêu tiền, đồng nghĩa việc vi phạm có thể lên tới hàng trăm triệu đồng thì bị chế tài ở khung hình phạt tiền tối đa là 500 triệu đồng hoặc phạt tù tối đa là 5 năm. Đặc biệt, chế tài này thể hiện ra mặt hạn chế khi đối tượng vi phạm làm các PNTM lại chỉ có mức phạt tối đa là 1 tỷ đồng, trong khi việc gây thiệt hại cho nguồn ngân sách nhà nước lại lên tới hàng trăm tỷ đồng như vụ việc doanh nghiệp ở quận Bình Thạnh, TP.HCM xuất hoát đơn có giá trị lên tới 6.000 tỷ đồng rồi bỏ trốn. Nếu so sánh trong nhóm tội phạm về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như tội vi phạm quy định trong hoạt động các tổ chức tín dụng có mức phạt tù lên tới 12 năm, hay tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả

nghiêm trọng, tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế có mức phạt lên tới 20 năm thì chế tài phạt cho hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT lại quá nhẹ.

1.2.4.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

a) Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo theo đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Việt Nam

Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế của ngành Tài chính được Bộ Tài Chính thực hiện, nhằm góp phần thể chế hóa, quy phạm hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng được phần nào yêu cầu quản lý trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay, tạo chuyển biến nhất định đến công cuộc nâng cao chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật nói chung và thuế nói riêng, đồng thời đáp ứng được tiêu chí về tính thống nhất, công khai, minh bạch, kịp thời đối phó với thách thức và tác động tới kinh tế - xã hội. Đồng thời, hệ thống pháp luật kiểm soát xây dựng đảm bảo rằng “minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro,

đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính giảm chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp, đồng thời trọng tâm của công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử và ba trụ cột cơ bản: thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới;

công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số”. 5

Tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 đã nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cụ thể đối với lĩnh vực thuế nói chung, bao hàm tất cả các lĩnh vực trong quản lý thuế như hóa đơn, chứng từ.

Trong đó, một số ý kiến đưa ra phù hợp với lĩnh vực quản lý hóa đơn thuế GTGT:

(i) Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật phải kịp thời, đầy đủ, đồng bộ chủ trương, đường lối của Đảng; bám sát thực tiễn, và nhằm mục đích đề xuất được những hướng chính sách then chốt.

(ii) Việc chủ động rà soát các chính sách pháp luật trong phạm vi các lĩnh vực quản lý nhằm đề xuất nội dung hoàn thiện thể chế pháp luật; kịp thời giải quyết vướng

5 Mục tiêu tổng quát, Điều 1 Quyết định số 508/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.

mắc liên quan đến các chính sách trên tinh thần xuất phát từ những thực tiễn, lấy thực tiễn làm chuẩn mực nhằm chống các tiêu cực, các hành vi vi phạm trong rà soát, xây dựng thể chế.

(iii) Đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật.

Tại Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã triển khai nhiệm vụ thực hiện Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính Trị và Đề án Định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa VX.

Cụ thể đối với ngành Tài Chính đòi hỏi hoàn thiện thể chế tài chính và đối với pháp luật gắn liền với lĩnh vực hóa đơn thuế GTGT thì: “Hoàn thiện hệ thống chính sách

thu gắn với cơ cấu lại thu NSNN theo hướng bao quát các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thực tiễn, các cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế”. 6 Vì vậy, những kiến nghị đưa ra nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT phải đảm bảo theo yêu cầu của nguyên tắc trên.

Mục đích bảo vệ chế độ kinh tế, chống thất thu NSNN từ việc điều tra qua các vụ việc liên quan đến hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT mới đảm bảo được tính thực thi trong pháp luật.

b) Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế

Hệ thống thuế trên phạm vi quốc gia thì hầu hết các nước đều phải điều chỉnh các chính sách và pháp luật sao cho phù hợp với quy định quốc tế. Thông lệ quốc tế là những quy tắc, chuẩn mực, tiêu chuẩn, … mà nhiều quốc gia, liên minh, công đồng chung trên thế giới thống nhất sử dụng. Theo đó, theo Chiến lược Cải cách hệ thống thuế giai đoạn tới 2030 đưa ra một số giải pháp áp dụng vào cụ thể trong pháp luật kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT, bao gồm: hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam, trọng tâm là thể chế quản lý thuế, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin, cụ thể: “thể chế quản lý thuế đồng bộ, công khai, minh bạch, công bằng, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tự nguyện, cơ quan thuế có đủ năng lực quản lý thuế hiệu quả, hiệu lực; đội ngũ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính; hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, tập trung, đáp ứng yêu

6 Hồ Thị Hằng, “Hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính”, Tạp chí Tài chính tháng 02/2024, tr29 - 30

cầu xử lý, cung cấp thông tin cho quản lý thuế, công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế và cung cấp dịch vụ điện tử, dịch vụ số cho NNT”.7

Việc tiếp cận đến thông lệ quốc tế góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước nói chung và mỗi địa phương nói riêng. Do vậy, pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT tại Việt Nam cần xem xét kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng và thực thi pháp luật.

c) Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo phù hợp với yêu cầu tổ chức, áp dụng pháp luật về kiểm soát hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Bộ Luật Hình sự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố vào ngày 18/12/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2016; Nghị định số 125/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020 và có hiệu lực từ ngày 15/12/2020, đây là hai văn bản được sử dụng trong công tác kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp và phù hợp với tình hình thực tiễn về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Trong bối cảnh tình hình vi phạm pháp luật của pháp nhân kinh tế ở Việt Nam hiện nay đang có chiều hướng gia tăng, mức độ ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng, phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, thuế, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng; gây thiệt hại cho kinh tế xã hội và cho người dân. Việc hiểu và áp dụng đúng các quy định pháp luật cho hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT là điều rất quan trọng và có ý nghĩa trong thực tiễn. Đặc biệt về tội mua bán trái phép hóa đơn thuế GTGT diễn ra ngày càng phức tạp và có phạm vi trải khắp cả nước như: thành lập doanh nghiệp “ma” nhưng không có hoạt động kinh doanh mà vẫn thực hiện xuất hóa đơn bán kiếm lời…, vi phạm trên đã làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của NSNN, ảnh hưởng không tốt tới nền kinh tế - xã hội nước nhà. Mức độ hậu quả của các tội phạm đối với xã hội vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới kỷ cương pháp luật xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước. Trước tình trạng trên, Đảng và Nhà nước cần phải linh hoạt kết hợp nhiều giải pháp để khắc phục, kiểm soát, ngăn ngừa tội phạm kinh tế nói chung và tội phạm thực hiện hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT nói riêng.

7 Mục II mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể, Nghị quyết số 508/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về Việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thuế thuế đến năm 2030.

1.2.4.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

a) Doanh nghiệp đăng ký và sử dụng hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Trong thời kỳ nền kinh tế đang phát triển, nhà nước ta tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy vậy, nhiều đối tượng đã lợi dụng lỗ hổng pháp lý để thực hiện thành lập các doanh nghiệp “ma” với mục đích thực hiện hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT. Trước tình hình trên, Tổng cục Thuế có chia sẻ thông tin về cá nhân người thành lập thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu thuế do CQT quản lý, cập nhật danh sách các doanh nghiệp có rủi ro trên website tracuunnt.gov.gdt.vn. Đồng thời, pháp lý về đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông nội dung đăng ký cần đưa ra các điều kiện chặt chẽ hơn. Quy định pháp luật hiện nay đang cho phép các cá nhân có hành vi năng lực dân sự đáp ứng điều kiện đăng ký, mà không có dấu hiệu rà soát chặt chẽ những cá nhân này thực hiện đăng ký doanh nghiệp với những chiêu trò như thay đổi người đại diện pháp luật thường xuyên, thay đổi địa điểm đăng ký kinh doanh liên tục, … Việc siết chặt về lý lịch tư pháp của người đăng ký giúp

cho CQT và Bộ Kế hoạch và đầu tư nắm bắt được các trường hợp trong phạm vi nghi ngờ, trường hợp có hành vi vi phạm, dẫn tới kiểm soát được các doanh nghiệp “ma”.

CP cần siết chặt lại các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, thay đổi nội dung doanh nghiệp, tạm dừng kinh doanh của doanh nghiệp thông qua để ra các văn bản sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình hiện tại; đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư bổ sung Quy chế các quy định về định danh và xác thực điện tử theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/09/2022 của CP khi thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh bằng phương thức điện tử của doanh nghiệp, cá nhân nhằm đảm bảo thống nhất và tính xác thực cao hơn, chặt chẽ hơn.

Ngoài ra cũng cần điều chỉnh thời gian thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký từ 01 năm xuống thời gian ngắn hơn.

b) Về chủ thể kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Các quy định, hướng dẫn liên quan đến hóa đơn điện tử cần được hoàn thiện phù hợp với tình trạng hiện nay, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ triển khai HĐĐT có mã của CQT khởi tạo từ máy tính tiền trên toàn quốc; nâng cấp ứng dụng HĐĐT đáp

Một phần của tài liệu Pháp luật về Kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)