Nếu phân loại theo hình thức trả lãi, TGTK có thể chia thành trả lãi trước, trả lãi sau và trả lãi định kỳ (Nguyễn Văn Tiến, 2013). Trong đó, trả lãi trước là hình thức mà ngay sau khi gửi tiền, khách hàng đã nhận được tiền lãi, còn gọi đây là hình thức trả lãi đầu kỳ. Trả lãi định kỳ là hình thức trả phần lãi cho khách hàng định kỳ theo tháng, theo quý... tùy vào thỏa thuận giữa ngân hàng - khách hàng. Trả lãi cuối kỳ là
hình thức chỉ trả lãi khi khách hàng tất toán khoản TGTK sau khi hết kì hạn gửi.
2.1.1.4.4. Chức năng của TGTK
TGTK của khách hàng tại các NHTM đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế, ngân hàng và chính khách hàng. Đây là nguồn vốn thiết yếu để NH thúc đẩy các hoạt động kinh doanh. Đặc điểm của loại vốn này là tính biến động cao, đặc biệt là đối với hình thức không kì hạn, và chịu ảnh hưởng lớn từ như môi trường kinh doanh địa phương. Vốn huy động có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của NH trên thị trường. Quy mô TGTK phản ánh cả uy tín lẫn thương hiệu của một NH; khi uy tín NH càng cao, khách hàng càng tin tưởng gửi tiết kiệm tại NH (Bùi Diệu Anh, 2013).
TGTK tại NHTM được xem như một khoản đầu tư sinh lời của khách hàng.
Đây là hình thức đầu tư được đánh giá là an toàn, ít rủi ro và không đòi hỏi nhiều thời gian, kiến thức như đầu tư bất động sản, vàng, chứng khoán, ngoại tệ...Ngoài ra, thông qua các khoản TGTK, khách hàng còn dễ dàng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ khác của NH như vay vốn, thẻ tín dụng...(Nguyễn Minh Kiều, 2013).
Thông qua việc khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại NH, khách hàng không chỉ giúp NH tập hợp được nguồn vốn lớn để thực hiện cấp tín dụng mà song song đó còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
2.1.1.5. Khách hàng cá nhân (KHCN) 2.1.1.5.1. Khái niệm KHCN
“KHCN” (KHCN) là một người hoặc một nhóm người đã, đang hoặc sẽ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng cho mục đích cá nhân hoặc gia đình.
2.1.1.5.2. Đặc điểm KHCN
Phân khúc KHCN là một thị trường đầy tiềm năng nhờ số lượng lớn và nhu cầu nâng cao chất lượng đời sống ngày càng được ý thức và đẩy mạnh. Tuy nhiên, giá trị mỗi lần cung cấp dịch vụ thường không lớn, và mỗi khách hàng có độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, sở thích,.. sẽ có mục tiêu khác nhau. Nhu cầu của họ cũng đa dạng và thường xuyên biến đổi hơn so với các tệp khách hàng khác.
2.1.1.5.3. Vai trò và giá trị của KHCN trong NHTM
KHCN là người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Quyết định gửi tiền của họ phụ thuộc vào năng lực tài chính của bản thân. Nếu khách có năng lực tài chính cao, họ sẽ có nhiều khả năng và điều kiện để gửi tiền vào NH, trở thành khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, yếu tố hậu mãi và tri ân khách hàng thân thiết cũng là một yếu tố được khách hàng quan tâm để quyết định việc sử dụng dịch vụ và gửi tiền tại một NH.
2.1.1.6. Thương hiệu và uy tín ngân hàng
Thương hiệu ngân hàng là tên gọi, ký hiệu, biểu tượng và hình ảnh,…hoặc sự phối hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt sản phẩm và dịch vụ của một ngân hàng với ngân hàng khác, dần được tạo dựng qua thời gian và chiếm một vị trí rõ ràng trong tâm trí khách hàng.
Thương hiệu trong hoạt động của ngân hàng hết sức cần thiết, nó là một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bất cứ ngân hàng nào. Khi nền tảng thương hiệu không vững chắc thì việc phản tác dụng tất yếu sẽ diễn ra và lòng tin của khách hàng vào hoạt động ngân hàng đó sẽ giảm đi và thậm chí mất hẳn. Trong trường hợp này thì thương hiệu không mang lại giá trị doanh nghiệp mà còn là sự thiệt hại về tài sản. Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ cho thấy mức độ thoả mãn tăng lên tương ứng với sự đáp ứng đầy đủ cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần, cho nên giá trị thương hiệu trong lĩnh vực dịch vụ không chỉ đơn thuần là sự đánh giá của người tiêu dùng khi đáp ứng nhu cầu mà còn là một sự thoả mãn về đẳng cấp khi sử dụng dịch vụ cung ứng. Ngân hàng là một dịch vụ cao cấp cho nên việc định giá thương hiệu cũng xuất phát từ chỗ đáp ứng nhu cầu tinh thần và vật chất của người tiêu dùng do bản thân thương hiệu dịch vụ ngân hàng mang lại.
2.1.1.7. Hình thức chiêu thị
Chiêu thị là là tập hợp các biện pháp & nghệ thuật nhằm thông tin cho khách hàng (hiện có & tiềm năng) biết về sản phẩm hiện có hoặc dự kiến của doanh nghiệp, đồng thời thu hút họ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Có nhiều hình thức chiêu thị khác nhau, trong đó 7 hình thức phổ biến nhất bao gồm:
o Quảng cáo: quảng cáo ngoài trời, quảng cáo TVC, quảng cáo online..
o Khuyến mãi: flash sale, giveaway, đổi điểm thưởng hoặc phiếu giảm giá,…
o Quan hệ công chúng: tổ chức họp báo, tuyên bố báo chí, hoạt động công chúng và truyền thông xã hội
o Tiếp thị trực tiếp: email, tin nhắn, mạng xã hội,…
o Bán hàng cá nhân: nhân viên kinh doanh gặp mặt 1:1 với khách hàng
o Tài trợ: tài trợ quảng cáo, thiện nguyện,…
o Tham gia các sự kiện 2.1.1.8. Bảo mật