Chương 1: TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
1.3. Các công trình liên quan đến giải pháp phát huy sức mạnh mềm văn hóa trong phát triển kinh tế du lịch
Phạm Huy Kỳ với bài viết Vấn đề nâng cao “sức mạnh mềm” văn hóa ở Việt
Nam hiện nay (2010) [52], khái quát khung lý thuyết trong học thuyết sức mạnh mềm
của J. Nye và khẳng định trong thời đại ngày nay, Việt Nam không thể không xây dựng “sức mạnh mềm” văn hóa. Để tăng cường xây dựng văn hóa, nâng cao “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp: (i) Tiến hành tiếp thu, chọn lọc và vận dụng đầy đủ với văn minh hiện đại; (ii) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các giá trị văn hóa nước ta ra thế giới; (iii) Phát huy sức cảm hóa và sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội; (iv) Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền đối ngoại; (v) Chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa; (vi) Tập trung xây dựng “sức mạnh mềm”
văn hóa cơ sở, trước hết, phải coi trọng giáo dục lịch sử; (vii) coi trọng phát huy tác dụng của triết học và khoa học xã hội. Căn cứ vào hiện trạng triết học, khoa học xã hội nước ta, các cấp ủy và chính quyền phải coi xây dựng “sức mạnh mềm” văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, lấy nghiên cứu và thực hành lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, phát huy tác dụng quan trọng của triết học, khoa học xã hội trong phát triển đất nước bền vững, xây dựng đầy đủ môi trường thuận lợi cho triết học, khoa học xã hội không ngừng phát triển. Nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa mà nghiên cứu sinh có thể kế thừa để đề xuất chính sách gợi mở cho các địa phương khu vực miền núi phía Bắc triển khai các nhiệm vụ phát huy vai trò sức mạnh mềm văn hoá trong phát triển kinh tế du lịch như chính sách nâng cao nhận thức của các chủ thể thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, coi trọng giáo dục lịch sử, phát huy tác dụng của triết học và khoa học xã hội.
Nguyễn Văn Tuấn trong bài Du lịch Việt Nam và những giải pháp đẩy mạnh
phát triển trong thời kỳ mới (2015) [114], đã phân tích những nỗ lực vươn lên và thành quả cũng như những hạn chế cần khắc phục của du lịch Việt Nam trong thời gian qua, trên cơ sở đó đã đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch như:
Nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch; Tăng cường hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển du lịch thông qua các chương trình, đề án, chính sách ưu đãi; Tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm an ninh, an toàn để thu hút khách và phát triển du lịch; Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch; Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch. Đây là tham chiếu mà nghiên cứu sinh có thể kế thừa để đề xuất giải pháp như nâng cao nhận thức của các chủ thể, hoàn thiện thể chế, chính sách, tạo điều kiện căn cứ pháp lý cho phát huy vai trò sức mạnh mềm văn hóa trong phát triển kinh tế du lịch như xây dựng các chương trình, đề án, tạo điều kiện thuận lợi, tăng cường quản lý Nhà nước.
Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Thị Nhuần trong cuốn sách Xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước theo Tư tưởng Hồ Chí Minh (2017) [12], gồm 30 bài viết của
các tác giả được chia thành 3 phần: (i) Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; (ii) Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; (iii) Những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Trong đó có một số bài viết liên quan đến đề tài luận án như bài viết
Một số giải pháp nhằm gia tăng “sức mạnh mềm” văn hóa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của tác giả Nguyễn Toàn Thắng, Tư tưởng “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” và bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp đổi mới hiện nay của tác giả Phạm Duy Đức, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của tác giả Bùi Đình Phong, Đổi mới việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam, đảm bảo phát triển bền vững của đất nước của tác giả Đào Duy Quát, Một số vấn đề đặt ra trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa tộc người của tác giả Bùi
Thị Kim Chi.v.v.. Các bài viết của các giả trong cuốn sách đã gợi mở cho nghiên cứu sinh đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò sức mạnh mềm văn hoá trong phát triển kinh tế du lịch ở khu vực miền núi phía Bắc đó là: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hoá, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và giá trị văn hoá tộc người, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá các giá trị văn hoá tộc người,...
Đoàn Công Huynh với đề tài Nghiên cứu sức mạnh mềm và đề xuất giải pháp
quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua sức mạnh mềm của Việt Nam (2018) [47], đã
hệ thống hóa lý luận về sức mạnh mềm, quảng bá hình ảnh quốc gia, đánh giá thực trạng công tác quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua sức mạnh mềm của Việt Nam trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao hiệu quả công tác quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua sức mạnh mềm trong thời gian tới, như: Giải pháp về cơ chế, chính sách; Giải pháp tăng cường và nâng cao nhận thức; Giải pháp tăng cường nội dung, phương thức, hình thức quảng bá; Giải pháp tập trung nguồn lực nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng. Một số giải pháp mà tác giả đã đưa ra như giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp về nhận thức, giải pháp về nguồn lực là những gợi mở có giá trị để nghiên cứu sinh đề xuất hệ thống các giải pháp trong chương 4 của luận án.
Song Thành trong cuốn sách Phát huy các giá trị văn hóa - đạo đức “sức mạnh
mềm” của Việt Nam trong hội nhập và phát triển (2018) [97], với 10 bài viết chọn
lọc của tác giả, là những báo cáo khoa khoa học, tham luận đã được tác giả trình bày tại các hội thảo quốc tế và trong nước. Trong đó, đáng chú ý là bài viết “Ngoại giao
văn hóa” với vấn đề gia tăng “sức mạnh mềm” của Việt Nam trong hội nhập và phát triển [97, tr. 20-43]. Trong bài viết, tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò của “ngoại giao
văn hóa” như là một biện pháp quan trọng để phát huy sức mạnh mềm của quốc gia.
Trong ngoại giao văn hóa, cần chú ý đến tăng cường sức mạnh mềm của “ngoại giao công chúng” để giúp bạn bè trên thế giới cập nhật thông tin đúng đắn về Việt Nam.
Lê Doãn Sơn với bài Xây dựng và phát huy “sức mạnh mềm” để phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (2019) [91], đã phân tích khái
niệm sức mạnh mềm dựa trên quan điểm của J. Nye. Khi nghiên cứu những giá trị căn bản và lợi ích to lớn của sức mạnh mềm cũng như những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, tác giả cho rằng Việt Nam cần có những chính sách, biện pháp phù hợp để xây dựng và củng cố sức mạnh mềm, cụ thể là: Cần tiếp tục đổi mới về thể chế; Nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Tiếp tục gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc; Chú trọng, đẩy mạnh công tác ngoại giao; Ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để phát triển khoa học và công nghệ. Đây là những nhóm giải pháp mà nghiên cứu sinh có thể kế thừa để đề xuất các giải pháp nhằm phát huy sức mạnh mềm văn hoá trong phát triển kinh tế du lịch khu vực miền núi phía Bắc ở chương 4 của luận án.
Nguyễn Thị Thu Phương với đề tài Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sức
mạnh mềm văn hóa Việt Nam (2020) [88], đã cho thấy, chiến lược phát huy sức mạnh
mềm văn hóa của Việt Nam trước hết phải bắt đầu từ những “mục tiêu cụ thể” trong việc sử dụng nguồn lực mềm văn hóa để chuyển hóa thành sức mạnh mềm văn hóa.
Đó là: (1) Vấn đề lựa chọn và sử dụng nguồn lực mềm văn hóa phải gắn với các cấp độ ưu tiên khác nhau tùy thuộc vào tình hình thực tiễn; (2) Việt Nam có thể chuyển hóa được các nguồn tài nguyên di sản phi vật thể và vật thể thông qua hoạt động du lịch nhằm thu hút du lịch, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; (3) Việt Nam cần phải tạo ra sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các kênh ngoại giao văn hóa,
truyền thông, các ngành công nghiệp văn hóa (đặc biệt là du lịch văn hóa, ẩm thực, thủ công mỹ nghệ) để tạo nên cơ chế chuyển hóa nguồn lực thành sức mạnh mềm hiệu quả; (4) Căn cứ vào điều kiện thực tiễn hiện nay, nhóm nghiên cứu khuyến nghị Việt Nam cần lựa chọn Hà Nội để đưa vào bản đồ thành phố sáng tạo ở khu vực và triển khai các giải pháp nhằm xây dựng thành công thương hiệu thành phố sáng tạo như một điểm đến của sức hấp dẫn, lôi cuốn và thuyết phục của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Đồng thời, nhóm nghiên cứu đã kiến nghị với Ban Bí thư một số vấn đề: Một là, phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam với nội hàm phát huy sức hấp dẫn, thu hút, thuyết phục của văn hóa Việt Nam thông qua cơ chế chuyển hóa tài nguyên mềm văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa với sự phối hợp đồng bộ các kênh truyền ngoại giao văn hóa, công nghiệp văn hóa, truyền thông và các kênh liên quan khác; Hai là, để triển khai hiệu quả cơ chế này, đề tài kiến nghị Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về Xây dựng và phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, làm căn cứ pháp lý để các bộ, ngành và toàn xã hội tiến hành xây dựng chiến lược quốc gia về sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Hòa với bài viết Phát huy sức mạnh mềm quốc gia từ giá trị văn
hóa dân tộc (2020) [42], khẳng định để phát huy vai trò sức mạnh mềm văn hoá cần
triển khai một số giải pháp sau: (i) Phát huy sức mạnh mềm văn hoá thông qua mọi con đường giao lưu, hợp tác trên mọi lĩnh vực cũng như mọi hình thức, phương tiện thông tin, truyền thông để quảng bá, giới thiệu, đưa văn hóa, các giá trị văn hóa Việt Nam ra nước ngoài; (ii) Sáng tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa mới có giá trị trên nền tảng văn hóa truyền thống Việt Nam; (iii) Tăng cường hơn nữa việc giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, của đất nước, con người, danh nhân văn hóa Việt Nam, đồng thời kiên quyết chống lại những biểu hiện phản văn hóa, lai căng, mất gốc, sùng ngoại, v.v.. Trong vấn đề này, vai trò của báo chí truyền thông và đạo đức nghề báo là hết sức quan trọng trong hành trình “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”. Bài viết là nguồn tài liệu gợi mở hữu ích cho nghiên cứu sinh đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò sức mạnh mềm văn hoá trong phát triển kinh tế du lịch từ giá trị văn hoá dân tộc.
Tác giả Nguyễn Thị Nga và Đỗ Thị Vân Hà trong bài viết Phát huy sức mạnh
mềm văn hóa trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (2020) [77] đã khẳng định sức mạnh mềm văn hoá Việt Nam bắt nguồn từ nhiều nguồn lực văn hóa, từ những giá trị bản sắc tới những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc. Trong đó, có thể thấy cốt lõi của sức mạnh mềm văn hoá Việt Nam là bản sắc văn hoá Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam hiện nay: (i) Nâng cao tính chủ động, tích cực cho các chủ thể sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Cốt lõi của chiến lược này trước tiên là cần định vị rõ những lợi thế của văn hóa Việt Nam để quảng bá ra bên ngoài;
(ii) Xây dựng hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế; (iii) Giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hóa, phát huy giá trị di sản thông qua các sản phẩm du lịch. Thông qua những hoạt động này, chúng ta định vị được hình ảnh đất nước và nền văn hóa độc đáo, đặc sắc của Việt Nam.
Nguyễn Duy Bắc trong bài viết Phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới (2021) [4] đã phân tích nền văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn
cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những thuận lợi và khó khăn. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản phát huy hơn nữa “sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam” trên trường quốc tế trong thời gian tới: Một là, quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; Hai là, sáng tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa mới có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao trên nền tảng văn hóa truyền thống và cách mạng Việt Nam; Ba là, lan tỏa giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa Việt Nam; Bốn là, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và ngoại giao văn hóa; Năm là, tập trung đầu tư phát triển mạnh ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa; Sáu là, phát triển mạnh du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn. Những giải pháp này là cơ sở để nghiên cứu sinh tham khảo, đề xuất các giải pháp phát huy sức mạnh mềm văn hoá trong phát triển kinh tế du lịch ở miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.
Tác giả Trần Văn Phòng trong bài viết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt
Nam về phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế (2021) [83], đã đề xuất các giải pháp phát triển
văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của Việt Nam theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng. Các giải pháp bao gồm: (i) Nghiên cứu, xác định, triển khai xây dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam; (ii) Có cơ chế, chính sách, giải pháp để xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, cải thiện điều kiện hưởng thụ văn hóa của nhân dân;
(iii) Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo, quản lý; (iv) Nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình văn hóa, văn nghệ; (v) Phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam; (vi) Phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa; (vii) Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về văn hóa. Thông qua một số giải cơ bản bám sát theo tinh thần Đại hội XIII, nghiên cứu là những gợi mở hữu ích cho nghiên cứu sinh tham khảo để đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò sức mạnh mềm văn hoá trong phát triển kinh tế du lịch như giải pháp về nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, Giải pháp về cơ chế và chính sách xây dựng môi trường văn hoá,…
Triệu Thị Tình với bài viết Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, gắn với
phát triển du lịch bền vững (2021) [105], nhấn mạnh bảo tồn văn hóa, thực chất là
những nỗ lực nghiên cứu, phát huy hệ giá trị, nâng cao hiểu biết của con người về lịch sử hình thành, ý nghĩa và vai trò của di sản văn hóa trong đời sống xã hội. Trên cơ sở phân tích công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch ở Hà Giang, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, gắn với phát triển du lịch bền vững: (i) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tham mưu cho Chính phủ quan tâm đầu tư nguồn vốn tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu, chiến lược phát triển văn hóa, đảm bảo đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm; (ii) Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển văn hóa, đầu tư bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đầu tư, quan tâm thỏa đáng phù hợp với điều kiện sống và đặc điểm tâm lý xã hội của cộng đồng tộc người, nhất là vùng sâu vùng xa, biên giới; (iii) Rà soát và sửa đổi bổ sung các văn bản liên quan lĩnh vực văn hóa đã tồn tại lâu không còn phù hợp; (iv) Đầu tư kinh phí và có chính sách ưu tiên, hỗ trợ việc trùng tu, tôn tạo đối với các di tích, danh thắng đã được xếp hạng cấp quốc gia,