PHẦN III. BÁO CÁO ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI HUYỆN IA GRAI
3.2. Giải pháp quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
3.2.1. công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB Công tác lập
kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Để công tác này đạt hiệu quả cao trong điều kiện nguồn vốn thanh toán hạn hẹp thì UBND huyện cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, chấp hành nghiêm chế độ quản lý tài chính trong đầu tư XDCB đảm bảo đúng quy trình xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm.
Thực hiện Luật đầu tư công năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, đó là xây dựng kế hoạch và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB trung hạn trong thời gian 5 năm cho các Bộ, Ngành, địa phương để các đơn vị này chủ động điều hành kế hoạch vốn cho các dự án đầu tư và chỉ được quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Đồng thời, Luật Đầu tư công cũng quy định rõ nguồn vốn đầu tư công phân bổ trong 5 năm tới sẽ theo 5 trình tự ưu tiên sau:
Thứ nhất, ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự án PPP.
Thứ hai, vốn đối ứng cho các dự án vốn ODA.
Thứ ba, trả nợ đọng vốn đầu tư XDCB.
Thức tư, vốn cho những công trình chuyển tiếp.
Thứ năm là, cân nhắc, xem xét các công trình khởi công mới.
Do đó, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 UBND huyện không bố bí vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, các công trình nhóm C phải bố bí vốn để đảm bảo thực hiện trong 3 năm, nhóm B là 5 năm, ưu tiên bố trí vốn cho các công trình chuyển tiếp, các công trình đã được phê duyệt quyết toán còn thiếu vốn, các dự án dự kiến hoàn thành trong năm và
phải bố trí ít nhất 30% ngân sách để trả nợ cũ.
Đồng thời cần gắn kế hoạch vốn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện trong từng giai đoạn cụ thể; kiên quyết loại bỏ khỏi danh mục kế hoạch vốn đầu tư hàng năm đối với các dự án không có hiệu quả kinh tế xã hội cao hoặc không phù hợp với định hướng chung (trừ trường hợp cấp bách như thiên tai, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của người dân,...).
Hai là, đầu tư tập trung, không dàn trải, ưu tiên các mục tiêu trọng điểm để tạo ra các sản phẩm mang tính đặc trưng tránh trùng lặp với các địa phương khác góp phần thực hiện định hướng phát triển chung của địa phương như xây dựng khu sản xuất, chế biến sữa tươi khép kín; nhà máy cấp nước sạch tập trung của 13 xã Hữu Đáy, khu du lịch sinh thái Tam Chúc - Ba Sao,...Như vậy cũng tránh hiện tượng đầu tư mang tính ngắn hạn, hạn chế lãng phí vốn và chuyển hướng đầu tư từ chiều rộng sang chiều sâu.
Ba là, UBND huyện cần có quy định cụ thể và công khai, minh bạch trong việc lựa chọn thứ tự ưu tiên để phân bổ vốn đầu tư tránh bố trí vốn dàn trải, phân tán, lãng phí vốn hoặc công trình cần vốn thì phân bổ sau, có công trình thì
chưa đủ hồ sơ cũng được phân bổ vốn.
3.2.2. Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
Để nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cần phải tiến hành một số giải pháp trọng tâm như sau:
Thứ nhất là cần phải cải cách thủ tục hành chính trong thanh toán vốn đầu
tư bằng cách triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vốn đầu tư trên địa bàn huyện. Các cơ quan liên quan như Phòng Tài chính – KH, Kho bạc nhà nước huyện cần bám sát nguyên tắc, chế độ quản lý theo Luật NSNN, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn Đầu tư XDCB để thống nhất quy trình, thủ tục thanh toán; các loại hồ sơ, mẫu biểu liên quan và niêm yết công khai tại Kho bạc Nhà nước huyện Ia Grai cũng như trên cổng thông tin điện tử của huyện (đặc biệt trong giai đoạn cơ chế chính sách có nhiều thay đổi như hiện nay) nhằm giảm thời gian, chi phí đi lại nhiều lần để giao dịch thanh toán vốn.
Thứ hai là, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế thất thoát lãng
phí, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển thì cần phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Do đó, yêu cầu tăng cường kỹ năng của cán bộ Kho bạc Nhà nước, từng bước xây dựng văn minh, văn hóa ngành Kho bạc hướng tới thực hiện mục tiêu “giao dịch thuận lợi, thủ tục đơn giản, kiểm soát chặt chẽ”. Từ đó cần phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ kho bạc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đảm bảo đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn theo các quy định về đầu tư XDCB và rút ngắn thời gian kiểm soát và thanh toán vốn cho các công trình.
Thứ ba là, UBND huyện tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, hàng quý để đánh giá tiến độ thực hiện khối lượng, giải ngân và xử lý các vướng mắc phát
sinh trong quá trình triển khai dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Phòng Tài chính – KH chủ động tổng hợp, tham mưu, đề xuất UBND huyện thanh toán vốn trước cho các công trình thực hiện đúng kế hoạch, rút ngắn thời gian thi công để nêu gương cho các đơn vị thực hiện cầm chừng, cố tình kéo dài thời gian để thay đổi đơn giá nhưng cũng tránh việc chạy theo thành tích, dễ tạo kẽ hở trong quản lý, gây thất thoát vốn NSNN.
Thứ tư là, chủ đầu tư và đơn vị thi công hoàn tất thủ tục để thanh toán khi
có khối lượng công trình hoàn thành tránh tập trung thanh toán tất cả các công trình vào những tháng cuối năm gây khó khăn cho công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB và giảm khối lượng thanh toán chuyển giao năm sau.
3.2.3. Đẩy nhanh công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB
Quyết toán dự án hoàn thành là khâu cuối cùng rất quan trọng của quá trình quản lý vốn đầu tư XDCB để công nhận tính hợp pháp, hợp lý và quan trọng hơn là tính minh bạch trong sử dụng vốn đầu tư tạo ra sản phẩm hoàn thành cho nền kinh tế. Vì vậy, đẩy nhanh công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB là một trong những giải pháp tài chính quan trọng để ngăn ngừa lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.
Trước hết cần thực hiện nghiêm Thông tư 19/2015/TT-BTC ngày
14/2/2015 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Đối với dự án nhóm C, trong 6 tháng kể từ khi công trình được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng chủ đầu tư phải lập hồ sơ quyết toán công trình, nếu không sẽ bị xử phạt. Đặc biệt, cần công khai, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 27/CT - TTg, ngày 27-12-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước, trong đó nêu rõ, từ năm 2018 trở đi, không
giao dự án đầu tư mới cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án có dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 24 tháng trở lên; không bố trí kế hoạch vốn để thanh toán số vốn còn thiếu cho các dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 12 tháng trở lên;
không cho phép nhà thầu đang có hợp đồng vi phạm quy định về thời gian lập hồ sơ quyết toán hợp đồng được tham gia đấu thầu dự án mới.
Theo dõi sát thời gian các công trình sau khi nghiệm thu bàn giao đến khi nộp báo cáo quyết toán đến cơ quan thẩm tra; hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động đầu tư XDCB hàng năm nên đưa thêm nội dung biểu dương đơn vị thực hiện quyết toán đúng thời gian quy định và những đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ quyết toán vốn đầu tư, đồng thời phê bình những đơn vị chậm quyết toán, không hoàn thành nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, có hình thức khen thưởng đối với cơ quan quyết toán trước thời gian quy định mà thiết thực nhất là ưu tiên bố trí vốn cho những dự án, công trình do những đơn vị đó làm chủ đầu tư. Đồng thời, có hình thức phạt nghiêm minh đối với các đơn vị quyết toán chậm theo từng đối tượng và nôi dung vi phạm dựa trên cơ sở quy định tại điều 22 của Thông tư 19/2015/TT-BTC.
Bên cạnh đó, cần tăng cường, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thẩm tra, quyết toán, cải tiến quy trình, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu suất xử lý các khâu quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN:
Vấn đề con người làm công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB của huyện hiện nay vẫn đang là một vấn đề cần quan tâm. Đội ngũ cán bộ làm công tác quyết toán không chỉ hạn chế về trình độ chuyên môn mà còn thiếu về số lượng. Để giải quyết vấn đề này, UBND huyện cần ưu tiên sắp xếp những cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ này. Bởi vì cán bộ làm công tác thẩm tra quyết toán phải có đủ năng lực để căn cứ đơn giá, khối
lượng, chất lượng, chủng loại vật liệu, đối chiếu với dự toán được duyệt và các điều kiện khác như hợp đồng, biên bản nghiệm thu,... để phát hiện ra những sai phạm gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước. Đặc biệt là kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực, vụ lợi cá nhân thông qua việc hợp thức hóa cho nhà thầu.
Ngoài ra, khi thực hiện thẩm tra những dự án cụ thể có biểu hiện phức tạp mà năng lực của cán bộ chuyên môn không đáp ứng được, UBND huyện có thể mời những chuyên gia cũng như đơn vị tư vấn có kinh nghiệm cùng tham gia để đảm bảo chất lượng.
Đồng thời, cơ quan được giao chức năng thẩm tra quyết toán cũng phải chủ động tạo điều kiện về mặt thời gian, kinh phí cử cán bộ chuyên môn tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do các cơ quan nhà nước cấp trên tổ chức; đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quyết toán vốn đầu tư để nâng cao hiệu suất thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
3.2.3. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư XDCB
Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư XDCB là hoạt động rất quan trọng đóng góp tích cực trong việc ngăn ngừa, răn đe, phòng chống thất thoát, lãng phí trong chi tiêu công nói chung và chi đầu tư XDCB từ NSNN nói riêng. Trong thời gian tới cần thực hiện một số nội dung sau:
Một là, tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo đúng quy định
của Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về việc giám sát và đánh giá đầu tư theo các nội dung đã được quy định rõ của từng hoạt động theo dõi, kiểm tra, đánh giá,...
Hai là, cán bộ thanh kiểm tra, giám sát cần được bồi dưỡng, đào tạo nâng
cao trình độ, đặc biệt là trình độ về chuyên ngành đầu tư XDCB để theo kịp yêu cầu quản lý tài chính hiện đại cũng như phát hiện các sai phạm với những cách thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp của hoạt động đầu tư từ NSNN góp phần hạn chế thấp nhất thất thoát, lãng phí trong đầu tư như lãng phí do quy hoạch (đầu tư sai chủ trương, quy mô đầu tư quá lớn,...), lãng phí do cơ cấu đầu tư không hợp lý, lãng phí trong thi công xây lắp (Chọn hệ số an toàn quá cao, chọn thi công bằng thủ công dù vẫn có thể làm bằng máy,..),... Đặc biệt là cán bộ thanh kiểm tra phải có trình độ cao mới có thể phát hiện được tình trạng thông đồng, dàn xếp trong đấu thầu để gửi giá, nâng giá, tăng khối lượng hay ăn bớt vật liệu, dùng vật liệu giá thấp hơn so với dự toán được phê duyệt... để trục lợi.
Ba là, hệ thống thanh kiểm tra (Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra ngành,...) cần có sự phối hợp với nhau trong việc xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động thanh kiểm tra, giám sát (kiểm tra, giám sát ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư, trong lúc thực hiện đầu tư thay vì kiểm tra, giám sát khi hoàn thành dự án);
phân định rõ phạm vi, nhiệm vụ của các cơ quan để tránh trùng lắp, chồng chéo mà vẫn đảm bảo phòng chống tham nhũng, lãng phí hiệu quả.
Bốn là, phát huy vai trò xã hội hóa đối với hoạt động kiểm tra, giám sát.
Bên cạnh việc giám sát của Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn thì cần khuyến khích dân cư sinh sống trên địa bàn, cộng đồng, tổ chức xã hội tích cực tham gia giám sát hoạt động đầu tư nhằm phát hiện, kiến nghị với cơ quan Nhà nước kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trong thực hiện đầu tư, hạn chế lãng phí, thất thoát vốn do chủ đầu tư và nhà thầu, tổ chức tư vấn thông đồng, móc ngoặc, khép kín trong giám sát đầu tư; các hạng mục đầu tư, khối lượng, chất lượng, chủng loại vật liệu; công khai tài chính trong việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản
của Nhà nước, vốn góp của nhân dân.
Lắng nghe ý kiến của nhân dân, đặc biệt là ý kiến của những người quản lý sử dụng kết quả đầu tư nhưng cũng cần có đánh giá, phân tích kỹ lưỡng những dư luận xã hội để nâng cao chất lượng kiểm tra, thanh tra cũng như việc thực hiện đầu tư đạt hiệu quả cao nhất hạn chế đến mức thấp nhât lãng phí, thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước.
Năm là, thực hiện nghiêm các kết luận của thanh tra, kiểm toán, công
khai kết quả giải quyết, xử lý những vi phạm đã được phát hiện để người dân, xã hội giám sát việc thực hiện kiến nghị, kết luận sau thanh tra. Đồng thời, thực hiện công khai sẽ khiến người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện quyền hạn của mình.
3.2.5. Giải pháp tổ chức thực hiện nâng cao trình độ quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
Phòng Tài chính – KH huyện phối kết hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho HĐND - UBND huyện ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ quy chế quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai như trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị cũng như tiêu chí dự án được đưa vào kế hoạch và phân bổ vốn.
UBND huyện có trách nhiệm phổ biến, công khai các quy định trong việc thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư của huyện để các cá nhân, tổ chức liên quan cùng nghiêm túc thực hiện.