CÁC NHAN TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN NGUÒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại Công ty cổ phần Foodinco miền Trung (Trang 38 - 42)

TRONG DOANH NGHIEP 1.5.1. Nhân tố bên trong Thứ nhất: Mục tiêu, chiến lược và chính sách phát triển của doanh nghiệp:

Mỗi một doanh nghiệp đều có những mục tiêu, chiến lược riêng cho từng giai đoạn phát triển. Những mục tiêu chiến lược này chỉ phối tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Khi doanh

39

nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi cơ cấu tô chức, công nghệ.... thì người lao động cần phải được đào tạo lại để có những kiến thức, kỹ năng phù hợp với những thay đổi đó theo từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.

Chính sách, triết lý quản lý, những tư tưởng, quan điểm của người quản lý cấp cao của tô chức về cách quản lý con người trong tổ chức cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tac dao tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp và từ đó sẽ hình

thành những định hướng, chính sách trong công tác này như chính sách tiền lương,

đãi ngộ, khuyến khích người lao động.

Thứ hai: Mô hình tỗ chức, quy mô của doanh nghiệp:

Mô hình tổ chức của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới sự phát triển nguồn nhân lực sẽ thể hiện ở chỗ: mô hình tổ chức sẽ chỉ phối đến nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân sự của doanh nghiệp. Mô hình tổ chức càng ổn định càng tạo điều kiện tốt cho việc phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Quy mô của doanh nghiệp càng lớn nhiều ngành nghề lĩnh vực thì công tác đào tạo của doanh nghiệp càng phức tạp và ngược lại. Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp cũng là một khía cạnh ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cơ cấu càng

đơn giản thì việc ra quyết định càng nhanh chóng, sự trao đổi thông tin thuận lợi và mức độ gắn kết các bộ phận càng cao. Ngược lại, tổ chức bộ máy càng công kénh, phức tạp thì quản lý càng khó, dẫn đến trong công tác đào tạo tiến trình đảo tạo sẽ khó thực hiện một cách đồng bộ và linh hoạt. Ngoài ra su thay đổi cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo trong doanh nghiệp.

Thứ ba: Điều kiện cơ sở vật chất, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào các quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Khoa học kỹ thuật phát triển và việc ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra những đòi hỏi buộc doanh nghiệp phải phát triển nguồn nhân lực để phù hợp với nó, nhằm phát huy hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp.

Điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Bởi vì khi điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ được đảm bảo thì công tác đào tạo và phát triển mới tiến hành một cách

40

có hiệu quả, và ngược lại.

Thứ tr: Lực lượng lao động hiện tại của doanh nghiệp.

+ Trình độ của người lao động: Nghiên cứu chất lượng lao động của lực lượng lao động hiện tại sẽ cho thay những ai cần phải đào tao? Dao tạo những gì?. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có trình độ cao và đồng điều rất thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực. Lúc này doanh nghiệp có thẻ lựa chọn sử dụng da dang hoặc phối hợp được nhiều giải pháp phát triển ngồn nhân lực, mang lại hiệu quả cao

nhất cho cả doanh nghiệp và bản thân người lao động.

+ Cơ cấu lao động theo độ tuôi, giới tính:

Về độ tuổi, nếu một doanh nghiệp có cơ cấu lao động trẻ hơn doanh nghiệp kia thì nhu cầu dao tạo sẽ có khả năng cao hơn doanh nghiệp kia. Điều này xuất phát từ đặc điểm tâm lý của người lao động là càng lớn tuổi thì nhu cầu học tập càng giảm đi.

Giới tính cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo của một doanh nghiệp. Thông

thường trong một doanh nghiệp nếu tỷ lệ nữ cao hơn nam giới thì nhu cầu đào tạo sẽ thấp và ngược lại.

1.5.2. Nhân tố bên ngoài Thứ nhất: Môi trường kinh tế, môi trường chính trị cũng ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Khi nền kinh tế phat ti ‘én, môi trường chính trị ổn định thì người lao động thường có nhu cầu đảo tạo lớn và công tác đào tạo cũng không bị ảnh hưởng lớn.

Xu thế phát triển kinh tế của ngành có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nguồn nhân lực nói riêng và quản trị nguồn nhân lực nói chung ở doanh nghiệp. Trong giai đoạn mà kinh tế đang suy thoái hoặc kinh tế bất ổn định có chiều hướng đi xuống, doanh nghiệp một mặt vẫn cần phải duy trì lực lượng có tay nghề, mặt khác phải giảm chỉ phí lao động. Do vậy doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định nhằm thay đổi chương trình phát triển nguồn nhân lực như việc giảm quy mô về số lượng, đa dang hoá năng lực lao động của từng cá nhân dé người lao động có thê kiêm nhiệm cùng một lúc nhiều loại công việc khác nhau, hoặc giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghĩ, nghĩ việc hoặc giảm phúc lợi ...

41

Ngược lại. Khi kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định, doanh nghiệp lại có nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, tăng cường đảo tạo, huấn luyện, phát triển người lao động về mọi mặt nhằm thu hút người lao động tham gia vào các quá trình thực hiện và hoàn thành các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là tăng cường và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thứ hai: Hệ thống pháp luật.

Không chỉ riêng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mà tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều bị giới hạn bởi những khuôn khổ pháp lý do Nhà nước quy định, phải đảm bảo không bị trái pháp luật.

Luật pháp của Nhà nước có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nguồn nhân lực của đất nước nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng trong đó có các bộ luật hay luật trực tiếp chỉ phối như Luật lao động, Bộ luật dân sự, Luật bảo hiểm xã hội...các luật này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đúng và áp dụng linh hoạt trong hoạt động của mình nhằm bảo vệ các lợi ích chính đáng của người lao động trong đó nhu cầu phát triển nghề nghiệp chuyên môn, nhu cầu thăng tiến...vv, đồng thời đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp.

Các tiêu chuẩn về từng loại nhân lực ngoài việc phải đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ công việc còn phải nhất quán với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, với các tiêu chuẩn về trình độ học vấn, tuổi tác, kinh nghiệm do Nhà nước quy định.

Thứ ba: Đôi thủ cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh trên thị trường, cạnh tranh sản phẩm, mà còn phải cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, vì nguồn nhân sự sẽ là yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh. Đề tổn tại và phát triển doanh nghiệp cần phải phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp để giữ gìn, duy trì và thu hút nhân tài. Bởi vì những người đến với doanh nghiệp hay từ bỏ doanh nghiệp ra đi không chỉ thuần tuý chỉ vì vấn đề tiền lương, phúc lợi mà nó còn là tổng hợp của nhiều yếu tó, trong đó quan trọng nhất là ở chỗ con người có được tiếp tục phát triển hay không? Vì vậy, các đối thủ cạnh tranh sẽ là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp.

42

Thứ ti: Khách hàng Khách hàng sẽ là mục tiêu quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Thỏa mãn tốt các nhu cầu của khác hàng về sản phẩm, dich vụ là cách tốt nhất để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy làm cách nào để đạt được các mục đích đó?

Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và thỏa mãn những nhu cầu đó. Chính những nhu cầu này trong khách hàng đã đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Thứ năm: Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ Ngày nay, trên thế giới sự bùng nỗ về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin diễn ra mạnh mẽ trên nhiều khía cạnh. Để đảm bảo cạnh tranh bền vững trên thị trường, các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm tới việc cải tiến kỹ thuật, sự thay đôi công nghệ, nâng cao trình độ cơ giới hoá, tự động hoá, thay đổi quy trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Chính điều này đòi hỏi số lượng, chất lượng, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của đội ngũ người lao động phải được nâng lên đẻ có thể nắm vững các thao tác, quy trình công nghệ khi thực hiệt chương trình phát triển

công vi

nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp với công

nghệ đã lựa chọn và xu thế phát triển của nó.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại Công ty cổ phần Foodinco miền Trung (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)