Theo tờ Forbes dẫn lời: “80% những người khởi nghiệp đều thất bại”, theo tờ Vietnamnet họ đã thống kê rằng: “10 người khởi nghiệp thì hết 9 người thất bại” từ đây chúng ta có thê thấy một viễn cảnh về sự khởi nghiệp của Việt Nam nước ta đó là sự rủi ro rât cao. Tôi xin đưa ra hai luận điêm đê chứng minh quan điêm của mình.
Trước hết khởi nghiệp thất bại sẽ ảnh hướng đến tâm lý. Sau khi thất bại những
bạn sinh viên sẽ phải chịu những cú shock rất lớn, họ sẽ mất niềm tin về bản thân, sau này có thê họ sẽ tham gia vào các công ty nhưng ho sẽ mang cái tâm lý, cái suy nghĩ bài xích, cái tôi quá lớn sẽ khiến họ bị bài trừ, tách biệt khỏi cộng đồng và từ đó họ không làm được việc, bị sa thải và sẽ gây gánh nặng lớn hơn cho tình trạng thất nghiệp. Tại sao tôi lại nói như vậy? Bởi lẽ cái tôi quá lớn - đây thực sự là “căn bệnh” chung của
thanh niên, sinh viên, nhất là những bạn từ nhỏ đã sống dưới sự bảo bọc của gia đình và
chưa có nhiều kinh nghiệm xã hội. “Tôi không cần ai cả, tôi có đủ kiến thức, tôi thông minh, tôi có thê làm chủ mọi van đề, trình độ ngoại ngữ của tôi cao hơn người khác, tôi
chưa bao giờ thất bại...” là cách nhìn nhận về cuộc sống của một số sinh viên, họ thích được khen và ngưỡng mộ bản thân của họ. Tuy nhiên, không thé phủ nhận rằng những sinh viên tự vạch ra con đường tương lai của mình sau này là những người rất giỏi và năng động, muốn thử thách bản thân trước những khó khăn xã hội, nhưng đồng thời cũng có cái tôi rất lớn. Ý kiến cá nhân của họ quá lớn lấn át lý trí, lời khuyên và sự
hướng dẫn của những người đi trước, và không thích nhận những lời chỉ trích về mình.
Ngoài ra, “thương trường như chiến trường” là một sự tương phản, cho thay sự cạnh tranh rất khốc liệt, không ai nhường ai. Điều này gần như hoản toàn trái ngược với môi trường đại học tại Việt Nam, khi câu hỏi “làm thé nao để tồn tại trong thế giới nảy”
không được nhắn mạnh quá nhiều. Sinh viên luôn đi trên con đường với những hoài bão
dé thành công, nhưng không phải ai cũng đủ quyết tam dé theo đuôi chúng. Việc mat
hết số tiền tiết kiệm được từ việc làm thêm khi đi học và số tiền bố mẹ cho, khiến hầu
hết các bạn trẻ đều do dự. Hoặc tìm kiếm những “bước ngoặt” khác như làm việc cho
công ty, hoặc bạn sẽ tìm kiếm một lĩnh vực kinh doanh khác khi mới bắt đầu kinh doanh được một tháng. Mắt đi sự nỗ lực và quyết tâm khiến các bạn sinh viên khó có thể vấp ngã trong hành trình khởi nghiệp đầy cam go, đặc biệt là những sinh viên còn ít kinh nghiệm sống chưa từng trải qua thất bại. Sinh viên đại học khởi nghiệp đều thiếu kinh nghiệm, thường lạc quan mù quáng, tâm lý chịu đựng thấp, cảm thấy rất thất vọng và chán nản khi phải đối mặt với thất bại. Trong kinh doanh, những gì mọi người coi là thành công tất cả chỉ là các ví dụ, và hầu hết các ví dụ là lý tưởng, là vỏ bọc hoàn hảo.
Thực tế, đằng sau thành công là hàng loạt thất bại. Nhìn thấy thành công là thấy thất
bại, đó là thị trường thực sự. Chỉ như vậy, sinh viên - những doanh nhân trẻ mới có thể trưởng thành hơn, khôn ngoan hơn và lý trí hơn. Tôi thấy rằng truyền thông, các diễn đàn doanh nghiệp họ nên đưa những câu chuyện về sự thất bại ra để các bạn sinh viên
nhìn nhận về nó, nên đưa ra những bài báo phân tích về sự rủi ro mà họ sẽ phải gặp khi
khởi nghiệp. Từ đó sẽ cho giới trẻ, những bạn sinh viên nhận thức hơn về sự mạo hiểm mà họ phải gánh chịu.
Bên cạnh đó sự thiếu kinh nghiệm của sinh viên dẫn đến khởi nghiệp thất bại thì sẽ ảnh hưởng đến kinh tế. Chúng ta đều biết sinh viên là những người chưa va chạm nhiều với thực tế, cái nhìn của họ về vấn đề khởi nghiệp vẫn còn là cái nhìn màu hồng, một cái nhìn hào nhoáng. Thứ hai đây là một nghiên cứu của tờ Harvard Business họ là những con người chưa đủ chín chắn hay còn nói cách khác họ hành động theo cảm tính.
Thứ ba ta thấy sinh viên nói riêng hay giới trẻ nói chung họ có một đặc tính là hay chạy theo xu hướng, thế nên là việc khuyến khích sinh viên khởi nghiệp là điều không nên.
Ở đây tôi không xem thường việc suy nghĩ hay phán đoán của họ, tôi chỉ đang nhìn sinh viên trên một cái nhìn toàn diện, cái nhìn thực tê. Sinh viên họ cân rèn luyện bản thân
nhiều hơn và sau đó họ sẽ là những con người thành công, cống hiến. Một trong những quốc gia khởi nghiệp nổi tiếng trên thế giới Israel - đây là một quốc gia khởi nghiệp thành công và những con người khởi nghiệp ở Israel chỉ từ độ tuổi bốn mươi trở lên.
Đây chính là độ tuôi trung bình để khởi nghiệp, điều đó chứng tỏ điều gì? Đó là sinh viên chưa thật sự đủ kinh nghiệm, kiến thức đề có thẻ lãnh đạo. Vậy kinh nghiệm ở đây là gì? Chúng ta đều biết là sinh viên có thể có những ý tưởng sáng tạo nhưng những ý
tưởng ay liệu đã đủ hay chưa, việc quản trị, việc kinh doanh, việc quản lý về nhân sự,...
còn rất nhiều kinh nghiệm khác mà sinh viên cần phải học chính vì vậy tôi nghĩ sinh viên cần thời gian để đi làm việc thực tế để họ có thể biết được sự khó khăn, học có thê học được phong cách lãnh đạo của những người đứng đầu, có thể hiệu được bộ máy lãnh đạo ở nơi đó và khi là một nhân viên họ có thể hiểu được tâm lý của một nhân viên, họ sẽ làm chủ được bản thân mình và sau đó khi trưởng thành hơn họ sẽ làm chủ được
những người khác, làm chủ một doanh nghiệp. Chắc han ai trong chúng ta cũng đều muốn đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội nhưng khi còn là sinh viên bạn đã đi khởi nghiệp liệu bạn có đem lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội không hay bạn chỉ đem lại
thêm những tốn thất về kinh tế? Tôi lấy ví dụ như thế này: khi bạn khởi nghiệp bạn có thé can 50 đến 100 triệu vậy 10 công ty, mô hình kinh doanh sẽ phải cần 500 triệu cho đến một tý vậy nếu hàng chục công ty sẽ tốn hàng chục tỷ đồng dé khởi nghiệp và như tôi đã nói ở đầu luận điểm là “cứ 10 người khởi nghiệp thì hết 9 người thất bại” như vậy sẽ tốn bao nhiêu tiền, sẽ tốn hàng chục tỷ đồng, gây tốn thất không chỉ cho kinh tế của người khởi nghiệp mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước. Vậy nên hãy cống
hiến khi bạn đã đủ chín chắn, trưởng thành. Không có một tuôi tác nào là thước đó cho việc chín chắn, trưởng thành nhưng chúng ta có thê đạt được điều đó khi chúng ta trải qua nhiều với thực tế, trải qua nhiều trong cuộc sống. Chúng ta có thê thấy trong thực tế là một năm, một tuần, một tháng hàng trăm, hàng nghìn hạt giống được gieo mam
nhưng trong đó chỉ có một số ít hạt nảy mầm thành cây phát triển và thành công. Sinh
viên họ chỉ được nghe về những câu chuyên thành công qua báo chí, qua Facebook,...
họ chỉ thấy được thế giới màu hồng nhưng đẳng sau những ánh hào quang ấy là bao nhiêu người thất bại, bao nhiêu người phải chịu Lỗ thì sinh viên họ không nắm được, họ tưởng việc khởi nghiệp là đơn giản, là đễ dàng, họ thực hiện xong sau đó họ thất bại.
Mọi người lại hay nói rằng “That bai thi chỉ cần đứng lên” chẳng hạn như người sáng lập Instagram nhưng chúng ta phải biết rằng không ai cũng được như vậy, chúng ta không phải Steve Iobs, chúng ta không phải Mark Zuckerberg đấy chỉ là một số trường hợp rất ít trong sinh viên, trong giới trẻ họ có thể đứng lên được. Khởi nghiệp cũng giống như một con tàu siêu tốc có lên có xuống và tốc độ của nó di chuyên rất nhanh bạn phải thật sự bản lĩnh, thật sự có những yếu tố về quản trị, kinh doanh thì bạn mới có thê bắt nhịp được con tàu đó. Tóm lại tôi xin khẳng định quan điểm rằng SINH VIÊN KHÔNG NÊN KHỞI NGHIỆP, hãy khởi nghiệp khi bạn đã đủ hiểu bản thân mình, hãy làm chủ những hành vi, những suy nghĩ còn non nớt, còn bồng bột của mình, hãy rèn giữa trong môi trường thực tế, hãy đi làm thêm, hãy học hỏi từ những người đứng trên mình và sau đó khi đủ chín chắn rồi hãy khởi nghiệp, hãy đóng góp cho xã hội, hãy đóng
góp cho đất nước vì một đất nước Việt Nam phát triển toàn diện hơn.