Phân tích môi trường kinh doanh 21.81, MOG trtONg ch

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ (Trang 63 - 73)

Môi trường hoạt động kinh doanh bao gồm tổng thể các môi quan hệ bên trong và bên ngoài, môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, môi trường xã

hội có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tổn tại và phát triển của doanh nghiệp 2.1.8.1. Môi trường vĩ mô

Cũng như tất cả các hoạt động khác, hoạt động sản xuất kinh doanh

cũng phải diễn ra trong môi trường chịu tác động không nhỏ bởi nó. Môi

64

trường kinh doanh tầm vĩ mô thường là các nhân tố: kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, điều kiện tự nhiên, công nghệ, văn hóa... các nhân tố này phần lớn tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty thông qua gián tiếp nhưng có ảnh hưởng lớn. Vì vậy là công ty sản xuất kinh doanh những mặt hàng được

xem là nhạy cảm cần phải nắm bắt dé hoạt động một cách có hiệu quả.

a. Môi trường kinh té Hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta bước ra khỏi khủng hoảng,

ngày một én định và phát triển. Với tốc độ tăng trưởng năm 2007 GDP tăng

8.44% tong thu ngân sách nhà nước 287.900 tỷ đồng. Xuất khâu đạt 48.38tÿ USD. Thu nhập bình quân 835 USD, nhập khẩu 57,7 tỷ. Đời sống vật chất của

người dân ngày một nâng cao, không những thế mà trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế nước ta có quan hệ ngoại thương với nhiều nước trên thế giới,

đặc biệt là đã gia nhập AFTA, APEC, WTO. Do đó nhu cầu về hàng may dệt

may trên là rất lớn, đã mở ra nhiều thị trường lớn đối với công ty. Là điều kiện thuận lợi để công ty phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cho công ty.

Song sản phẩm của Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Hoà Thọ đều được các doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất kinh doanh. Nên sản phẩm của công ty tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt.

Tuy nhiên trong những năm qua ngành dệt may đã được Nhà nước quan tâm, xem đây là ngành xuất khâu chủ lực nên được đầu tư phát triển. Đồng thời,

được sự quan tâm hỗ trợ của thành phố là một điều k én thuận lợi cho sự phát

triển của công ty.

b. Môi trường chính trị xã hội pháp luật Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Nhà nước tình hình chính trị của đất nước ngày càng ổn định. Vừa qua được đánh giá là một nước

có môi trường ổn định. Đó là lợi thế để khuyến khích các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh ở nước ta. Vì thế nó cũng tác động đến chiến lược kinh

65

doanh của công ty.

Môi trường kinh doanh thông thoáng, có nhiều chính sách ưu đãi, đặc

biệt và sự ra đời của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật phá sản, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật lao động... Đã tạo điều kiện cho công ty

mở rộng liên doanh liên kết, đầu tư hợp tác, công ty có quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính...Những mặt khác buộc công ty phải có

một chiến lược sản xuất kinh doanh thật hiệu quả để đủ sức cạnh tranh trên thị

trường nếu không khó có thể đứng vững được.

e. Môi trường tự nhiên Công ty Dệt May Hòa Thọ nằm ở khu vực miền Trung, khu vực phát triển chậm hơn so với hai đầu đất nước. Mức sống của người dân còn thấp do đó cũng đã ảnh hưởng đến mức tiêu dùng nói chung, hàng dệt may nói riêng, điều này tác động đến sự phát triển của công ty. Thời tiết khí hậu trong khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt điều này đã tác động đến giá cả nguyên vật liệu và việc bảo quản nguyên vật liệu cũng như sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó do công ty nằm trong khu vực thành phố nên phải chấp hành nghiêm chỉnh việc bảo vệ môi trường.

Nhưng cũng phải nói rằng, đây là nơi mà có hệ thống giao thông hết sức thuận lợi như: cảng biển, sân bay, quốc lộ 1A, sắp đến là đường xuyên Việt, xuyên Á đi qua. Đây là điều kiện để công ty mở rộng thị trường ra phía Bắc và phía Nam, cũng như đây mạnh hoạt động xuất khẩu.

đ. Môi trường văn hóa xã hội Các yếu tố văn hóa xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Thu nhập của người dân ngày càng cao thì nhu cầu sản phẩm dệt may

ngày càng nhiều. Là một nước có hơn 80 triệu dân nhu cầu ăn mặc phục vụ

đời sống rất đa dạng đã chỉ phối đến sự phát triển của công ty. Thị hiếu về sản phẩm, tập quán, tâm lý của người tiều dùng là mối quan tâm của doanh

66

nghiệp. Đặc biệt là sản phẩm may mặc chịu sự tác động rất lớn của văn hóa,

tập quán tiêu dùng, tâm lý vì mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau có một nền

văn hóa, phong tục khác nhau nên để thâm nhập và cạnh tranh được với các

sản phâm cùng loại trên thị trường thì công ty cần phải nghiên cứu thật kỹ yếu tố này.

Các yếu tố công nghệ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão và ngày nay

nó đã trở thành lực lượng sản xuất, đã tác động rất lớn đến nền kinh tế của

mọi quốc gia.

Là một nước nông nghiệp nghèo, đề phát triển tránh nguy cơ tụt hậu thì không còn con đường nào khác là phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế chủ trương của Nhà nước là khuyến khích đầu tư liên doanh, liên kết, đổi mới công nghệ đã tạo điều kiện cho công ty dau tu thay thế máy móc

thiết bị hiện đại nang cao nang suat, cai thién chat lượng sản phẩm. Với định

hướng của ngành, của Sở Công Nghiệp thành phó công ty đã nhập nhiều dây chuyền thiết bị sản xuất tiên tiến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Ý, Đức, Đài Loan... và sắp đến công ty sẽ trang bị nhiều dây chuyền may hiện đại. Không những thế mà sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động tích cực đến sự phát triển của công ty.

2.1.8.2. Môi trường vỉ mô

a. Nhà cung cấp Với một cơ chế mở thông thương với nhiều nước nên việc mua nguyên

vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty có nhiều thuận lợi.

Nguyên vật liệu chính của Công Ty phục vụ cho dệt khăn là bông sợi cothi

trườngon, ngoài ra còn có nhiều hóa chất các loại. Lượng nguyên vật liệu này chủ yếu được mua từ nhà cung cấp trong nước và các đại lý của nhà cung ứng nước ngoài. Các nhà cung ứng trong nước như: Công Ty dệt may 29/3 Đà Nẵng, Công Ty dệt Huế, Công Ty dệt Nha Trang...Các nhà cung ứng này có

67

đặc điểm là cung ứng nguyên vật liệu với chất lượng tốt, phương thức thanh toán thuận lợi nhưng có nhược điểm là quãng đường vận chuyển xa nên thường xuyên xảy ra tình trạng trễ hẹn giao hàng

Còn đối với ngành may, Công Ty chủ yếu gia công nước ngoài nên nguyên phụ liệu hầu hết do khách hàng gia công cung cấp

b. Khách hàng Khách hàng của Công Ty đa dạng và phức tạp, chủ yếu là khách hàng nước ngoài, còn khách hàng trong nước chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nên Công Ty đã có chiến lược mở rộng thị trường trong nước đầy tiềm năng này.

Khách hàng trong nước rất đa dạng, sản phâm của Công Ty được phân phối ở cả 3 miền mà chủ yếu là miền Trung, Tây Nguyên, và miền Nam. Với sản phâm chủ yếu là khăn bông các loại, cung cấp thông qua các đại lý của Công Ty và đơn đặt hàng của các nhà hàng khách sạn...

Khách hàng nước ngoài của Công Ty thuộc nhiều nước: Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Tây Ban Nha, Canada, Pháp, Triều Tiên, Đức....trong đó khách hàng truyền thống Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Tây Ban Nha trong thời gian vừa qua khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết thì thị trường Mỹ đã mở ra nhiều triển vọng cho Công Ty. Hầu hết các sản phẩm của Công Ty xuất theo đơn đặt hàng gia công. Vì vậy để nâng cao hiệu quả Công Ty cần có

chính sách phù hợp hơn nữa để đây mạnh xuất khẩu vào thị trường tiêu thụ

hàng may mặc lớn nhất thế giới này.

e. Đối thủ cạnh tranh Hoạt động trong cơ chế thị trường, Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Hoà Thọ phải đối phó với rất nhiều đối tủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài đối với sản phẩm dệt may cùng loại. Hiện cả nước có hàng ngàn doanh

nghiệp dệt may. Các đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong nước như:Việt Tiến,

Thăng Long, Nhà Bè... trên địa bàn thành phố có Công Ty dệt may 29/3 Đà Nẵng, Vinatex, họ có khả năng đáp ứng những đơn đặt hàng lớn, yêu cầu chất

68

lượng cao từ nước ngoài, không những thế mà thị trường trong nước họ chiếm

một thị phần khá lớn. Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước, Công Ty

còn gặp những đối thủ từ nước ngoài mà trước hết là các nước trong khu vực như các doanh nghiệp của Singapo, Malaysia, Philipin, Trung Quốc...các doanh nghiệp của các nước này họ có khả năng tự túc được nguồn nguyên

liệu và phụ kiện trong nước có chất lượng cao, có nhiều nhãn hiệu quen

thuộc và uy tín trên thị trường thế giới. Một đối thủ cạnh tranh nguy hiểm đối với ngành dệt may Việt Nam nói chung và Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Hoà Thọ nói riêng là Trung Quốc được đánh giá là nước cạnh tranh lớn nhất trong ngành dệt may thế giới và hàng loạt các đối thủ khác từ nhiều nước trên thế giới.

Rõ ràng hàng dệt may của Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Hoà Thọ có quá nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký, nếu không được đầu tư đúng mức về mọi phương diện, có chiến lược và chính sách thích hợp thì Công Ty khó lòng

trụ được một cách vững vàng trên thị trường.

2.1.9. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực và kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.9.1 Tình hình nguồn nhân lực

a. Số lượng lao động Bảng 2.1: Số lượng lao động qua 3 năm (2010, 2011 và 2012)

Năm 2010 2011 2012 | 2011/2010 | 2011/2012 Số lượng lao động 6.120 | 6.245 | 6.890 102% 110,3%

Qua bảng sô 2.1, phân tích ta thay:

- Số lượng lao động năm 2011 so với năm 2010 là tăng không đáng kẻ.

- Số lượng lao động năm 2012 so với năm 2011 là tăng gần 600 người, là do mở rộng nhà máy may Veston, nên tăng chủ yếu là công nhân ở nhà máy này.

Trong đó số lượng lao động ở Tổng công ty Đại học và trên đại học

69

chiếm 3,24% trong tổng số lao động, Cao đăng và trung học chuyên nghiệp chiếm 5,44% trong tông số lao động. Còn lại là công nhân và kỹ thuật chiếm 91,32 % trong tổng số lao động. Trong đó nam giới chiếm 19% ,nữ giới chiếm 81% trong tổng số lao động

2.1.9.2. Kết quả hoạt động kinh doanh (2010, 2011, 2012)

Qua bảng số 2.2 về kết quả kinh doanh ta thây: Lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp của năm 2011 tăng so với năm 2010 là 6.598.997.941

đồng với tốc độ tăng là 119 %; năm 2012 tăng so với năm 2012 là 3.061.842.875 đồng với tốc độ tăng là 107,5 %..

70 Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của Tổng công ty qua qua 3 năm

(2010, 2011 và 2012)

Đơn vị tính: 1000 đồng

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012

1. Tông Doanh thu 1.280.879.324] 1.643.474. 126| 1.953.326.923 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 389.603| 7.001.006 1.464.907 3. Doanh thu thuần 1.280.489.721 | 1.636.473.120] 1.951.862.016 4. Giá vốn hàng bán 1.149.295.434] 1.493.279.696| 1.778.656.600 5. Lợi nhuận gộp 131.194/286| 143.193.423 173.205.415 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.676.421 3.438.904| 15.483.209 7. Chỉ phí tài chính 33.662.001 26.924.919 36.313.203 - Trong đó: Chỉ phí lãi vay 62.961.929| 46.138.311) 21.585.326 8. Chi phi ban hang 28.851.971| 29.926103| 25.345.623 9, Chi phí quản lý doanh nghiệp 44.163.317| 53.399.756| 38.389.984

10. Lợi nhuận thuân từ hoạt động

kinh doanh 28.879.069| 40.654.171 40.557.537

11. Thu nhập khác 16./284/753| 3.453.745 8.382.699 12. Chi phi khac 10.127.351 1.020.060 1.049.043

13. Lợi nhuận khác

14.Tông Inhuận kê toán trước thuê 35.036.472| 43.087856| 47.891.193

15. Chi phí thuê TNDN hiện hành 354.698 1.807.085 3.548.579

16. Chi phi thuê TNDN hoãn lai - -

17. Loi nhuan sau thué TNDN 34.681.773| 41.280.771 44.342.614

18. Lãi cơ bản trên cô phiêu (*)

Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm đều tốt, đều có mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, trong đó mức tăng trưởng năm 2011/2010 tăng cao hơn so với năm 2012/ 2011, nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh

71

của doanh nghiệp, nhất là trong hoạt xuất khẩu; song đây cũng là một cố gắng, nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp trong tình hình khó khăn như vậy nhưng vẫn 6n định sản xuất và có tăng trưởng.

e. Phân tích các thông số tài chính Bảng 2.3: Các thông số tài chính của Tổng công ty qua qua 3 năm

(2010, 2011 và 2012)

Chỉ tiêu 2010 | 2011 | 2012

1.Chi tiéu vé kha nang thanh toan

Hệ số thanh toán ngắn hạn 0,94 |0,96 |0,91

TSLD/No ngan han

Hệ số thanh toán nhanh 037 [0,4 10,35

(TSLĐ- hàng tôn kho)/Nợ ngắn hạn

ẢNGChỉ tiêu về cơ cấu vốn

Hệ số Nợ/Tỗng tài sản 0,87 |0,82 |0,84

Hệ sô Nợ/Vốn chủ sở hữu 6,9 4,68 | 7,53

Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Vòng quay hàng tôn kho 5,35 | 5,31 | 5,88

GVHB/hàng tồn kho binh quân

Vòng quay tông TS 2,18 |2,/01 |2,57

Doanh thu thuần/Tổng tài sản

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 0,57 |1,83 | 0,74 Hệsô Lợi nhuận sau thuê/Vôn chủ sở hữu (ROE) 983 | 20,96 | 12,02

Hệ số Lợi nhuận sau thué/Téng tai san (ROA) 1,24 |3,69 |1,91

Hệ số Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh

thu thuần 0,67 | 1,41 | 0,88

72

Dựa trên các chỉ tiêu được tính toán ở trên, chúng ta có thể thấy rằng hệ

số thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty trong 3 năm 2010 , 2011 và năm 2012

luôn ở mức độ tạm thời chấp nhận được, khả năng thanh toán các khoản nợ

ngắn hạn không cao

Khả năng thanh toán nhanh của công ty kém, nguyên nhân chính là do lượng hang tồn kho của Công ty quá nhiều, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Lượng hàng tồn kho tăng dần qua các năm, trong khi đó số vòng quay hàng tồn kho năm 2011 không cao hơn năm 2010 và năm 2012 tăng tương đối chậm khiến cho Công ty không đảm bảo

được khả năng thanh toán nhanh, một điều bất lợi trong quá trình họat động

sản xuất kinh doanh của Công ty.

Về cơ cấu nguồn vốn, hiện công ty có nguồn vốn chủ sở hữu tương ứng qua các năm 2010 chiếm 12% tổng nguồn vốn và năm 2011 chiếm 17% trên tổng nguồn vốn và năm 2012 chiếm 16%. Nguồn vốn chủ sở hữu thấp trong khi đó các khoản nợ phải trả chiếm hơn 87% tông nguồn vốn trong năm 2010, và chiếm 82% tổng nguồn vốn trong năm 2011 và chiếm 84% tổng nguồn vốn. Nợ phải trả của Công ty chủ yếu là các khoản nợ vay ngân hàng. Điều nay cho thay Công ty họat động chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngân hàng nên đã gây áp lực cho Công ty trong việc trả lãi vay ngân hàng, và khó khăn trong

việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Hệ số nợ trong năm 2010 bằng 7 lần

vốn chủ sở hữu và gần bằng 5 lần vốn chủ sở hữu trong năm 2011 và gần bằng 7,6 lần vốn chủ sở hữu và tỷ lệ nợ trên vốn có chiều hướng giảm đi so với năm 2010 và tỷ lệ nợ 2012 co xu hướng tăng so với năm 201 l

Khả năng sinh lời của Công ty trong năm 2011 tốt hơn so với năm

2010, điều này thể hiện qua các chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

(ROE) , Loi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA) đều cao, năm 2011 cao hơn so với năm 2010.

Khả năng sinh lời của Công ty trong năm 2012 xâu hơn so với năm

73

2011, điều này thể hiện qua các chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

(ROE) , Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA) đều giảm , năm 2012 thấp

hơn so với năm 201 1

Với số liệu ở bảng trên cho thấy tình hình họat động sản xuất kinh

doanh tương đối tốt và có tiềm năng phát triển trong thời gian đến nhưng cần có những biện pháp thích hợp đẻ tăng lợi nhuận công ty giúp công ty cạnh tranh với các công ty dệt may trong và ngoài nước

2.2.THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIÊN VĂN HÓA DOANH NGHIEP TAI TONG CONG TY CO PHAN DET MAY HOA THQ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)