CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TRUYEN THONG BAT ĐỘNG SAN TREN BAO DIEN TU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông về bất động sản trên báo điện tử hiện nay (Trang 26 - 52)

1.1. Cac khái niệm cơ bản

1.1.1. Truyền thông

"Truyền thông"(communication) xuất phát từ từ "communis"trong tiếng Latin, có nghĩa là "làm cho phổ biến, công cộng". Trải qua hàng trăm năm, từ “truyền thông”

được sử dung dé chỉ hoạt động giao tiếp, trao đôi, thảo luận giữa con người với nhau.

Hiện nay, trên thế giới, tùy theo góc độ tìm hiểu và nghiên cứu, các học giả đã đưa rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông. Theo tác giả Phạm Hải Chung (2019) Lý thuyết truyền thông nâng cao, đã liệt kê hàng loạt các khái niệm về truyền thông của nhiều nhà nghiên cứu trên thé giới, có thé ké đến một số định nghĩa như sau:

Ordway Tead (1959) nhận định “Truyén thông là sự tong hợp của thông tin đưa di và nhận lại về kiến thức kinh nghiệm nào đó nhằm thay đổi thái độ, kiến thức và kỹ năng, kéo theo đó là sự thay đổi về hành vi. Nó gom những nỗ lực lắng nghe cua các bên tham gia, sự giám sát liên tục các van dé của người giao tiếp và sự trao đổi nhạy bén các quan điểm cá nhân nhằm đạt đến mức độ cao hơn của sự hiểu biết chung và

đạt được những mục tiêu chung”.

Theo Gerald Miler (1966) cho rằng truyền thông quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ.

Keith Davis (1967) định nghĩa “Truyền thông là quá trình truyền thông tin và sự hiểu biết từ người này sang người khác”.

Hai tác giả William Newman và Charles Summer (1977) đưa ra khái niệm truyền thông là sự trao đôi các ý tưởng, sự việc, quan điểm hay cảm xúc của hai hoặc nhiều người. Hầu hết các khái niệm về truyền thông đã đề cập đến những đặc tính nổi bật nhất của truyền thông. Trong nghiên cứu của mình, sau khi cân nhắc những mặt được và chưa được của định nghĩa truyền thông do các học giả trước đó đưa ra, Rodriques (1992) đã đưa ra nhận định sau: “7ruyễn thông có thé được định nghĩa là một sự trao

đôi và sự sao chép chính xác những suy nghĩ, cảm xúc, sự việc, niêm tin và y tưởng

22

giữa các cá nhân thông qua một hệ thống các biểu tượng chung nhằm tạo ra những thay đổi trong hành vi”.

Ở trong nước, tác giả Dương Xuân Sơn cho rằng: “Truyén thông là một quá trình

liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn

nhau đề dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức ” [30, tr.9].

Còn theo tác giả Tạ Ngoc Tan: “7ruyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau”

[31, tr.8].

Trong cuốn Truyền thông, lí thuyết và kỹ năng cơ bản của tác giả Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thu Hằng đưa ra khái niệm "Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm, chia sẽ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiễu người hiểu biết lan nhau, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội" [1, tr.14].

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông. Mỗi định nghĩa, quan điểm đều có những khía cạnh hợp lý riêng và có những nét tương đồng căn bản. Theo đó, lý thuyết truyền thông thể hiện mối liên hệ giữa các dữ kiện truyền thông liên quan đến nhận thức, thái độ và hành vi của con người. Giữa ba yếu tô đó luôn có khoảng cách. Truyền thông là một quá trình tạo nên

sự đồng nhất hoặc rút ngắn khoảng cách đó.

Các mô hình truyền thông:

Trong lịch sử nghiên cứu sự phát triển của truyền thông, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều các mô hình truyền thông khác nhau như: mô hình truyền thông Harold D. Lasswell (1948), mô hình truyền thông C. Shannon & Weaver (1949), mô hình truyền thông Roman Jakobson (1960)... Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ xin nêu ra hai mô hình truyền thông cơ bản, được nhắc đến nhiều nhất đó là mô hình truyền thông tuyến tính - một chiều của Harold D. Lasswell và mô hình truyền thông đại chúng hai chiều mềm dẻo của Claude Shannon.

23

Mô hình truyền thông tuyến tính - một chiều áp đặt là mô hình truyền thông đơn giản. Nó được hiểu là quá trình truyền thông tin giữa hai cá nhân, hay hai nhóm người với nhau, trong đó một cá nhân hay một nhóm người giữ vai trò là người truyền tin, truyền đi thông điệp với tư cách là những tác nhân kích thích nhằm sửa đổi hành vi

của những cá nhân hay nhóm người khác.

Năm 1948, Harold D. Lasswell đã đưa ra mô hình truyền thông đại chúng trong

nghiên cứu “The Structure and Function of Communication in Society” của mình: Ai

nói cái gì: Bang kênh nào? Cho ai? Có hiệu quả gi? Theo đó quá trình truyền thông là quá trình truyền tải thông điệp giữa nguồn phát để gây ảnh hưởng tới người nhận thông qua các kênh truyền thông.

Mô hình truyền thông của Harold D. Lasswell bao gồm những yếu tố sau:

S (Source Sender): Nguồn phát, chủ đề truyền thông M (Message): Thông điệp, nội dung truyền thông

C (Channel): Kênh truyền thông

R (Receive): Người nhận thông điệp

E (Effect): Hiệu quả truyền thông

Hình 1.1. Mô hình truyền thông Harold D. Lasswell

Từ mô hình truyền thông này cho thấy, phương thức thông tin được chuyên tải

một chiều. Bắt đầu từ nguồn phát, những thông điệp được truyền qua kênh truyền thông, đến người tiếp nhận thông tin. Khi hoàn thành quá trình này sẽ tạo ra hiệu quả

thông tin.

24

Chủ thể truyền thông (hay nguồn hoặc đầu pháp): là yếu tố thông tin tiềm năng

và khởi xướng thực hiện truyền thông, có thể đó là cá nhân nói, viết, vẽ hoặc làm động tác... Bên cạnh đó, chủ thể truyền thông cũng có thể là một nhóm người hay một tổ chức truyền thông như đài phát thanh truyền hình, một tờ báo hay rạp chiếu phim. Đây là yếu tố đầu tiên quyết định hiệu quả của quá trình truyền thông.

Thông điệp (nội dung): là nội dung thông tin được trao đổi, chia sẻ từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Có thé bang tín hiệu, mã số, lời nói, cử chỉ, thái độ, chữ viết hoặc bat cứ tín hiệu nào mà con người có thé hiểu được và trình bày một cách có ý nghĩa. Nói cách khác, thông điệp được diễn tả bằng ngôn ngữ mà người cung cấp và

người tiêp nhận có thê hiéu được.

Phương tiện truyền thông (kênh): là khả năng vận dụng những phương tiện có sẵn, tự nhiên hay nhân tạo nhằm truyền tải thông điệp từ đầu phát đến người tiếp nhận hoặc từ nơi này đến nơi khác. Có rất nhiều phương tiện truyền thông được sử dụng hiện nay như báo in, truyền hình, radio, Internet, sách, điện ảnh, tờ rơi. Hiện nay, trong thời kì bùng nỗ của công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông internet trở nên rất phô biến, thông tin được lan truyền nhanh nhất do số lượng người dùng rất đông như

mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Zalo.

Người nhận (công chúng): là độc giả, khán thính giả đại chúng, là đối tượng các phương tiện truyền thông muốn tiếp cận. Đây là yếu tố cuối cùng trong quá trình truyền thông, cũng là khâu cuối cùng quyết định kết quả, biến mục đích truyền thông từ khả năng thành hiện thực. Đó là việc tạo ra thay đổi về nhận thức, dẫn tới thay đôi về hành vi của người tiếp nhận, phù hợp với quy mô, tín chất, khuynh hướng của

thông điệp.

Hiệu quả: là yêu tố của truyền thông nghiên cứu những gi đã đạt được với việc truyền thông tin. Trong mô hình này, nó được quan sát bằng cách hỏi "dé làm gì".

Lasswell đặc biệt quan tâm đến yếu tố truyền thông này, vì ông muốn nghiên cứu những ảnh hưởng mà các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung đối với dân

25

chúng nói chung. Hiệu qua có nhiều tang nắc: Hiệu quả tiềm năng; Hiệu quả tiếp nhận;

Hiệu quả nhận thức và Hiệu quả thực tế.

Đây là mô hình thông tin đơn giản nhưng rất thuận lợi khi chuyền tải những thông tin nhanh. Trong mô hình này, nguồn phát giữ vai trò quyết định. Có khả năng áp đặt quan điểm, tư tưởng của mình đối với người tiếp nhận thông tin một cách thụ động, không có hoặc ít có sự phản hồi trở lại du đó là sự tác động tích cực dé thay được thái độ tiếp nhận thông tin của công chúng hoặc những thông tin đã chuyên tải có phù hợp hay không. Chính vì những hạn chế như vậy nên mô hình truyền thông này chưa làm thỏa mãn được nhu cầu thông tin, chưa thu hút, chưa tạo được sự quan tâm

của công chúng.

Khi C.Shannon đưa ra mô hình truyền thông hai chiều mềm dẻo để khắc phục được những nhược điểm của mô hình truyền thông một chiều. Theo ông, thông tin được bat đầu từ nguồn phát (S) thông qua kênh truyền thông đến với người nhận (R) rồi thu hiệu quả (E) bao gồm các yếu té trong mô hình truyền thông hai chiều như sau:

S (Source Sender): Nguồn phát, chủ đề truyền thông M (Massage): Thông điệp, nội dung truyền thông

C (Channel): Kênh truyền thông

R (Receive): Người nhận thông điệp

E Œffect): Hiệu quả truyền thông F (Feedback): Thông tin phản hồi từ người tiếp nhận N (Noise): Nhiễu (những yếu tố tao sai sé thông tin)

26

Hình 1.2. Mô hình truyền thông C. Shannon

Như vậy, ngoài các yếu tô trên, C. Shannon đã đưa vào mô hình thông tin của mình những yếu tô đó là: F (Feedback): Thông tin phản hồi từ người tiếp nhận và N

(Noise): Nhiễu (những yếu tố tạo sai số thông tin).

Phản hồi: mỗi thông điệp có thể được hiểu và chấp nhận ở các mức độ khác nhau tùy theo kiến thức, thái độ của người tiếp nhận, đồng thời tùy thuộc vào người cung cấp thông điệp.

Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trong quá trình truyền thông (ví dụ như tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật), dẫn đến tình trạng thông tin, thông điệp bị hiểu sai. Nhiễu ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình truyền thông.

Thông điệp càng qua nhiều khâu chuyên tiếp thì càng có nguy cơ chịu anh hưởng của các yêu tô nhiễu.

Từ mô hình truyền thông của C. Shannon cho thấy thông tin truyền đi từ nguồn phát qua các kênh thông tin đến với người nhận (R) qua quá trình xử lý, thu được hiệu quả thông tin (E), hiệu quả thông tin để định hướng suy nghĩ và hành động của công

27

chúng, từ đó tạo ra phản ứng của công chúng ngược lại với nguồn phát (F). Nhờ có thông tin phản hồi mà các nhà cung cấp thông tin nắm được hiệu quả thông tin đạt được mức độ nào, những thông tin cung cấp có phù hợp với nhu cầu của công chúng hay không, trên cơ sở đó có những điều chỉnh để sao cho phù hợp với nội dung cũng như hình thức thông tin cho từng đối tượng tiếp nhận.

Trong quá trình truyền thông, các thông điệp đến với người tiếp nhận không đầy đủ, hoặc không tạo ra hiệu quả thông tin chính xác, đó là sự ảnh hưởng của hiện tượng nhiễu (N). Hiện tượng nhiều tạo ra những sai sót trong quá trình chuyên tải và tiếp nhận thông tin.

Nếu xét về bản chất thì mô hình truyền thông hai chiều của C. Shannon là sự

phát triển logic từ mô hình truyền thông của D. Lasswell. Trong điều kiện xã hội phát

triển, được hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đa phương tiện, truyền thông

đại chúng hiện đại ra đời, nó đã cho phép thiết lập quan hệ hai chiều liên tục, trực tiếp giữa nguồn phát và người tiếp nhận thông tin. Trong mô hình truyền thông này, vai trò của công chúng tiếp nhận thông tin được xem là một trong những yếu tố quyết định quá trình truyền thông. Tính tích cực của công chúng ngoài tư cách là đối tượng tiếp nhận thông tin mà còn là sự tham gia trực tiếp, trở thành một yếu tố quyết định trong quá trình thực hiện truyền thông.

Từ các lý thuyết về các mô hình truyền thông trên đã gợi ý cho tác giả về sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ của các thông điệp trên báo điện tử đối với công chúng tiếp

nhận.

Nghiên cứu về quá trình truyền thông về bất động sản trên báo điện tử đòi hỏi

phải làm rõ các nội dung sau:

Thứ nhất là về nguồn phát: Cơ quan/tổ chức/bộ phận nào chịu trách nhiệm truyền thông về bat động sản? Sự phối hợp với báo chí ra sao? Mục đích truyền thông bất động sản của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan báo chí có giống nhau không?

Thứ hai là thông điệp về bất động sản: Nội dung gì? Đề cập đến những khía cạnh nào? Tích cực hay tiêu cực? Hình thức thé hién nhu thế nào? Mức độ gây ấn

tượng đôi với người tiêp nhận?

28

Thứ ba là về đối tượng tiếp nhận thông điệp: Xác định hai nhóm đối tượng gồm công chúng báo chí và doanh nghiệp bat động sản.

Thứ tư là những tác động, ảnh hưởng của thông điệp: Mức độ tác động, ảnh

hưởng của thông điệp về bất động sản đến phản ứng của công chúng và doanh nghiệp bất động sản.

1.1.2. Bất động sản Theo Điều 107 Luật Dân sự 2015, bat động san bao gồm: “Đá: dai; Nhà, công trình xây dựng gắn liên với đất dai; Tài sản khác gắn lién với đất dai, nhà, công trình xây dung; Tài sản khác theo quy định của pháp luật". Bat động sản có thé phân thành

ba loại:

Bắt động sản có đầu tư xây dựng: bất động sản nhà đất (bao gồm đất đai và các tài

sản gắn liền với đất đai), bất động sản nhà xưởng và công trình thương mại - dịch vụ, bất động san hạ tang, bất động sản tru sở làm viéc,... Nhóm bat động sản nhà đất là

nhóm cơ bản, tỷ trọng rất lớn, tính chất phức tạp cao, chiếm đại đa số các giao dịch

trên thị trường bất động sản của một nước.

Bat động sản không dau tư xây dựng: Dat nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng,...

Bắt động sản đặc biệt: các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hóa vật thể, nhà

thờ họ, đình chùa, miéu mao, nghĩa trang...

Việc phân chia bat d6ng san theo ba loai trén 1a can thiét va dam bao cho viéc xay

dựng co chế chính sách về phát triển và quan trị thị trường bat động sản phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta.

Đối với ngành bat động sản, có 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển gồm: Chủ

trương của Dang và chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tác động của việc thực thi

pháp luật tới thị trường bất động sản; Sự phát triển kinh tế và thị trường tài chính;

Thông tin bat động san và dự báo thi trường; Tac động của đô thị hóa va phát triển hạ

tầng; Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng đối với thị trường bắt động sản.

1.1.3. Truyền thông bắt động sản

29

Qua khái niệm về “truyền thông”, “bất động sản” tác giả đưa ra định nghĩa về33c

truyền thông bất động sản như sau:

Truyền thông về bất động sản là một quá trình chia sẻ thông tin về chính sách

bất động sản đã được Đảng, Nhà nước quy định dé moi người biết và thực hiện theo

quy định pháp luật của nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Ngoài chính sách,

truyền thông về bất động sản còn có nhiệm vụ thông tin về thị trường bất động sản và hoạt động doanh nghiệp đầu tư bất động sản để người dân biết được thông tin mua nhà dé ở hay đầu tư; doanh nghiệp biết được thông tin thị trường, nhu cầu của người dân để có kế hoạch đầu tư; Cơ quan quản lý Nhà nước ghi nhận các diễn biến của thị trường, các hoạt động của doanh nghiệp dé có những điều chỉnh chính sách phù hợp.

Từ khái niệm đã nêu, tác giả luận văn chia làm 2 tiêu chí dé phân tích nội dung truyền thông về bat động sản:

1. Nhóm tiêu chí về chính sách Chủ đề 1: Truyền thông về quy hoạch Chủ đề 2: Truyền thông về bồi thường hỗ trợ, tái định cư Chủ dé 3: Truyền thông về bảng giá đất

2. Nhóm tiêu chí về thị trường Chủ dé 4: Truyền thông về thị trường bat động sản Chủ dé 5: Truyền thông về doanh nghiệp bat động sản Chủ dé 6: Truyền thông về các vụ án trong bat động san

1.1.4. Báo chí và báo điện tử

Theo Điều 3, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 2016: “Báo chí là sản phẩm

thông tin về các sự kiện, van dé trong đời sông, xã hội, thé hiện băng chữ viết, hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông về bất động sản trên báo điện tử hiện nay (Trang 26 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)