Khả năng kháng oxy hóa của cao tổng và cao phân đoạn bằng phương pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Công nghệ hóa học: Nghiên cứu hoạt tính cỏ cú vườn (Cyperus Rotundusl.) (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CAO CHIẾT

4.4.2. Khả năng kháng oxy hóa của cao tổng và cao phân đoạn bằng phương pháp

Mẫu cao tổng và các mẫu cao phân đoạn đều đƣợc đo ở 8 nồng độ khác nhau

(các nồng độ này đều được khảo sát trước đảm bảo Q% đi từ 0-100%). Ở mỗi nồng độ đƣợc đo lặp lại 3 lần tính trung bình để giảm thiểu sai số. Khảo sát tính kháng oxy hóa của cao tồng và cao phân đoạn thông qua việc xác định giá trị IC50 (giá trị nồng độ ức chế đƣợc 50% gốc tự do).

Hình 4.1 Khả năng ức chế gốc tự do theo phương pháp DPPH của các cao tổng và

phân đoạn.

Giá trị IC50 của cao chiết đƣợc suy ra từ đồ thị biểu diễn phần trăm ức chế DPPH theo logC. Trong luận văn này, IC50 đƣợc xác định bằng graph prism 5 và đƣợc trình bày trong bảng 4.7.

(a) Cao tổng (b) Cao HEX

(c) Cao EA (d) Cao BU

(d) Cao H2O

1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5

0 20 40 60 80 100

Log C

%Q

1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5

0 20 40 60 80 100

Log C

%Q

1.0 1.5 2.0 2.5 3.0

0 20 40 60 80 100

Log C

%Q

1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5

0 20 40 60 80 100

Log C

%Q

1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5

0 20 40 60 80 100

Log C

%Q

54

Bảng 4. 7 Giá trị IC50 của các cao tổng và phân đoạn.

Loại cao chiết Cao tổng Cao HEX Cao EA Cao BU Cao H2O IC50 (μg/ml) 249.90 608.90 186.10 784.60 809.70

Hình 4. 5 Giá trị IC50(μg/ml) của các cao tổng và phân đoạn.

Giá trị IC50 càng cao thể hiện tính kháng oxy hóa càng thấp. Từ bảng 4.7 và hình 4.5 cho thấy mức độ kháng oxy hóa của các cao nhƣ sau: cao EA > cao tổng > cao HEX > cao BU > cao H2O.

Cao EA là cao có giá trị IC50 thấp nhất, nhỏ hơn các cao phân đoạn còn lại từ 3- 4 lần, thể hiện tính kháng oxy hóa vƣợt trội so với các cao còn lại. Trong cao EA có thể có các sesquiterpen, diterpen, coumarin, quinon, các aglycon do hợp chất glycosid bị thuỷ giải, các monoglycosid, một số alkaloid loại base yếu... Đây là những hợp chất có hoạt tính kháng oxy hóa tốt nên sự kết hợp có thể gia tăng hoạt tính cho loại cao này.

Trong cao HEX có thể có các hydrocarbon béo và thơm, các thành phần của tinh dầu nhƣ monotecpene, các chất không phân cực nhƣ các chất béo carotene, các sterol, các chất màu thực vật…Sự kết hợp của các hợp chất này làm cho cao HEX có hoạt tính kháng oxy hóa theo cơ chế bắt gốc tự do DPPH. Tuy nhiên giá trị IC50 thu đƣợc cao hơn rất nhiều so với cao tổng cũng nhƣ vitamin C (16.37± 0.21àg/ml) thể

0 200 400 600 800 1000

Cao tổng Cao HEX Cao EA Cao BU Cao H2O

IC50 (μg/ml)

hiện tính kháng oxy hóa thấp, điều này có thể một phần là do sự có mặt của các chất màu làm ảnh hưởng đến kết quả đo hấp thu quang phổ. Dù vậy, đây vẫn là một loại cao tiềm năng, cần kết hợp với các kết quả kiểm nghiệm khác để có những kết luận đúng đắn về hoạt tính sinh học của chúng.

Trong cao BU sẽ có mặt glycozit, ankaloid, flavonoid, các hợp chất phenol, nhựa, acid hữu cơ… Trong cao nước sẽ có mặt glycoside, tanin, các đường, các hidratcacbon phân tử vừa nhƣ pectin, các protein thực vật, các muối vô cơ… Sự kết hợp của các chất này trong cao nước và cao BU làm cho chúng có tính kháng oxy hóa yếu.

Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra mối tương quan của khả năng kháng oxy hóa và hàm lƣợng polyphenol khi cho rằng đa số các polyphenol có tính kháng oxy hóa mạnh: Nhóm hydroxyl tự do trong phân tử polyphenol tạo liên kết với gốc tự do, giúp chuyển gốc tự do sang trạng thái bền. Xem xét mối tương quan của hàm lƣợng polyphenol trong các cao phân đoạn (trình bày trong bảng 4.6) và các giá trị IC50 của chúng (trình bày trong bảng 4.7) có thể thấy xu thế của các cao phân đoạn khá giống nhau: Hàm lƣợng nhiều nhất / Kháng oxy hóa mạnh nhất là cao EA với những giá trị trội hơn hẳn; các cao phân đoạn còn lại thì khá gần nhau về hoạt tính cũng như hàm lượng polyphenol. Điều này một lần nữa khẳng định mối tương quan của polyphenol và khả năng kháng oxy hóa của thực vật. Riêng cao tổng tuy có hàm lƣợng polyphenol thấp nhất nhƣng lại có khả năng kháng oxy hóa mạnh là do trong thành phần cao chiết tổng ngoài các hợp chất polyphenol còn có các hoạt chất khác có khả năng kháng oxy hóa mạnh (nằm trong phân đoạn cao HEX ) nên khi đánh giá mối tương quan thì thể hiện không rõ ràng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Công nghệ hóa học: Nghiên cứu hoạt tính cỏ cú vườn (Cyperus Rotundusl.) (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)