GIỚI THIỆU VE HE THONG CMIS TẠI EVN SPC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Sử dụng AHP để xếp hạng các CSF trong quá trình triển khai hệ thống thông tin mức tổ chức: Một tình huống tại tổng công ty điện lực Miền Nam (Trang 56 - 61)

Chương này giới thiệu chung về mô hình tô chức của EVN SPC, các chức năng chính và đặc điểm trong quả trình triển khai CMIS. Chương này cũng trình bày về định hướng dé chon mẫu cho các bước khảo sát phục vụ cho nghiên cứu

4.1. Giới thiệu chung

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) là một đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng với các đơn vi phân phối điện khác là Tổng công ty Điện lực miễn Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực Hà Nội và Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. EVN SPC hoạt động trong lĩnh vực phân phối mua bán điện năng điện năng trên địa ban 21

tỉnh thành phía Nam. Nhận thức được vai trò và nhiệm vụ chính tri xã hội của mình,

từ lâu Ban lãnh đạo của EVN SPC đã đặc biệt chú trọng về kiện toàn tổ chức, thay đổi mô hình va phương thức hoạt động, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT vào quá trình điều hành sản xuất, kinh doanh điện năng nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất

cho khách hàng.

CHAIRMAN & GENERAL DIRECTOR (ONG NGUYEN THANH DUY)

_PHO TONG GIAM ĐỐC —_ TT oe

ằ _ a PRAM | en ee eee ‘

3 ễ ; ẫ 8 b h E 3 >Ä os ew 4, #2 fg 82 1: : ek 2, Š sợi [

| 8 - 4 Ễ E § # 5 ge S23 ãS —

pO Spat tiny ae

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Từ dau những năm 2000 đến nay, EVN và EVNSPC đã bat đầu triển khai các dự án công nghệ thông tin vào công tác điều hành sản xuất nhăm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể kế đến như: CMIS (Customer Manager Information System — Hệ thống thông tin quản lý khách hàng), FMIS (Financial Manager Information System — Hệ thống thông tin quan lý tài chính), HRM (Human Resource Management — Hệ thống thông tin quản lý nhân sự) đây là các hệ thống được xem là đã được triển khai và duy trì hoạt động ôn định (Theo báo cáo tong kết công nghệ thông tin năm 2012 của EVN SPC). Tuy nhiên, trong giai đoạn này có nhiều Hệ thống thông tin (IS) triển khai không thành công va đã phải dừng triển khai dự án. Có thể kế đến như Hệ thống thông tin quản lý Công tác đầu tư xây dựng và Hệ thống thông tin quản lý Công tác sửa chữa lớn.

Trong năm 2014 EVN SPC sẽ triển khai hệ thống thông tin quản lý hệ kỹ thuật (quản lý tài sản) nhằm giúp việc quản lý vận hành hệ thống điện ngày càng dễ dang, nhanh chóng, tin cậy và hiệu quả. Hệ thống nay là một dự án quan trọng nằm trong chiến lược Công nghệ thông tin (CNTT) giai đoạn 2013-2015 của EVN SPC.

4.2. Hệ thống thông tin quản lý khách hàng (CMIS) tại EVN SPC

Hệ thống Thông tin Quản lý Khách hàng là một hệ thống thông tin tích hợp do Trung tâm Công nghệ thông tin — Tập đoàn Điện lực Việt Nam thiết kế và xây dựng, nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu câu về quy trình nghiệp vụ kinh doanh điện năng.

Hệ thống CMIS phục vụ chủ yếu cho công tác kinh doanh tác nghiệp tại các Công ty Điện lực và Điện lực. Cán bộ nghiệp vụ ở các Đơn vị có thé truy cap vao chuong trinh, thong qua mat khau, tén dang nhap dé thuc hién chirc năng nghiệp vu với quyền han được cấp : cập nhật thông tin, tính toán, in ấn, tìm kiếm thông tin, thực hiện trao đối thông tin với các hệ thống ngoài.

Cán bộ quản lý các cấp từ bộ phận quản lý Nghiệp vụ ở các Phòng ban Điện lực, Công ty Điện lực, Tổng công ty và Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thé truy cap vào chương trình, thông qua mật khẩu, tên đăng ky người dùng dé thực hiện chức năng nghiệp vụ với quyền hạn được cấp: thực hiện các báo cáo, thống kê, tra cứu tìm kiếm thông tin.

Các chức năng của CMIS

kinh đoan

Quản lý Nhập chỉ số

vãLập hóa đơn Thiet bi do

dem

QuanliyThu 4 Quan ly va Vatheo doi Tinh toan

nợ : tồn that

Hình 14: So đồ chức năng hệ thống CMIS (EVN SPC, 2013) Loi ích của CMIS có thé kể đến như sau:

— Hiệu quả về quản lý: Hệ thống thông tin quản lý khách hàng, thông tin sẽ được phản ánh kịp thời cho lãnh đạo điều hành, sản xuất, thời gian cung cấp thông tin nhanh và tin cậy, quy trình nghiệp vụ thống nhất trên toàn EVN tạo điều kiện thuận lợi, giúp EVN ngày cảng hiện đại hoá, chuẩn hoá để có thé dễ dang hội nhập với nên kinh tế thé giới.

— Hiệu quả về vật chất: Hệ thống thông tin quản lý khách hàng đã đem lại một lợi ích về kinh tế tương đối lớn cho EVN nói riêng và cho đất nước nói chung, góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý.

— Hiệu quả về xã hội: Hệ thống CMIS được xây dựng và triển khai đã cho phép các công ty điện lực có thể áp dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ kinh

LUẬN VĂN THẠC SĨ

doanh điện năng. tạo thành một chu trình sản xuất khép kín, quản lý thông tin khách hàng từ khi ký đến khi thanh lý hợp đồng.

4.3. Lựa chọn mẫu khảo sát tại EVN SPC Với đặc điểm như trên, thì đối tượng tham gia vào quá trình triển khai dự án CMIS tại EVN SPC gồm các thành phân sau:

— EVN: Cụ thé là Trung tâm Công nghệ thông tin — Tập đoàn Điện lực Việt Nam đóng vai trò là đơn vị phát triển phần mém với sự hỗ trợ của các Công ty Công nghệ thông tin từ các miền trong đó có Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam (EVN SPC-IT).

— Ban Kinh doanh — EVN SPC, Ban CNTT — EVN SPC, EVN SPC-IT đại diện

các Công ty Điện lực tinh: Đóng vai trò là nhóm triển khai phan mềm.

— Ban Kinh doanh — EVN SPC, các Công ty Điện lực tỉnh và các Điện lực

huyện trực thuộc: Đóng vai trò là đối tượng khai thác phần mềm.

Với nhận định như trên.

Đối với mục tiêu nhận diện các CSFs (nghiên cứu định tính), tôi sẽ thực hiện phỏng vấn sâu trên 4 mẫu gồm:

i) Đại diện lãnh đạo Ban Kinh doanh — EVN SPC: Ông Nguyễn Phước Đức —

Trưởng Ban.

ii) Đại diện lãnh đạo Ban CNTT — EVN SPC: Ông Nguyễn Duy Linh — Phó

Trưởng Ban.

iii) Đại diện lãnh đạo Công ty CNTT Điện lực miền Nam: Ong Văn Thanh Huy

— Trưởng Phòng Công nghệ Phần mềm Công ty CNTT Điện lực miền Nam.

iv) Đại diện lãnh đạo một Công ty Điện lực tỉnh trực thuộc EVN SPC: Ông

Đặng Nguyên Phương — Nguyên Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty Điện lực Long An.

Như vậy, tất cả thành viên tham gia phỏng vấn đều là các nhà quản lý. Đây cũng là 4 thành viên có tên trong danh sách t6 công tác triển khai dự án

Dưới đây là bảng ánh xạ các CSEs và các đối tượng đã khảo sát có liên quan đến các CSFs nay

1 |Nhóm triển khai dự án. i, ii, iii, iv 2 |Sự ủng hộ từ lãnh dao cấp cao. i, ii, iii, iv 3 |Sự hưởng ứng của người sử dung hệ thống. 1, 111, IV

4 |Đào tạo. 1, II, IV

5 |Quản trị sự thay đối. i, ii, iii, iv 6 |Chiến lược triển khai dự án. i, ii

7 |Mục đích và mục tiêu rõ rang. 1, I1, I1, IV 8 |Quan lý dự án. i, ii, iii, iv

9 |Sự trao đôi thông tin giữa các bộ phận có liên 1, 111, IV

quan.

10 |Quản trị rủi ro. i, ii

Bang 3: Bang anh xa các CSFs và các đối tượng đã khảo sát có liên quan.

Trong bước thảo luận nhóm, tôi sẽ sắp xếp một budi thảo luận nhóm gồm 4 thành viên có tham gia vào quá trình triển khai CMIS với thánh viên là đại diện cho 3 bộ phận khác nhau gồm: 1 chuyên viên Ban Kinh doanh EVN SPC (Ong Tran Hữu Vinh), 2 cán bộ phụ trách bộ phận triển khai CMIS của Công ty CNTT Điện lực miền Nam (Ông Nguyễn Thái Bình và Ông Phạm Bạch Nhật) và I Cán bộ phụ trách CMIS tại Công ty Điện lực Tây Ninh (Ông Nguyễn Duy Tân).

Đối với mục tiêu xếp hang mức độ quan trọng của từng CSFs, tôi sẽ thực hiện khảo sát các cán bộ phụ trách phần mềm CMIS tại các Công ty Điện lực tỉnh và Điện lực huyện. Đối tượng tham gia khảo sát có thể là cán bộ ở cấp quản lý (Trưởng bộ phận kinh doanh) hoặc cán bộ được giao phụ trách quản lý phần mềm.

Khối lượng khảo sát dự kiến khoảng 170 mẫu khảo sát.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Sử dụng AHP để xếp hạng các CSF trong quá trình triển khai hệ thống thông tin mức tổ chức: Một tình huống tại tổng công ty điện lực Miền Nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)