CƠ CẤU GIÁ ĐIỆN THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thiết bị, mạng và nhà máy điện: Mô hình đáp ứng giá điện (Trang 20 - 36)

 Thị trường điện của Việt Nam đang chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường hiện nay đang trong giai đoạn „ thị trường phát điện cạnh tranh‟ từ năm 2005-2014.

Hình 1.1 : Sơ đồ các giai đoạn triển khai xây dựng thị trường điện Việt Nam

 Các đơn vị phát điện sẽ phải cạnh tranh công bằng với nhau để bán điện cho EVN, chính điều này đem lại cho thị trường giá buôn điện , bán lẻ, phân phối giảm do chi phí ở khâu sản xuất giảm vì vậy đem lại nhiều lợi ích cho người sử

dụng điện. Theo số 276/2006/QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng chính phủ về giá điện thì từ năm 2010 giá bán lẻ điện được thực hiện theo cơ chế thị trường.

 Trước khi bước sang tính giá điện theo cơ chế thị trường thì biểu giá điện ở những năm 2005-2009 đã hướng đến mục đích khuyến khích việc sử dụng điện vào giờ bình thường và giờ thấp điểm. Doanh nghiệp nào sản xuất, kinh doanh dùng nhiều điện vào giờ cao điểm sẽ phải trả tiền điện nhiều hơn.

 Từ năm 2010 đến năm 2014 đã có nhiều lần thay đổi biểu giá điện vì nguồn nhiên liệu đầu vào giá dầu và than đá tăng ảnh hưởng đến mạnh đến việc tăng giá điện hiện nay ở Việt Nam. Giá điện tăng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất của các sản phẩm công nghiệp, nhất là các ngành giấy, thép, xi măng, hóa chất…và ảnh hưởng đến nền kinh tế . Giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm rất cần đẩy mạnh và phát triển, đáp ứng công nghệ thiết bị thông minh và phát triển công nghệ máy móc với hiệu suất cao…Giúp các

doanh nghiệp sản xuất ứng phó linh động với sự thay đổi giá điện, sự linh hoạt ở phía khách hàng nhiều thì chi phí tiêu thụ điện càng giảm thu đƣợc nhiều lợi nhuận.

 Trước tình hình thay đổi giá điện theo thị trường, ngày 22-4-2014, Bộ Công thương ra Chỉ thị số 11/CT-BCT về việc tăng cường công khai, minh bạch giá điện theo cơ chế thị trường, gồm giá thành sản xuất, giá truyền tải và phân phối. Điều này cũng là một sự thay đổi giúp các khách hàng có thể theo dõi giá điện thay đổi và đƣa ra những quyết định trong cách thức sử dụng điện, giúp các khách hàng chủ động và linh hoạt. Sau đây là bảng biểu giá điện bản lẻ theo cơ chế thị trường điện năm 2014 đã ban hành: Ngày 7/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 28/2014/QĐ-TTg về việc Quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện và sẽ áp dụng bắt đầu từ ngày 1/6/2014.

13

Off- peak

Mid peak

On- peak

Thấp điểm Bình thường

Cao điểm

T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN

0h

4h

9h30

11h30

17h

20h

22h

24h

Hình 1.2 : Quy định về giờ của giá điện theo 3 giá (TOU)

STT Đối tƣợng áp dụng Đơn vị

tính

Giá bán điện chƣa có thuế GTGT

1 Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất:

1.1 Cấp điện áp từ 110 kV trở lên

a) Giờ bình thường đ/kWh 1.267

b) Giờ thấp điểm đ/kWh 785

c) Giờ cao điểm đ/kWh 2.263

1.2 Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV

a) Giờ bình thường đ/kWh 1.283

b) Giờ thấp điểm đ/kWh 815

c) Giờ cao điểm đ/kWh 2.354

1.3 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV

a) Giờ bình thường đ/kWh 1.328

b) Giờ thấp điểm đ/kWh 845

c) Giờ cao điểm đ/kWh 2.429

1.4 Cấp điện áp dưới 6 kV

b) Giờ thấp điểm đ/kWh 890

c) Giờ cao điểm đ/kWh 2.520

2 Giá bán lẻ điện cho khối hành chính sự nghiệp:

2.1 Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông:

Cấp điện áp từ 6kV trở lên đ/kWh 1.358

Cấp điện áp dưới 6kV đ/kWh 1448

2.2 Chiếu sáng công cộng, đơn vị hành chính sự nghiệp:

Cấp điện áp từ 6kV trở lên đ/kWh 1.494

Cấp điện áp dưới 6kV đ/kWh 1.554

3 Giá bản lẻ điện cho kinh doanh:

3.1 Cấp điện áp từ 22 kV trở lên

a) Giờ bình thường đ/kWh 2.007

b) Giờ thấp điểm đ/kWh 1.132

c) Giờ cao điểm đ/kWh 3.470

3.2 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV

a) Giờ bình thường đ/kWh 2.158

b) Giờ thấp điểm đ/kWh 1.283

c) Giờ cao điểm đ/kWh 3.591

3.3 Cấp điện áp dưới 6 kV

a) Giờ bình thường đ/kWh 2.188

b) Giờ thấp điểm đ/kWh 1.343

c) Giờ cao điểm đ/kWh 3.742

4 Giá bán lẻ điện sinh hoạt:

4.1 Giá bán lẻ điện sinh hoạt

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 đ/kWh 1.388

Bậc 2: Cho kWh từ 50 - 100 đ/kWh 1.433

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 đ/kWh 1.660

Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 đ/kWh 2.082

Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400 đ/kWh 2.324

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên đ/kWh 2.399

4.2 Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng điện kế thẻ trả

trước: đ/kWh 1.992

5 Giá bán buôn điện cho tổ hợp thương mại - dịch vụ - sinh hoạt

5.1 Giá bán buôn điện sinh hoạt

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 đ/kWh 1.36

15

Bậc 2: Cho kWh từ 50 - 100 đ/kWh 1.404

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 đ/kWh 1.627

Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 đ/kWh 2.040

Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400 đ/kWh 2.278

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên đ/kWh 2.351

5.2 Giá bán buôn điện cho mục đích khác:

a) Giờ bình thường: đ/kWh 2.090

b) Giờ thấp điểm: đ/kWh 1.283

c) Giờ cao điểm đ/kWh 3.574

6 Giá bán buôn điện cho các khu công nghiệp:

6.1 Giá bán buôn điện tại thanh cái 110kV của trạm biến áp 110kV/35-22-10-6 kV

6.1.1 Tổng công suất đặt các MBA của trạm biến áp lớn hơn 100 MVA

a) Giờ bình thường đ/kWh 1.218

b) Giờ thấp điểm đ/kWh 763

c) Giờ cao điểm đ/kWh 2.213

6.1.2 Tổng công suất đặt các MBA của trạm biến áp từ 50 MVA đến 100 MVA

a) Giờ bình thường đ/kWh 1.212

b) Giờ thấp điểm đ/kWh 738

c) Giờ cao điểm đ/kWh 2.202

6.1.3 Tổng công suất đặt các MBA của trạm biến áp dưới 50 MVA

a) Giờ bình thường đ/kWh 1.206

b) Giờ thấp điểm đ/kWh 736

c) Giờ cao điểm đ/kWh 2.187

6.2 Giá bán buôn điện phía trung áp của trạm biến áp 110/35-22-10-6 kV

6.2.1 Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV

a) Giờ bình thường đ/kWh 1.257

b) Giờ thấp điểm đ/kWh 799

c) Giờ cao điểm đ/kWh 2.306

6.2.2 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV

a) Giờ bình thường đ/kWh 1.301

b) Giờ thấp điểm đ/kWh 828

c) Giờ cao điểm đ/kWh 2.380

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH KINH TẾ VI MÔ CỦA CHƯƠNG

TRÌNH DEMAND RESPONSE

2.1. GIỚI THIỆU VỀ QUY LUẬT CUNG – CẦU TRONG THỊ TRƯỜNG

Theo lý thuyết về kinh tế vi mô đưa ra khái niệm về cầu thị trường và cung thị trường :

 Cầu thị trường mô tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ mà những người

tiêu dùng sẽ mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Và qui luật cầu thể hiện mối quan hệ giữa lƣợng cầu và giá ngƣợc chiều nhau, tức là giá tăng thì lƣợng cầu sẽ giảm và giá giảm thì lƣợng cầu sẽ tăng lên.

 Cung thị trường mô tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ mà những người sản xuất sẽ cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Qui luật cung nói lên mối quan hệ giữa giá và lƣợng cung ngƣợc chiều nhau, tức là giá cao thì nhà cung cấp sẽ tăng lượng cung vào thị trường và khi giá giảm thì lượng cung cũng giảm theo.

 Giao điểm giữa đường cung và đường cầu chính là điểm cân bằng thị trường, tại điểm này cả người bán và người mua đều thu được lợi ích. Điểm này đưa ra mức giá cân bằng mà tại đó lượng sản phẩm mà người mua muốn mua đúng bằng lượng sản phẩm mà người bán muốn bán.

17

Hình 2.1 : Giao điểm ( điểm cân bằng P*,Q* ) của đường cung và đường cầu

trong thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn.

Trong thị trường điện cạnh tranh việc sử dụng các nguồn năng lượng có hiệu

quả nhất khi lƣợng sử dụng điện dựa trên mức giá chi phí biên của nhà cung cấp điện chính điểm giao nhau của đường cung và cầu ( hay gọi là giá cân bằng). Đường cung đƣợc xây dựng bởi công suất đặt của các máy phát từ chi phí vận hành thấp nhất đến chi phí vận hành cao nhất.

Vì đặc tính kỹ thuật (vd như giới hạn công suất của máy phát), thì đường cung có xu hướng tăng rất dốc ở những giới hạn gần đạt tới khả năng tối đa lượng cầu Q. Tức là khi lƣợng cầu càng gần giới hạn tối đa thì chi phí gia tăng nhanh hơn nhiều so với trước đó. Đường cầu dốc xuống từ trái sang phải đặc trưng cho giảm chi phí biên.

Nếu mức giá mà khách hàng phải trả không thay đổi thì nhu cầu hoàn toàn không co giãn theo giá và đường cầu thẳng đứng, song song với trục giá. Nhưng nhu cầu về điện thì không giống với các nhu cầu của các loại hàng hóa khác thay đổi theo thời gian, theo các hoạt động của các doanh nghiệp, người tiêu dùng hay theo lối sống

khác tác động vào mà không hoàn toàn chỉ chịu tác động bởi giá cả, sự thay đổi này được biểu diễn bởi sự thay đổi vị trí của đường cầu. Hình 2.2 minh họa cho sự thay đổi đường cầu từ thời điểm nhu cầu thấp (giờ thấp điểm) đến thời điểm nhu cầu cao

( giờ cao điểm). Ở nhu cầu thấp, giá cân bằng ( Qoff-peak,Poff-peak), và trong thời điểm nhu cầu cao giá cân bằng (Qpeak, Ppeak).

Hình 2.2 Mô tả sự thay đổi về nhu cầu dùng điện theo đường cầu khi giá không đổi

2.2. ĐỘ ĐÀN HỒI GIÁ – HAY ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG CẦU

Theo xu hướng phát triển hiện nay và trong tương lai, nhu cầu về năng lượng ngày một gia tăng do đó hệ thống điện sẽ gặp phải những khó khăn, sự bất ổn và biến động về giá điện sẽ không tránh khỏi. Vì vậy khách hàng buộc phải bằng lòng với mức giá cao hơn và cũng sẵn sàng thay đổi cách sử dụng để có thể giảm bớt chi

phí của họ. Những giải pháp công nghệ mới và phương pháp định giá sẽ được thúc đẩy phát triển. Vì lý do này cho nên việc thu thập, quan sát phản ứng của khách hàng với sự thay đổi giá là rất cần thiết ,kế tiếp là những vấn đề về đáp ứng công nghệ tiên tiến và các công cụ kinh tế như là đưa ra phương pháp thay đổi giá hợp lý trong việc định giá. Thông qua luật cầu trong giả thuyết kinh tế cho rằng khi giữ tất

19

khi giá giảm thì lƣợng nhu cầu tăng. Mối quan hệ này đƣợc trình bày ở hình bên dưới.

Hình 2.3 Mối quan hệ giữa giá và lượng cầu theo qui luật cầu thị trường

Với những kiểu người tiêu dùng mà họ rất nhạy cảm với những thay đổi giá cả có thể đƣợc ƣớc tính bằng một hệ số đàn hồi giá. Điều này liên quan đến sự tiêu thụ điện của khách hàng, và giá đàn hồi sẽ đưa ra một cách đo lường chuẩn hóa về lƣợng phần trăm tiêu thụ điện của khách hàng so với lƣợng phần trăm khi giá thay đổi. Công thức tính toán hệ số đàn hồi được đưa ra ở bên dưới :

Trong đó :

Ed ( hoặc ký hiệu khác là ) là độ đàn hồi ( hệ số đàn hồi ) giá theo nhu cầu.

Qd : lƣợng điện năng theo nhu cầu P : giá điện

Theo thuyết kinh tế thì có 2 loại hệ số đàn hồi : hệ số đàn hồi riêng và tương hỗ. Khi muốn biết sự phản ứng của khách hàng thông qua việc thay đổi lƣợng sử

giá trị âm vì giá và lƣợng cầu thay đổi ngƣợc chiều nhau. Tính chất đàn hồi nhiều hoặc không đàn hồi phụ thuộc vào sự nhạy về sự tiêu thụ điện khi giá thay đổi. Kết quả tính toán có thể xảy ra một số trường hợp như sau :

 Nếu lớn hơn tức thì khách hàng phản ứng đáng kể đối với sự thay đổi giá hay còn gọi là cầu co giãn nhiều – đàn hồi nhiều.

Vd : theo hệ số đàn hồi này khi mà nhu cầu giảm 10% thì lúc này giá được tăng lên 5%.

 Nếu nhỏ hơn tức thì khách hàng phản ứng nhẹ đối với sự thay đổi giá hay còn gọi là cầu ít co giãn – kém đàn hồi.

Vd : theo hệ số này thì khi nhu cầu giảm rất ít 2% thì giá lại tăng lên 5% nhưng so với ví dụ trước thì sự thay đổi về lượng là rất ít 2% so với 10%.

 Nếu bằng tức thì cầu co giãn đơn vị

Vd : theo hệ số đàn hồi này thì khi nhu cầu giảm 5% thì đồng nghĩa khi đó giá được tăng lên 5%.

 Nếu rất nhỏ hay không đổi so với tức thì không có sự phản ứng của khách hàng đối với sự thay đổi giá hay còn gọi là cầu hoàn toàn không co giãn.

Nhƣ vậy nếu hệ số đàn hồi nằm trong khoảng thì sự phản ứng của khách hàng là tối ƣu (có sự đàn hồi nhiều khi giá thay đổi). Còn nếu nằm trong khoảng (-1,0) thì sự phản ứng của khách hàng kém đàn hồi khi giá thay đổi và bằng 0 thì cầu hoàn toàn không co giãn-đàn hồi.

21

Hình 2.4 : Hệ số đàn hồi giá và đường cầu

a) Ed ( ) cầu hoàn toàn không đàn hồi ; b) cầu ít đàn hồi ; c) cầu đàn hồi nhiều ;

d) cầu đàn hồi hoàn toàn

Hệ số đàn hồi tương hỗ /thay thế đưa ra một nhận định khác là bằng cách nào để khách hàng sẵn sàng thay thế một sản phẩm này bằng một sản phẩm khác ( hoặc ở đây là thay thế việc tiêu thụ từ khoảng thời gian này sang khoảng thời gian khác ) Đối với nhu cầu điện năng trong thị trường điện giá thay đổi liên tục trong ngày, tính toán sự đàn hồi cho sự sẵn sàng dịch chuyển sự tiêu thụ sang khoảng thời gian giá thấp điều này nói lên mối quan hệ về sử dụng điện giữa những khoảng thời gian với

khác nhau về giá. Do đó hệ số đàn hồi tương hỗ/thay thế thông thường được định nghĩa một cách đơn giản là mối liên hệ về sự thay đổi cách sử dụng điện ở giá trong 2 khoảng thời gian khác nhau ( vd : tỉ lệ sử dụng giữa cao điểm và thấp điểm ). Công thức toán nhƣ sau :

Trong đó : Esub là hệ số đàn hồi tương hỗ/thay thế Qp,Qo lần lƣợt là lƣợng sử dụng điện ở cao điểm, thấp điểm Pp,Po lần lƣợt là giá cao điểm, thấp điểm

Trái ngược với hệ số đàn hồi riêng, hệ số đàn hồi thay thế mang giá trị dương. Khi lấy giá trị tuyệt đối của 2 kiểu hệ số đàn hồi để so sánh với nhau thì kết quả hoàn toàn giống nhau. Ví dụ Ed= =0 điều này có nghĩa sự phản ứng của khách hàng sẽ thay đổi nhiều theo giá khi kết quả giá trị tuyệt đổi của cả 2 kiểu đàn hồi có giá trị lơn hơn 1.

Tuy nhiên, dù hệ số đàn hồi riêng và tương hỗ/thay thế cho thất sự chênh lệch trong việc điều chỉnh sự tiêu thụ điện của khách hàng theo một khái niệm về qui luật cầu ( hay cho thấy đáp ứng giá trong một khoảng thời gian hoặc các khoảng thời gian khác nhau). Cần phân biệt giữa các trường hợp để sử dụng kiểu hệ số đàn hồi thích hợp, dùng hệ số đàn hồi riêng khi điều chỉnh trực tiếp về giảm tiêu thụ điện, đối với hệ số đàn hồi tương hỗ/thay đổi sử dụng tốt nhất cho trường hợp điều chỉnh chuyển sự tiêu thụ điện từ thời điểm này sang thời điểm khác.

Trong thời gian ngắn hạn rất ít cơ hội cho bất kỳ những hoạt động nào để đáp ứng cho sự thay đổi giá. Do vậy mà rất khó để có thể đƣa ra bất kỳ những sự thay thế hay những sự quyết định cho việc tiết kiệm năng lƣợng và lƣợng cầu là kém đàn hồi.

Ngƣợc lại trong thời gian dài hạn thì khách hàng có thể chuyển sang sử dụng dạng nguồn năng lƣợng khác để thay thế khi mà giá tăng và cũng có đủ thời gian để phát triển những thiết bị công nghệ mới thay thế. Những lý do trên cho thấy ở dài hạn thì việc đáp ứng tốt hơn, cũng có nghĩa là đàn hồi tối ƣu hơn so với ngắn hạn.

2.3. MỘT VÀI PHÂN TÍCH VỀ DEMAND RESPONSE THEO MÔ HÌNH KINH TẾ

Mục đích cơ bản khởi đầu chương trình Demand Response là góp phần vào

việc đáp ứng nhu cầu linh hoạt hơn. Những khách hàng tích cực tham gia vào thị trường điện, nơi mà họ có thể quan sát và đáp ứng sự thay đổi giá theo thời gian . Như đã đề cập ở phần trước theo quy luật cầu, khi mà giá tăng thì nhu cầu sẽ giảm theo đường cầu nằm ngang ít dốc - D2 đường cầu trong hình 2.5 bên dưới cho thấy đường cầu có sự đàn hồi nhiều hơn với giá thấp hơn và số lượng tiêu thụ ít hơn.

23

Hình 2.5 Đường cầu D2 đàn hồi nhiều hơn và giá P2 cũng thấp hơn

Khảo sát trường hợp ở thị trường điện Na Uy mức giá đáp ứng cho nhu cầu ở mức thấp, và giá thay đổi theo hàng giờ. Nhưng hầu hết người tiêu dùng (khách hàng) không có khả năng đáp ứng với bất kỳ tín hiệu của sự thay đổi giá nào vì khách hàng không nhận đƣợc thông tin về sự thay đổi giá và chỉ thanh toán theo sự cộng dồn tích lũy trong quá trình tiêu thụ điện. Kết quả cho thấy khách hàng không có động lực hay sự khuyến khích ƣu đãi để thay đổi cách sử dụng của họ cho phù hợp với sự biến động giá và nhƣ vậy lƣợng nhu cầu trong giờ cao điểm và thấp điểm là không đổi theo biểu giá điện chuẩn ở thị trường bán lẻ. Đồng thời lúc này ở thị trường bán buôn việc đấu thầu mua bán của những nhà cung cấp bán lẻ thì không có sự đàn hồi theo đường cầu. Điều này được thể hiện rõ trong hình 2.7 phía bên phải.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Thiết bị, mạng và nhà máy điện: Mô hình đáp ứng giá điện (Trang 20 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)