Sản xuất nhiên liệu có nguồn gốc từ chất thải ở một số quốc gia

Một phần của tài liệu So Sánh Thành Phần Syngas Khi Khí Hoá Với Chất Oxy Hoá Là Không Khí Và Không Khí Kết Hợp Với Oxy.docx (Trang 23 - 26)

1.1 Tình hình chung của thế giới

1.1.3. Sản xuất nhiên liệu có nguồn gốc từ chất thải ở một số quốc gia

Ở hầu hết các nơi trên thế giới, kể cả những khu vực phát triển như châu Âu hay ở Bắc Mỹ, chúng ta đều làm 1 trong 2 cách đẻ xử lý với rác thải thông thường. Đó là đốt hoặc chôn. Điều đáng tiếc là cả 2 cách này đều gây hại cho môi trường và chính chúng ta. Do đó, nếu lượng rác thải quá lớn hoặc khâu xử lý, phân loại không được thực hiện tốt thì sự quá tải sẽ xảy ra, dù sớm hay muộn.

Theo Hiệp hội Chất thải Rắn Quốc tế (ISWA), 40% chất thải trên toàn thế giới được đưa vào các bãi rác lộ thiên, không được kiểm soát. Có tới 38 trong số 50 bãi rác lớn nhất đe dọa gây ô nhiễm biển và các khu vực ven biển, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của 64 triệu người dân. Tồi tệ nhất là rác phân hủy của các bãi chôn lấp tỏa ra khí mê-tan làm thay đổi khí hậu và bầu khí quyển. ISWA báo cáo: "Với tốc độ hiện tại, ít nhất 10% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu sẽ đến từ các bãi chôn lấp rác trên thế giới vào năm 2025".

Sản xuất nhiên liệu có nguồn gốc chất thải rắn ở các quốc gia

Nhật Bản Scandinavia

Thuỵ Sĩ Vương quốc Anh Pháp Đức Hàn Quốc Cộng

hoà Séc Hungary Hoa Kỳ

74%

53%

47%

38%

35%

31%

24%

16%

13%

12%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

Khi thế giới đang tìm cách thu hẹp những núi rác lộ thiên, Thụy Điển - quốc gia chỉ có dưới 1% lượng rác được chôn lấp - đưa ra một con đường thay thế. Gần như tất cả lượng rác không thể tái chế được đốt để tạo ra điện và nhiệt. Theo chính phủ Thụy Điển và những người ủng hộ công nghệ đốt rác tạo năng lượng, phương pháp này tốt hơn nhiều so với việc gửi rác đến các bãi chôn lấp. Những nỗ lực tái chế của thuỵ điển cũng như các giải pháp của nước này để đưa rác thải ra khỏi các bãi chôn lấp và chuyển thành năng lượng sạch không chỉ là một giải pháp thay thế thông minh, ít tác động đến môi trường hơn mà còn cho phép khai thác các nguồn tài nguyên mà nếu không sẽ bị lãng phí.

Biểu đồ 1 minh họa lượng năng lượng thu hồi từ chất thải rắn đô thị ở các quốc gia khác nhau. Ngoài việc đạt được mục tiêu đầy tham vọng của họ là đáp ứng một phần mười nhu cầu điện thông qua năng lượng tái tạo [5], chất thải rắn đô thị thường được sử dụng để chất đống tại các bãi chôn lấp sẽ được chuyển hướng làm nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu có nguồn gốc từ rác thải. Do đó, nhu cầu về nhiên liệu có nguồn gốc từ rác thải được ước tính sẽ tăng lên đáng kể, ví dụ, khoảng 115 triệu tấn nếu nó được dự định thay thế 5% lượng than sử dụng cho phát điện [6].

Biểu đồ 1: Biểu đồ sản xuất nhiên liệu có nguồn gốc chất thải rắn ở các quốc gia

Lượng năng lượng thu hồi từ chất thải rắn đô thị thông qua các nhà máy chuyển hóa chất thải thành năng lượng ở quốc gia được chọn. Nhật Bản, Scandinavia và Thụy Sĩ đã thu hồi hầu hết năng lượng từ chất thải rắn đô thị do ít không gian mở cho bãi

chôn lấp. Điều này cũng có thể chỉ ra rằng Nhật Bản, Scandinavia và Thụy Sĩ có nhiều nhà

máy chuyển chất thải thành năng lượng tiên tiến và hiệu quả hơn để thu hồi năng lượng từ chất thải rắn đô thị.

Trong bảng xếp hạng Chỉ số Chất thải Toàn cầu 2022 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Hàn quốc, Đan Mạch, Đức là 3 quốc gia đứng đầu trên thế giới. Điểm chung của họ, đó là đều tập trung vào phân loại và tái chế rác. Tiêu biểu là Hàn Quốc có tỷ lệ tái chế rác thải thực phẩn gần như 100% mỗi năm. Trong đó Đan Mạch đã tăng 11 bậc, để vương lên vị trí Thứ 2. Cùng với đó, thủ đô Copenhagen của Đan Mạch đặt mục tiêu tái chế 70% rác thải vào năm 2024. Qua đó ta có thể thấy Đan Mạch thật sự coi rác là một tài nguyên, khi có rất nhiều quy định về thu gom, quản lý và tái chế chất thải. Tất cả đều được làm một cách chỉnh chu và đồng bộ.

Đức cũng liên tục đầu tư vào hạ tầng xử lý chất thải tiên tiến, áp dụng công nghệ cao, với tiêu chí hàng đầu là giảm tác động đến môi trường. Song song với đó, quốc gia này đã địa phương hoá các nhà máy xử lý chất thải thành năng lượng, từ đó giúp giảm thiểu khoảng cách vận chuyển chất thải. Vào năm 2017, đức đã đạt thành công khi chỉ 1% rác thải đô thị được đưa đến các bãi chôn lấp, từ đó giúp giảm thiểu khoảng cách vận chuyển chất thải. Để so sánh, mục tiêu của nhiều nước EU hướng đến vẫn là tỷ lệ chôn lấp rác thỉa phải dưới 10% vào năm 2025

Một phần của tài liệu So Sánh Thành Phần Syngas Khi Khí Hoá Với Chất Oxy Hoá Là Không Khí Và Không Khí Kết Hợp Với Oxy.docx (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w