1.2.1 Tình trạng hiện nay
Chưa bao giờ rác thải lại trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới như hiện nay. Không chỉ riêng Việt Nam mà tại rất nhiều đất nước khác,
đâu đâu cũng có thể bắt gặp được hình ảnh của rác. Chúng không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên, sức khỏe con người mà còn gây ra những thiệt hại không hề nhỏ cho nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Có thể thấy rằng con số về rác thải chỉ riêng tại Việt Nam đã đủ khiến chúng ta phải hoa mắt.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc là khoảng 44,400 tấn/ ngày. Đến năm 2019, con số này đã là 64,658 tấn/ngày. Trong đó, khu vực đô thị phát sinh 35,624 tấn/ngày, khu vực nông thôn phát sinh 28,394 tấn/ngày [7]. Lượng chất thải rắn sinh hoạt này tăng 46% so với năm 2010. Khối lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị phụ thuộc vào quy mô dân số, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa của đô thị và đang có xu thế ngày càng tăng. Tổng khối lượng CTRSH phát sinh tại khu vực đô thị trong cả nước là 35.624 tấn/ngày (13.002.592 tấn/năm), chiếm 55% khối lượng CTRSH phát sinh của cả nước, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có khối lượng phát sinh lớn nhất cả nước và kế đến là Hà Nội. Chỉ tính riêng 2 đô thị này, tổng lượng CTRSH đô thị phát sinh tới 12.000 tấn/ngày chiếm 33,6% tổng lượng CTRSH đô thị phát sinh trên cả nước.
Khối lượng CTRSH phát sinh tại 5 đô thị đặc biệt/loại 1 là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ chiếm khoảng 40% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị trong cả nước. Tại một số đô thị nhỏ (từ loại II trở xuống), mức độ gia tăng khối lượng CTRSH phát sinh không cao do mức sống thấp và tốc độ đô thị hóa không cao.
Bảng 1.1 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị (theo
vùng, 2019)
STT Vùng Khối lượng phát
sinh (tấn/ngày)
Khối lượng phát sinh (tấn/năm)
1 Đồng bằng sông Hồng 8.466 3.089.926
2 Trung du và miền núi phía Bắc 2.740 1.000.184
3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải niền
Trung 6.717 2.451.606
4 Tây Nguyên 1.485 542.098
5 Đông Nam Bộ 12.639 4.613.290
6 Đồng bằng sông Cửu long 3.577 1.305.488
Tổng 35.624 13.002.592
(Nguồn: Bộ TNMT, 2019a)
Biểu đồ 2: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị giữ các vùng năm
2019
CTRSH nông thôn phát sinh từ các hộ gia đình, chợ, nhà kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính... CTRSH nông thôn chủ yếu bao gồm thành phần hữu cơ dễ phân hủy (thực phẩm thải, chất thải vườn) với độ ẩm thường trên 60%; tuy nhiên, chất hữu cơ khó phân hủy, chất vô cơ (chủ yếu là các loại phế thải thủy tinh, sành sứ, kim loại, giấy, nhựa, đồ điện gia dụng hỏng...) và đặc biệt là túi ni lông xuất hiện ngày càng nhiều. Hầu hết CTRSH không được phân loại tại nguồn; vì vậy, tỷ lệ thu hồi chất thải có khả năng tái chế và tái sử dụng như giấy vụn, kim loại, nhựa... còn thấp và chủ yếu là tự phát. Theo số liệu thống kê, khối lượng phát sinh CTRSH nông thôn hiện nay là
28.394 tấn/ngày (tương đương 10.363.868 tấn/năm). Vùng ĐBSH có lượng phát sinh CTRSH nông thôn lớn nhất với 2.784.494 tấn/ năm (chiếm 27%); tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và DHMT với 2.690.517 tấn/năm (chiếm 26%); vùng ĐBSCL phát sinh 2.135.925 tấn/năm (chiếm 21%); vùng Tây Nguyên có lượng phát sinh nhỏ nhất, chỉ 526.586 tấn/năm (chiếm 5%). [7]
So sánh tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô
thị giữa các vùng (2019)
ĐBSCl 10% ĐBSH
24%
Đông Nam Bộ
35% TDMNPB
8%
Bắc Trung Bộ và DHMT 19%
Tây Nguyên 4%
ĐBSHTDMNPBBắc Trung Bộ và DHMT
Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐBSCl
So sánh tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn giữa các vùng (2019)
ĐBSCl
21% ĐBSH
Đông Nam Bộ
11% TDMNPB
10%
Tây Nguyên
5% Bắc Trung Bộ và
DHMT 26%
ĐBSH TDMNPB Bắc Trung Bộ và DHMT Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐBSCl
Bảng 1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn (theo
vùng, 2019)
STT Vùng Khối lượng phát
sinh (tấn/ngày)
Khối lượng phát sinh (tấn/năm)
1 Đồng bằng sông Hồng 7.629 2,784,494
2 Trung du và miền núi phía Bắc 2,949 1,076,428
3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải niền
Trung 7,371 2,690,517
4 Tây Nguyên 1,443 526,586
5 Đông Nam Bộ 3,150 1,149,918
6 Đồng bằng sông Cửu long 5,852 2,135,925
Tổng 28,394 10,363,868
(Nguồn: Bộ TNMT, 2019a)
Biểu đồ 3: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn giữa các vùng
năm 2019
1.2.2 Chủ trương của nhà nước
Vào ngày 7/5/2018, Chính phủ đã họp và ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về các quản lý tổng hợp chất thải rắn tới năm 2025 và có tầm nhìn đến năm 2050. Nhưng cũng đã đưa ra các yêu cầu rõ cho việc đầu tư và xây dựng mới các cơ sở xử lý chất thải rắn đặc biệt là sinh hoạt ở nông thôn phải bảo đảm tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%. Ngoài ra, các địa phương cần phải biết áp dụng các kĩ thuật công nghệ tốt, hiện đại và thân thiện với môi trường trong việc xử lý chất thải nông thôn.
Ở Việt Nam có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp để phát triển nhiều loại cây để làm nguyên liệu cho nhiên liệu sinh học, nhiều loại sinh khối. Ngoài ra, sinh khối là các phế phẩm từ nông nghiệp như: rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp, ...Và các phế phẩm lâm nghiệp như: lá khô, vụn gỗ, giấy vụn, metan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, chất thải từ các trang trại chăn nuôi gia súc và gia cầm. Các nguyên liệu sinh khối được sử dụng ở dạng rắn, lỏng hoặc khí. Trong đó, gỗ là một dạng sinh khối phổ biến và đang là loại chất đốt chính và được sử dụng cho việc đun nấu trong các hộ gia đình ở nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, sinh khối là một dạng năng lượng được hiểu là nhiên liệu có sẵn tại chỗ với tiềm năng lớn nhưng vẫn còn rất nhiều bất tiện xảy ra trong việc sử dụng như: nhiệt trị (kJ/kg) thấp, khối lượng riêng (kg/m) nhỏ, độ ẩm cao, khi đun phát thải nhiều khói, bụi... Thông qua đó để thúc đẩy việc sản xuất và sử dụng năng lượng sinh khối hiệu quả hơn và sạch hơn thì nhiều nước trên thế giới đã không ngừng nghiên cứu cải tiến công nghệ đốt để phát triển hiệu quả. Nghiên cứu, từ cách đốt truyền thống là “đốt trực tiếp” đang được xem xét để có thể dần chuyển sang đốt gián tiếp thông qua công nghệ hóa. Không chỉ thế, công nghệ đốt được xem như là phương pháp hữu hiệu để có thể chuyển nhiên liệu từ rắn sang nhiên liệu khí và được tích trữ vào trong bình chứa để có thể vận chuyển dễ dàng hơn. Đồng thời, có thể điều chỉnh các quá trình cháy để tăng hiệu quả và giảm ô nhiễm với nhiên liệu khí cũng tạo ra nhiều thuận lợi hơn.
Trong hội nghị COP26 (Conference of parties 26), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 và 2 cam kết khác có liên quan chặt chẽ đến ngành nông nghiệp là: cam kết tham gia sáng kiến “Giảm phát thải khí methan toàn cầu” và cam kết thực hiện “Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”. Các cam kết mạnh mẽ và những ý kiến đóng góp của Việt Nam tại COP26 được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hình 1.7 Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị COP26