Tổng quan về cá chim vây vàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu bệnh Nocardiosis ở cá chim vây vàng nuôi tại Khánh Hòa và Phú Yên (Trang 24 - 29)

Ngành: Vertebrata Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes Họ: Carangidae Giống: Trachinotus Loài: Trachinotus blochii Lacepede, 1801 Tên tiếng anh: Snub – nose pampano Tên tiếng Việt: Cá chim vây vàng

1.2.2. Đặc điểm hình thái

Cơ thể cá chim vây vàng hơi tròn, cao, dẹp chính giữa, lƣng hình vòng cung.

Trên đường bên vảy sắp xếp khoảng 135 - 136 cái, chiều dài so với chiều cao 1,6 - 1,7 lần, so với chiều cao đầu 3,5 - 4 lần, cuống đuôi ngắn và dẹp, đầu nhỏ, chiều cao đầu lớn hơn chiều dài, môi tù về phía trước. Hai lỗ mũi nằm gần nhau và ở môi trên: lỗ mũi trước nhỏ hình tròn, lỗ mũi sau to hình bầu dục. Mép phía trước xương nắp mang có dạng hình cung tương đối lớn, mép sau cong. Xương nắp mang phía sau trơn, màng nắp mang tách rời, mỗi tia mang có 8 – 9 tơ mang ngắn. Đầu và thân có màu trắng bạc, đỉnh đầu có màu xanh xám. Ở những cá thể trưởng thành thỉnh

thoảng có màu vàng cam đặc biệt trên cơ thể nhất là vùng miệng và nửa sau của thân. Phần đầu không có vảy, cơ thể có nhiều vảy nhỏ dính vào dưới da. Phía trước đường bên có hình cung khá lớn, trên đường bên vảy không có gờ.

Vây lưng thứ 1 hướng về phía trước, gai bằng và có 5 – 6 gai ngắn. Ở cá giống giữa

Kích thước: Cá chim vây vàng có kích thước tương đối lớn, chiều dài có thể

đạt tới 45 – 60 cm, chiều dài gấp 1,6 - 1,7 lần chiều cao.

Màu sắc: Đầu thân và bụng có màu trắng bạc, đỉnh đầu, lƣng màu xanh xám. Ở

những con trưởng thành thỉnh thoảng có màu vàng cam đặc biệt trên cơ thể nhất là vùng miệng và nửa sau của thân. Vây lƣng màu ánh bạc. Vây hậu môn và vây lƣng thứ hai màu cam sẫm. Vây ngực tương đối ngắn, rộng, màu tối đen. Vây đuôi màu tro [3, 22, 31].

Hình 1.5: Cá chim vây vàng [56]

1.2.3. Sinh thái và phân bố của cá chim vây vàng 1.2.3.1. Phân bố địa lý

Cá chim vây vàng sống ở vùng biển hở và được tìm thấy ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ở Châu Á, cá chim vây vàng phân bố ở miền nam Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc và Đài Loan [8].

Ở Việt Nam, loài cá chim vây vàng đƣợc tìm thấy ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và Nam Trung Bộ [8].

1.2.3.2. Đặc điểm sinh thái:

Cá chim vây vàng là loài cá nước ấm, có tập tính di cư, sống ở tầng giữa và tầng trê. Ở giai đoạn cá giống, hàng năm sau mùa đông thường sống ở vùng vịnh cửa sông, sống theo đàn. Cá trưởng thành bơi ra vùng biển sâu. Là loài cá rộng muối với ngưỡng chịu đựng độ mặn trong khoảng 3 – 35 0/00, dưới 20 0/00 cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện độ mặn cao cá sinh trưởng chậm. Khả năng chịu

đựng nhiệt độ tương đối kém, nhiệt độ thích hợp từ 16 - 360C, sinh trưởng tốt nhất ở 22 – 280C. Thông thường hàng năm cuối tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau là chu kỳ nhiệt độ thấp, cá không ăn thức ăn. Nhiệt độ dưới 160C cá chim thường ngừng bắt mồi , nhiệt độ thấp nhất mà cá có thể chịu đựng đƣợc là 140C. Nếu 2 ngày liên tục nhiệt độ xuống dưới 14 0C cá sẽ chết. Ngưỡng oxy hòa tan thấp mà cá chịu đựng đƣợc là 2,5 mg/l [1].

1.2.3.3. Những tiềm năng của việc nuôi cá chim vây vàng tại Việt Nam

- Cá chim vây vàng là loài cá dễ nuôi, có thể nuôi bằng nhiều hình thứ nhƣ nuôi bằng lồng hoặc trong ao đất ở các thủy vực nước lợ và nước mặn.

- Cá chim vây vàng sống ở biển có tốc độ tăng trưởng nhanh; khả năng chống chịu với môi trường tốt (sau 10-12 tháng sẽ đạt cỡ thương phẩm 800 - 1.000g), đem lại giá trị kinh tế và rất được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

- Nguồn giống sản xuất trong nước chiếm từ 50-60%, còn lại phải nhập từ Đài Loan, Trung Quốc, cá chim vây vàng giống (cỡ 3-3,5 cm) có giá nhập khẩu rất cao (từ 4.000-5.000 đồng/con).

- Thị trường Việt Nam có cá chim trắng vây vàng cỡ 600 - 1.000 g/con, giá 100.000 - 150.000 đồng/kg; xuất khẩu sang Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore với giá 8 - 10 USD/kg.

- Theo kết quả phân tích của Phòng Công nghệ sau thu hoạch - Viện Nghiên cứu hải sản, trong 100g thịt cá chim vây vàng, thành phần dinh dƣỡng có Protein 43%, Lipid 10%, đặc biệt, trong thịt cá rất giàu hàm lƣợng Omega 3, giúp phát triển trí não con người.

1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước 1.3.1. Các nghiên cứu trong nước

1.3.1.1. Những loại bệnh ở cá có xuất hiện các đốm trắng trên nội tạng đã đƣợc

cao, có 100% hộ nuôi thì 65% hộ chịu tác hại của bệnh này trong năm 2009 [7] và trong một vụ nuôi, bệnh này có thể xảy ra 1- 3 lần [7, 8].

- Một số tác giả nghiên cứu tìm hiểu tác nhân gây ra bệnh này ở cá tra nuôi tại Việt Nam: thông báo rằng, bệnh mủ ở thận và gan của cá tra nuôi tại ĐBSCL (Việt Nam) do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, gram âm gây ra [10].

- Tác giả đã phân lập, định danh các chủng vi khuẩn từ cá tra nuôi ở ĐBSCL bị bệnh đốm trắng ở gan thận và cảm nhiễm thành công, gây bệnh cho cá khỏe từ sự kết hợp 2 loại vi khuẩn Hafnia alveiPlesiomonas shigelloides [9].

- Công bố về tác nhân gây bệnh đốm trắng ở gan thận của cá tra nuôi tại ĐBSCL là một trực khuẩn gram (+), kỵ khí, có sinh bào tử, bào tử thường nằm ở vị trí chính giữa, cuối hoặc gần cuối tế bào bị biến dạng. Kết luận ban đầu cho rằng đây là vi khuẩn này thuộc giống Clostridium sp [39].

- Xác định tác nhân gây bệnh cho cá chim vây vàng tại Vũng Ngán, Nha Trang là một vi khuẩn Gram dương dạng sợi mảnh, phân nhánh, phân đốt và kháng acid, chúng thuộc loài Nocardia sp và tương tự loài Nocardia seriolae [1].

1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng

Năm 2006, Trại Nuôi trồng thủy sản thực nghiệm của Trường Cao Đẳng Thủy sản Bắc Ninh tại Hƣng Yên – Quảng Ninh đã nhập công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng từ Trung Quốc.Việc di nhập đàn cá bố mẹ và cho đẻ tại Hƣng yên đã khá thành công: tỷ lệ cá đẻ trung bình giữa các đợt là 87,5%, tỷ lệ thụ tinh trung bình 60%, tỷ lệ nở trung bình 80%, tỷ lệ sống từ bột lên cá hương trung bình đạt 30% và đã sản xuất đƣợc 65 nghìn con giống cỡ 4 – 6 cm.

Năm 2009, Khoa nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại Học Nha Trang bắt đầu thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo loài cá chim vây vàng tại Nha Trang,

Khánh Hòa. Cá bố mẹ đƣợc nuôi vỗ tại các lồng đặt tại cơ sở thực nghiệm ở Vũng Ngán, trên vịnh Nha Trang. Tại đây, cá bố mẹ thành thục và đẻ trứng, sau đó trứng đƣợc thu về ấp và ƣơng cá giống trong các bể xi măng tại trại Sản xuất giống cá Biển, tại phường Vĩnh Hòa, Nha Trang.

Đề tài sản xuất giống cá chim vây vàng của khoa nuôi trồng thủy sản đến nay vẫn chƣa kết thúc nhƣng đã có một số lƣợng con giống là sản phẩm của đề tài này đƣợc nuôi trong lồng tại trại thực nghiệm Vũng Ngán và cung cấp cho một số hộ nuôi ở vùng ven biển từ Phú Yên đến Ninh Thuận. Loài cá này đƣợc các hộ dân

nuôi ở hai hình thức khác nhau: nuôi lồng ngoài biển và nuôi trong ao đất. Và kết quả thu được từ các hộ nuôi thì cá có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, tỷ lệ sống tương đối cao. Nhưng bên cạnh đó cũng gặp một số khó khăn trong việc nuôi loài cá này đó là vào tháng giao thời giữa mùa khô và mùa mƣa (khoảng tháng 7 – 8 dương lịch) cá nuôi tại một số huyện trong tỉnh Khánh Hòa bị chết rải rác với tỷ lệ chết tích lũy lên đến 80%. Những dấu hiệu cá bệnh nhƣ xuất hiện các nốt phồng nhỏ dưới da, sau đó các nốt phồng vỡ ra, trên cột sống cũng xuất hiện các khối u, đôi khi làm cơ thể cá công dị dạng. Đây là một vấn đề quan trọng trong việc nuôi loài cá này và ở Việt Nam nghiên cứu về lĩnh vực này còn đang bỏ ngỏ.

1.3.2. Các nghiên cứu trên thế giới:

Nocardiosis ở cá

- Bệnh Nocardiosis ở cá do vi khuẩn Nocardia sp. gây ra đƣợc Rucker mô tả lần đầu tiên năm 1949 và khi đó gọi là bệnh nhiễm trùng Streptomyces salmonicida ở cá hồi đỏ. Sau này vi khuẩn này đƣợc xếp vào chi Nocardia và loài

Nocardia salmonicida dựa trên sự có mặt của meso – diaminopimelic acid,

arabinore và galactose khi thủy phân vi khuẩn và sau này dựa trên kết quả phân tích giải trình tự gen 16S rDNA của vi khuẩn. Cho đến nay có 4 loài của Nocardia đƣợc mô tả N. asteriodes; N. seriolae (trước đây gọi là N. kampachi; N. SalmonicidaN. crassostreae) đã đƣợc phân lập từ các loài cá bị bệnh [26, 11, 14, 50].

- Bệnh Nocardiosis là bệnh nhiễm trùng hệ thống do vi khuẩn Nocardia

spp. (vi khuẩn dạng sợi, phân nhánh, Gram dương (+) và kháng acid) gây với các triệu chứng điển hình như: các nốt tổn thương xuất hiện ở da, mang và một số cơ quan nội tạng (gan, lách, thận) xuất hiện các mụn áp xe màu trắng, cá bị bệnh chướng bụng to. Một số nghiên cứu ở các nước lân cận Việt Nam cho thấy bệnh

Nocardiosis thường xuyên xuất hiện và gây thiệt hại cho một số loài cá nuôi ở khu

đƣợc công bố lần đầu tiên năm 1968 tại Nhật, sau đó bệnh nhanh chống lan truyền khắp vùng phía Tây của Nhật làm tỷ lệ chết ở các trang trại nuôi cá thu Nhật (yellowtail) (Seriola quinqueradiata) và cá thu lớn (amberjack) (S. dumerelli) tăng lên nhanh chóng và gây thiệt hại kinh tế lớn. Tại Đài Loan và Trung Quốc N.

seriolae được thông báo là gây bệnh trên cả cá nước mặn cá đuôi vàng (yellowtail),

cá hổ phách (amberjack), cá đù vàng (large yellow croaker) và cá nước ngọt như cá lóc (snakehead), cá đuối (striped mullet) [11, 50, 51].

- Năm 1964 tại Nhật Bản, sau khi gây nhiễm thực nghiệm 1 – 3 tháng vi khuẩn N. asteroides vào cá hồi con thì thấy các tổn thương trên cá phát triển rõ rệt.

Tại Đài Loan, N. asteroides gây bệnh cho cá lóc (snakehead) đƣợc mô tả lần đầu

tiên năm 1989 bởi Chen và cs., ở cá vƣợc (largemouth bass) tên khoa học là

Micropterus salmoides đƣợc mô tả đầu tiên năm 1991 bởi Chen và Tung và ở cá

vƣợc biển (see bass) tên khoa học là Lateolabrax japonicus năm 2000 [51].

Hình 1.6: Cá hồng đỏ (Lutianus erythopterus) bị bệnh nhiễm trùng hệ thống do vi

khuẩn Nocardia spp. [29]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu bệnh Nocardiosis ở cá chim vây vàng nuôi tại Khánh Hòa và Phú Yên (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)