CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM

Một phần của tài liệu giáo án HĐTN lớp 4 bộ chân trời bản 1 (Trang 132 - 135)

Đại diện mỗi nhóm lên báo cáo kết quả

TUẦN 18 CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM

KẾ HOẠCH SINH HOẠT DƯỚI CỜ ( Tiết 1)

Ngày dạy: 2/1/2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Qua bài học, học sinh thực hiện được

- Biết được phong tục chào đón năm mới của địa phương.

2. Giúp HS hình thành và phát triển năng lực

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: thảo luận về những việc làm gây lãng phí, ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống...

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được các vấn đề liên quan trong học tập và cuộc sống.

3. Giúp HS hình thành và phát triển hẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: tự hào, giữ gìn và phát huy nét văn hóa truyền thống đặc sắc trong phong tục đón năm mới của địa phương.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4;

- Tranh ảnh về phong tục đón năm mới ở địa phương.

2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm 4, VBT Hoạt động trải nghiệm 4

- Tranh ảnh về phong tục đón năm mới ở địa phương (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu phong tục chào đón năm mới của địa phương.

Mục tiêu: + Biết được phong tục chào đón năm mới của địa phương.

Cách tiến hành:

1. Giới thiệu phong tục đón năm mới của địa phương em.

- Yêu cầu HS kể một số phong tục đón năm - HS xung phong kể, kết hợp tranh ảnh (nếu

mới ở địa phương mà em biết, có thể giới thiệu thêm tranh ảnh (nếu có)

- GV cho HS xem một số hình ảnh về một số phong tục đón năm mới ở địa phương (Gói bánh chưng, bánh tét, đưa ông Táo, cúng tổ tiên trong ngày 30, đón giao thừa, lễ chùa đầu năm, chúc tết người thân, làng xóm,...) kết hợp cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến các phong tục này để mở rộng hiểu biết cho HS.

2. Chia sẻ những điều em thích trong dịp đón năm mới.

- Em thường tham gia những hoạt động gì chào năm mới?

- Hãy chia sẻ những điều em thích trong dịp năm mới.

có) - HS quan sát, lắng nghe.

- HS trả lời.

- 1 số HS chia sẻ

Tổng kết

- Yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận về các phong tục đón năm mới của địa phương em.

- GV giáo dục HS: tự hào, giữ

gìn và phát huy nét văn hóa truyền thống đặc sắc trong phong tục đón năm mới của địa phương.

- Yêu cầu HS tìm hiểu về các trò chơi dân gian trong dịp năm mới để chuẩn bị cho buổi sinh hoạt dưới cờ tuần sau.

- Vài cá nhân chia sẻ.

- HS tìm hiểu về các trò chơi dân gian trong dịp năm mới ( hỏi người thân, tra cứu trên in- tơ- nét.)

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ ( Tiết 2)

Ngày dạy: 3/1/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Qua bài học, học sinh thực hiện được

- Nêu được những cách tiết kiệm tiền trong gia đình.

- Xác định được cách so sánh giá cả của hàng hoá.

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được các các cách tiết kiệm và xác định được cách so sánh giá các loại hàng hoá.

2. HS vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống

Biết sử dụng tiết kiệm tiền

3. Giúp HS hình thành và phát triển năng lực a. NL đặc thù

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được các vấn đề liên quan trong học tập và cuộc sống.

b. NL chung

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi hợp tác hoàn thành các nhiệm vụ học tập

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu những cách tiết kiệm và sử dụng số tiền tiết kiệm

4. Giúp HS hình thành và phát triển hẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chủ động tìm hiểu, so sánh giá của một số mặt hàng phổ biến sử dụng trong dịp Tết.

- Phẩm chất trách nhiệm: Tiết kiệm trong cuộc sống của cá nhân và gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 4

- Một số mặt hàng sử dụng trong năm mới phù hợp với HS.

2.Học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 4

- Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, bút viết,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. KHỞI ĐỘNG:

Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

– GV cho HS hát thầm và vận động theo nhạc bài “Bao lì xì đỏ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung.

– GV đặt câu hỏi khai thác nội dung bài hát để dẫn dắt vào chủ đề. Chẳng hạn,

+ Khi nhận được lì xì, bạn nhỏ trong bài hát đã làm gì? Tại sao bạn ấy lại làm như vậy?

- Tích hợp: Em hãy giới thiệu về một số trò chơi dân gian ở địa phương em vào dịp Tết - GV giới thiệu bài.

- HS vận động theo nhạc.

- HS trả lời theo suy nghĩ.

- Hs nêu

- HS theo dõi.

B. TÌM HIỂU -MỞ RỘNG

Một phần của tài liệu giáo án HĐTN lớp 4 bộ chân trời bản 1 (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w