QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu  Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho thực phẩm chế biến của Công Ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Colusa–Miliket (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA

4.4 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY

Từ khi thành lập cho đến nay thương hiệu của Colusa và Miliket đã có sự tồn tại lâu dài trong tâm trí của người tiêu dùng. Trong những năm đầu của thời kỳ mở cửa với chiến lược kinh doanh tiến bộ, đồng thời không gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ cạnh tranh, công ty đã dần hình thành một hình ảnh về thương hiệu thực phẩm chế biến ăn liền là bạn đồng hành của mọi nhà.

Với slogan “Bạn của mọi gia đình”, công ty đã cố gắng xây dựng một hình ảnh thương hiệu thực phẩm gần gũi với mọi nhà. Điều này xuất phát từ chính đặc điểm của ngành thực phẩm. Bởi vì người đưa ra quyết định mua các sản phẩm ăn liền trong gia đình không ai khác hơn là các bà nội trợ.

Bên cạnh đó công ty sử dụng hình ảnh của cậu bé hướng dẫn các thao tác nấu mì gói trên một số sản phẩm của công ty đã tạo dựng được một hình ảnh quen thuộc về sản phẩm của công ty.

Đồng thời với việc xây dựng hình ảnh của công ty, với việc tiếp cận tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 : 2000 công ty đã tạo dựng cho khách hàng niềm tin về một loại thực phẩm có chất lượng cao đúng với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bằng chứng cho sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, công nhân viên của công ty Colusa-Miliket là phần thưởng cúp Vàng thương hiệu mạnh Việt Nam vào năm 2006 và lọt vào top 100 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam vào năm 2007 do báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn. (Nguồn: Báo Sài Gòn Tiếp Thị). Ngoài ra, trong nhiều năm liền, công ty cũng được người tiêu dùng bình chọn danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao.

4.4.1 Định vị thương hiệu công ty

Ma trận định vị thương hiệu của công ty cũng được xây dựng tương tự như ma trận hình ảnh cạnh tranh. Tuy nhiên để thể hiện rõ có sự khác biệt trong định vị sản phẩm, sinh viên chọn thang điểm 9 để đánh giá các yếu tố trong ma trận định vị, với:

 1: công ty rất yếu đối với năng lực này

 9: công ty rất mạnh về năng lực này.

Bảng 4.3: Bảng định vị thương hiệu công ty.

Các yếu tố Trọng số Vina - Acecook Uni - President

Miliket -

Colusa Gấu đỏ Vifon

Điểm

Điểm có

Điểm

Điểm có

Điểm

Điểm có

Điểm

Điểm có

Điểm

Điểm có

trọng số

trọng số

trọng số

trọng số

trọng số

Chất lượng sản phẩm 0.35 9 3.15 8 2.8 7 2.45 5 1.75 6 2.1

Giá cả 0.3 8 2.4 8 2.4 8 2.4 8 2.4 8 2.4

Tiện lợi 0.2 8 1.6 8 1.6 8 1.6 8 1.6 8 1.6

Khả năng đáp ứng 0.15 8 1.2 7 1.05 8 1.2 7 1.05 7 1.05

Tổng 1 8.35 7.85 7.65 6.8 7.15

Chương 4: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty trong thời gian qua

Như vậy ta có thể nhận thấy kết quả gần giống với ma trận hình ảnh cạnh tranh. Nếu công ty muốn xây dựng và phát triển thương hiệu thì công ty phải nỗ lực rất nhiều trong việc tạo ra sự khác biệt.

4.4.2 Đánh giá ưu và khuyết điểm của quá trình xây dựng thương hiệu của công

ty Colusa-Miliket trong những năm vừa qua:

Ưu điểm:

- Thương hiệu được xây dựng từ hình ảnh hai xí nghiệp có uy tín lâu năm.

Với việc đạt nhiều giải thưởng lớn về thương hiệu, công ty đã xây dựng được một hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng.

- Chất lượng sản phẩm của công ty dần được ổn định, đáp ứng được nhu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, một vấn đề đang nóng sốt hiện nay.

- Có tiềm lực cơ sở vật chất lớn cho những kế hoạch phát triển trong tương lai của công ty.

Khuyết điểm:

- Hoạt động marketing của công ty còn sơ sài, chưa nhất quán và kết thành một chuỗi chiến lược cụ thể.

- Mạng lưới phân phối chưa rộng khắp, chỉ tập trung ở thị trường miền Nam là chính.

- Chương trình chiêu thị, khuyến mãi và các hoạt động quan hệ công chúng còn mang tính chất tự phát chưa theo một chiến lược cụ thể.

- Chưa có chính sách đào tạo các quản lý nhãn hàng.

- Chưa có sự giao tiếp thu nhận phản hồi từ phía khách hàng để có thể hiểu được nhu cầu của khách hàng.

- Chưa ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh.

CHƯƠNG 5:

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

ĐANG NGHIÊN CỨU

Trước khi quyết định về định hướng hay phản ứng chiến lược phù hợp cần phải phân tích tình hình hiện tại của công ty. Phân tích tình hình đòi hỏi phải xem xét bối cảnh của công ty, các khía cạnh môi trường bên ngoài và bên trong công ty. Bởi vì việc đề ra chiến lược phát triển thương hiệu và quản lý chiến lược phụ thuộc nhiều vào sự am hiểu các điều kiện môi trường mà công ty đang phải đương đầu, các yếu tố môi trường có một ảnh hưởng sâu rộng vì chúng ảnh hưởng đến toàn bộ các bước tiếp theo của quá trình quản lý chiến lược. Chiến lược cuối cùng phải được hoạch định trên cơ sở các điều kiện môi trường đã được phân tích.

Một phần của tài liệu  Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho thực phẩm chế biến của Công Ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Colusa–Miliket (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w