CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm
Để có thể hình dung một cách tổng quan về quản trị chiến lược ta dùng các mô hình để diễn đạt. Có rất nhiều mô hình khác nhau mô tả quá trình quản trị chiến lược nhưng về cơ bản các mô hình này không khác nhau nhiều. Dưới đây là mô hình mang tính bao quát hơn cả. Mô hình này chia toàn bộ chu kỳ quản trị chiến lược thành 9 bước cụ thể như sau:
Hình 1.2: Mô hình quản trị chiến lược
Bước 1: Nghiên cứu triết lý kinh doanh, mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Bước này thực hiện việc nghiên cứu lại triết lý kinh doanh, mục tiêu và các nhiệm vụ cụ thể của doanh nghiệp.
Bước 2: Phân tích môi trường bên ngoài. Bước này nhằm xác định được mọi cơ hội
và đe dọa có thể xuất hiện trong thời kỳ kinh doanh chiến lược.
Bước 3: Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp. Phân tích bên trong nhằm
xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong thời kỳ kinh doanh chiến lược.
Bước 4: Xét lại mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược.
Bước này có nhiệm vụ dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ở các bước trên mà đánh giá lại xem mục tiêu, nhiệm vụ ở thời kỳ kinh doanh chiến lược là gì?
Bước 5: Quyết định chiến lược kinh doanh. Quyết định chiến lược kinh doanh chính
là bước xác định và lựa chọn chiến lược kinh doanh cụ thể cho thời kỳ chiến lược. Tùy theo phương pháp xây dựng chiến lược cụ thể mà doanh nghiệp sử dụng các kỹ thuật xây dựng và đánh giá để quyết định chiến lược tối ưu cho thời kỳ chiến lược.
Bước 6: Tiến hành phân phối các nguồn lực. Hiểu đơn giản nhất thì phân phối các
nguồn lực chính là việc phân bổ các nguồn lực sản xuất cần thiết trong quá trình tổ chức thực hiện chiến lược đã xác định.
Bước 7: Xây dựng chính sách. Nội dung của bước này là xây dựng các chính sách
kinh doanh phù hợp với các điều kiện của thời kỳ chiến lược. Các chính sách kinh doanh được quan niệm là các chính sách gắn trực tiếp với từng lĩnh vực hoạt động chức năng như marketing, sản phẩm, sản xuất,…
Bước 8: Xây dựng và triển khai các kế hoạch ngắn hạn hơn.
Bước 9: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong quá trình xây dựng và tổ chức thực
hiện chiến lược kinh doanh.[13]
1.4.2 Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm
Đối với những tổ chức có quy mô khác nhau, mức độ phức tạp của bảng chiến
lược phát triển sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, một bản chiến lược phát triển thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
1 2 3 4
Chiến lược Căn cứ xây Mục tiêu của Phương án Giải pháp
phát triển
dựng chiến chiến lược
chiến lược /
thực hiện
Định hướng lược
phát triển
Hình 1.3: Những nội dung cơ bản của bản chiến lược phát triển TCT
* Căn cứ xây dựng chiến lược
Phần nội dung này, bộ phận xây dựng chiến lược phát triển sẽ khái quát một cách cô đọng nhất các căn cứ xây dựng bản chiến lược. Trong đó, chú trọng đến những căn cứ chủ yếu như:
* Quan điểm, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
* Quan điểm, chiến lược phát triển của lĩnh vực mà TCT hoạt động.
* Tình hình thị trường các sản phẩm, dịch vụ mà TCT cung ứng ở trong và ngoài nước.
* Năng lực, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế và tiềm năng phát triển của TCT trong tương lai.
* Mục tiêu của chiến lược
Phần nội dung này, bộ phận xây dựng chiến lược phát triển sẽ xác định 02 vấn đề, bao gồm:
* Quan điểm phát triển của TCT: nội dung này sẽ khái quát một cách chung nhất quan điểm của Ban lãnh đạo TCT trong việc định hướng phát triển của TCT trong tương lai (định hướng dài hạn), tức là có tính đến cả các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường.
* Mục tiêu phát triển tổng quát: thông thường, các TCT sẽ khẳng định lại sứ mệnh và giá trị cốt lõi của TCT trong phần nội dung này.
* Phương án chiến lược / Định hướng phát triển
Về bản chất, phương án chiến lược hay định hướng phát triển chính là các “mục tiêu cụ thể trong từng lĩnh vực” được TCT xác hướng đến trong giai đoạn hoạch định chiến lược. Trong nội dung này, TCT sẽ xây dựng kế hoạch hành động cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động của TCT. Đối với mỗi lĩnh vực, TCT sẽ xác định rõ những vấn đề sau:
21
*Đánh giá thời cơ, thách thức đối với mảng hoạt động.
* Xác định mục tiêu cụ thể cho mảng hoạt động (dựa trên kết quả phân tích môi trường của TCT). Mục tiêu đưa ra phải đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả.[14]
1.4.3 Thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm
Đây là giai đoạn rất quan trọng để biến những chiến lược được hoạch định thành những hành động cụ thể. Thực thi chiến lược bao gồm phát triển chiến lược như ngân sách hỗ trợ, các chương trình văn hóa công ty, kết nối với hệ thống động viên khuyến khích và khen thưởng cán bộ công nhân viên... Việc thực thi chiến lược có thành công hay không không những chỉ phụ thuộc vào chất lượng chiến lược mà còn phụ thuộc vào khả năng thúc đẩy nhân viên của nhà quản trị.
Chiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược cấp tổ chức, để thực hiện chiến lược phát triển, TCT sẽ phải xây dựng các kế hoạch chi tiết, cụ thể hơn (cấp chức năng). Do đó, đối với phần “giải pháp thực hiện” trong bản chiến lược phát triển, các TCT thường chỉ đưa ra “các giải pháp lớn” mang tính khái quát rất cao. Trong đó, có thể có những nhóm giải pháp sau:
- Giải pháp về thị trường.
- Giải pháp về đầu tư và vốn.
- Giải pháp về cạnh tranh và hợp tác.
- Giải pháp về tổ chức quản lý và nguồn lực.
- Giải pháp về đào tạo và khoa học công nghệ.
- Giải pháp về bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, trong bản chiến lược phát triển của một số TCT còn có thể có nội dung:
“Điều kiện và kiến nghị”. Nội dung này đưa ra một số điều kiện và kiến nghị đối với chính sách của Nhà nước về: thuế, thị trường, vốn, v.v... đây là những điều kiện để chiến lược phát triển của TCT có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất
1.4.4. Đánh giá chiến lược phát triển sản phẩm
Trong quá trình thực hiện chiến lược cần phải thường xuyên tổ chức kiểm tra xem xét các chiến lược đó có được tiến hành như dự định hay không? Có nhiều nguyên nhân khiến cho một chiến lược nào đó không thể đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy cần thông qua các hệ thống thông tin phản hồi và các biện pháp kiểm tra để theo dõi đánh giá việc thực hiện.
22 Một chiến lược sản phẩm được coi là hợp lý và đúng đắn nếu nó xác định được
một danh mục những sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ đưa vào sản xuất - kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận và hoan nghênh, đồng thời phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và đem lại hiệu quả kinh tế, giúp họ đạt được các mục tiêu đã đề ra. Với yêu cầu trên, việc xây dựng chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp thoả mãn những yêu cầu sau: