CHƯƠNG 2. THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
2.1. Điều kiện địa lý, địa hình và văn hóa dân cư khu vực núi An Sơn
2.1.1. Địa lý khu vực nghiên cứu và nguyên tắc chọn vị trí lấy mẫu
Các điểm lấy mẫu được chọn ở khu vực đông dân, khu nông nghiệp, khu du
lịch và trường học. Mẫu được lấy tại khu vực đất không bị xáo trộn, cách xa cây cối, tòa nhà, đường hoặc các công trình khác để tránh tác động của vật liệu lạ. Luận văn tiến hành lấy mẫu tại 66 vị trí.
Hình 2.1. Tọa độ các điểm lấy mẫu tại núi An Sơn Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là mẫu đất ở khu vực núi An Sơn, xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Bình Lục là huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp huyện Mỹ Lộc, phía Nam giáp huyện Vụ Bản và huyện Ý
14 Yên (tỉnh Nam Định), phía Tây giáp huyện Thanh Liêm và Thành phố Phủ Lý, phía Bắc giáp huyện Duy Tiên và huyện Lý Nhân. Diện tích tự nhiên là 144,214 km².
Thổ nhưỡng của xã An Lão được hình thành từ mẫu chất phong hóa từ phiến
thạch sét, cát bột kết và cát kết. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, các loại đá vôi bị phong hóa mạnh tạo nên một lớp đất sâu dày, các thành phần khoáng từ
nghèo nàn (cát kết) đến phong phú (Phiến thách sét và cát bột kết), cụ thể ở núi An Sơn.
Sự tác động của khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, độ bốc hơi tác động trực tiếp lên đá gốc, phân hủy đá gốc tạo thành lớp bở rời trên mặt đá gốc, đó chính là các mẫu chất đất. Sự tác động của khí hậu qua chế độ mưa vào mùa mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm đã làm cho đất vàm cao ở các xã bị rửa trôi mạnh. Ở các khu
vực đất càng cao càng dễ bị chua và thành phần cơ giới chủ yếu là cát dần dần chiếm ưu thế do bị bào mòn, rửa trôi mạnh. Tác động mùa khô dài, trong khi mực nước cách mặt đất không xa dẫn đến hiện tượng thẩm thấu lên bề mặt và bay hơi các ion sắt, nhôm sẽ được chuyển lên bề mặt làm thành kết von sắt, mangan xung quanh các hạt cát, sét, sỏi sạn.
Sự tác động của địa hình: đất đai ở Bình Lục với địa hình dốc dần từ Tây Bắc đến Đông Nam do vậy dẫn đến hiện tượng địa hình vàm cao, quá trình rửa trôi làm cho đất có thành phân cơ giới chủ yếu là cát thô, cát mịn, sét, limông chiếm tỷ lệ nhỏ, hình thành lên loại đất thịt nhẹ hay cát pha.
Sự tác động của sinh vật: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới là nơi diễn ra trao đổi mạnh nhất giữa các thành phần sống (cây rừng, động vật, vi sinh vật) và các thành phần vô sinh (chất khoáng, mùn, nước, khí cacbonic, ánh sáng ...)
Kết quả để lại vòng chu chuyển vật chất là đất càng phát triển về tầng chiều
dày và tỷ lệ chất khoáng, chất mùn tồn tại trong đất ngày càng nhiều. Thảm thực vật trên đất càng dày che chắn cho đất không bị sói mòn, không bị rửa trôi mạnh, giữ cho mặt đất luôn ẩm, tơi xốp là điều kiện tốt nhất để các vi sinh vật đất phân hủy chất hữu cơ và tạo nên thảm mục dày, góp phần cải tạo đáng kể chất đất và chế độ thủy văn của lưu vực các con sông.
15 Hình 2.2. Hình ảnh thể hiện vị trí nghiên cứu trong khu vực
2.1.2. Điều kiện địa hình và văn hóa dân cư khu vực núi An Sơn
Đặc điểm địa hình có địa hình thấp trũng nhất so với các huyện hay xã khác trong tỉnh Hà Nam và vùng đồng bằng sông Hồng. Cốt đất trung bình từ 1 đến 1,5 m, thấp dần về phía nội đồng và có nhiều vùng lòng chảo. Không kể các địa hình nhân tạo như: đê, đập, đường sá, bờ vùng – bờ thửa ... thì mật độ chia cắt không đáng kể,
trung bình từ 3 đến 5 km/km².
Địa hình thể hiện khá rõ tính chất phân bậc, với độ chênh lệch địa hình không lớn. Xã An Lão thuộc khu vực nội đồng có cốt đất cao trung bình 1m; dạng địa hình không đều, có nhiều vùng trũng nhỏ, dễ bị ngập, úng khi có mưa lớn kéo dài (từ 150- 200mm trở lên). Đây là vùng sản xuất lương thực chính của huyện.
Núi An Sơn thuộc kiểu địa hình đồi núi thấp, cấu tạo bởi đá trầm tích tuổi cổ sinh và trung sinh. Sự hình thành các núi đồ thấp là do sự bóc mòn trên những nơi có hoạt động nâng Tân kiến tạo yếu. Cùng với đa số núi đồi tạo thành kéo dài theo hướng chung là Tây Bắc – Đông Nam, nhưng ở Bình Lục lại hình thành dưới dạng đồi sót như núi An Lão.
16 Núi An Sơn trước đây có tên gọi là Lão Sơn, An Lão Sơn, Quế Sơn, Nguyệt Hằng,… nằm ở phía đông nam xã An Lão, cách sông Ninh Giang 400m. Theo bản đồ quân sự A48, núi An Sơn có độ cao 85 m, (còn gọi là Cao điểm 85), chu vi chân núi rộng 30 mẫu Bắc Bộ (10,5 ha).
Quy mô dân số năm 2019, xã An Lão có dân số là 10 387 người, diện tích là
11,9 km², mật độ dân cư 873 người / km². Tính đến 01/04/2019 là 10,387 người ở 9 thôn, trong đó nam là 5025 người, chiếm 49%; nữ là 5353 người chiếm 51%.
Hình 2.3. Núi An Sơn, xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam