CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ĐẶC TRƯNG GÂY CHÁY RỪNG TỈNH SƠN LA
2.2. Đặc trưng của các nhân tố chính gây cháy rừng ở Sơn La
2.2.1. Nhóm các nhân tố vật liệu cháy và thời tiết - khí hậu
Cháy rừng liên quan mật thiết đến VLC, thời tiết và khí hậu. Thời tiết là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cháy rừng. Các yếu tố quan trọng nhất của thời tiết ảnh hưởng đến cháy rừng là: nhiệt độ không khí, lượng mưa, độ ẩm tương đối và tốc độ gió [60, 62].
Nằm trong vùng khí hậu B1 - Vùng khí hậu Tây Bắc, thuộc Tiểu vùng khí hậu
Nam Tây Bắc (B1.2), khí hậu Sơn La mang sắc thái nhiệt đới gió mùa có mùa đông
lạnh của vùng núi và cao nguyên - một trong những kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa khá đặc sắc ở nước ta [33].
Khí hậu Sơn La nhiều nắng (1.700 - 2.100 giờ/năm), là vùng núi và cao nguyên nên ở Sơn La khí hậu có sự phân hóa theo đai cao rõ nét: nhiệt độ trung bình năm ở
khu vực thấp (dưới 300m) vào khoảng 22,60C - 23,2°C, ở 700m nhiệt độ là 21°C, ở 1.000m nhiệt độ chỉ còn khoảng 18,7°C. Biên độ nhiệt năm khá lớn từ 100C - 12°C, biên độ nhiệt ngày - đêm khoảng 7,50C - 11°C.
Độ ẩm VLC là khối lượng nước được cấu thành theo khối lượng đơn vị của nhiên liệu khô và được xác định chủ yếu bởi loại nhiên liệu và thời tiết. Nó cũng có thể được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trọng lượng khô của khối nhiên liệu.
Độ ẩm nhiên liệu thông thường được thể hiện thông qua mức khô của VLC
và là một yếu tố quan trọng trong việc xác định cường độ của lửa vì nó ảnh hưởng đến mức độ dễ dàng bắt lửa, số lượng nhiên liệu được tiêu thụ và tốc độ đốt cháy các nhiên liệu. Ảnh hưởng quan trọng nhất của độ ẩm đối với cháy là tác dụng của hơi nước thoát ra từ nhiên liệu cháy. Nó làm giảm lượng Ôxy xung quanh chất cháy dẫn đến làm giảm tốc độ của quá trình cháy.
Các loại thực vật và mật độ của chúng ảnh hưởng tới điều kiện độ ẩm và nguyên nhân cháy. Độ ẩm là khối lượng nước được cấu thành theo khối lượng đơn vị của nhiên liệu khô và được xác định chủ yếu bởi loại nhiên liệu và thời tiết. Thực
vật chứa thấp hơn 10% độ ẩm có thể gây ra cháy [16, 19].
Ở Sơn La, từ độ cao 900 mét trở lên, có thể hay gặp băng giá làm chết khô lá và cây nên cũng là nơi có nguy cơ cháy cao.
2.2.1.1. Hiện trạng rừng a) Đặc điểm chung
Tài nguyên rừng có liên quan trực tiếp tới nguồn vật liệu cháy, tính chất và khối lượng vật liệu cháy do đặc điểm của kiểu rừng và loại hình thực bì quyết định, từ đó dẫn đến tính bắt lửa và quy mô đám cháy.
Cấp nguy cơ cháy đối với lớp phủ được gán theo hướng dẫn của Cục kiểm lâm Việt Nam trong dự báo cháy rừng được trình bày ở bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5. Khả năng cháy đối với các lớp phủ
STT Tên lớp Cấp nguy cơ cháy
1 Đất nông nghiệp Cao
2 Đất trống Rất thấp
3 Đất ở Thấp
4 Mặt nước Rất thấp
5 Núi đá Rất thấp
6 Rừng tre hỗn giao Trung bình
7 Rừng thường xanh lá rộng Trung bình
8 Rừng thường xanh lá rộng nghèo Cao
9 Rừng thường xanh lá rộng phục hồi Cao
10 Rừng thường xanh lá rộng trung bình Cao
11 Rừng trên núi đá Cao
12 Rừng trồng Rất cao
13 Rừng tre Cao
Nguồn: [47, 90]
Hệ sinh thái rừng Sơn La là đặc trưng của một phức hệ nhiệt đới và á nhiệt đới trên núi cao, có 7 kiểu thảm thực vật chính bao gồm:
1. Rừng hỗn hợp lá rộng ở những nơi mưa ít, các thung lũng Sông Mã, Sông Đà.
2. Rừng kín lá rộng chiếm diện tích lớn nhất ở độ cao <1.000m.
3. Rừng kín lá rộng á nhiệt đới núi thấp ở độ cao 800 - 1.600m.
4. Rừng kín lá rộng hỗn giao cây lá kim á nhiệt đới núi thấp ở độ cao 1.200m.
5. Rừng lá kim hơi thưa á nhiệt đới ở độ cao 800 - 1.800m.
6. Rừng kín lá kim hỗn hợp với cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp.
7. Rừng kín lá rộng hỗn hợp với cây lá kim ôn đới núi cao trung bình.
Mỗi kiểu thảm thực vật rừng trên đều thích ứng với điều kiện về độ cao, mật độ cây và kiểu khí hậu khác nhau. Sự đa dạng về thành phần các loài trong đó có các loài thực vật quý hiếm như: pơmu, thông tre, lát hoa, bách xanh, nghiến, chò chỉ, du sam, thông hai lá, thông ba lá, hà thủ ô… đã tạo nên hệ sinh thái rừng phong phú và
đa dạng. Khi sương muối, băng giá xuất hiện, rừng thường xanh và tre nứa, cành và lá sẽ bị chết khô, tạo nên nguy cơ cháy rừng rất cao (hình 3, phụ lục 2).
b) Diễn biến thay đổi diện tích rừng
Những số liệu thống kê về diễn biến diện tích rừng toàn Tỉnh qua các năm (bảng 2.6) cụ thể như sau:
Bảng 2.6. Diễn biến rừng ở tỉnh Sơn La năm 2011 - 2015
TT Năm
Tổng DT tự nhiên
(ha)
Tổng DT đất LN
(ha)
Trong đó (ha) Độ che
phủ (%) Rừng tự
nhiên
Rừng trồng Đất trống
1 2011 1.405.500 913.339,80 550.920,50 20.148,20 324.271,10 40,60 2 2012 1.412.500 930.184,15 561.125,84 21.802,97 347.255,34 41,17 3 2013 1.412.500 929.721,50 560.440,20 22.589,40 346.691,90 41,20 4 2014 1.412.500 929.042,60 559.896,20 23.597,40 345.549,40 41,20 5 2015 1.417.440 929.047,80 562.860,10 24.109,60 342.078,10 41,30 So sánh năm
(2011-2015)
Tăng
11.940
Tăng
15.708
Tăng
11.939,6
Tăng
3.961,4
Giảm
193
Tăng
0,7
Nguồn: [41]
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất, đến năm 2019, tổng diện tích đất có rừng của Sơn La là 634.542 ha, tương ứng với độ che phủ là 44,5%.
Tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp của Tỉnh là 1.004.377,11 ha (100%), trong đó:
- Đất có rừng: 634.542 ha chiếm 51,4% diện tích đất lâm nghiệp.
+ Đất có rừng tự nhiên: 588.343 ha chiếm 92,72% diện tích có rừng.
+ Đất có rừng trồng: 46.199 ha chiếm 7,28% diện tích có rừng.
- Đất không có rừng: 488.424,64 ha chiếm 48,6% diện tích đất lâm nghiệp.
Kết quả phân tích ảnh vệ tinh SPOT 6 năm 2016 (phụ lục 3) đã thành lập được bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Sơn La năm 2016 ( hình 2.5) và đưa ra kết quả ở bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.7. Thống kê diện tích các loại rừng từ ảnh SPOT 6 năm 2016
STT Ký
hiệu Loại hình rừng Diện tích
(ha)
1 CCN Cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su…) 1.170,26
2 DC1 Dân cư 2.237,03
3 DC2 Dân cư xen vườn tạp 17.802,05
4 ĐK Đất khác 5.986,11
5 I Đất không có rừng 48.2124,35
6 II Rừng phục hồi 302.032,17
7 III Rừng lá rộng thường xanh 104.181,73
8 ND Núi đá không có rừng 4.203,14
9 NN Đất nông nghiệp 374.975,47
10 MN Mặt nước 13.962,98
11 RK Các loại rừng tự nhiên khác 61.188,33
12 RND Rừng trên núi đá 43.653,78
13 RT Rừng trồng 9.494,51
Tổng 1.423.011,92
Tổng diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng của Tỉnh đạt 42,71%, trong đó:
1) Rừng trên núi đất: Rừng giàu và trung bình có diện tích 104.181ha, chiếm
7,32 % diện tích đất tự nhiên. Loại rừng này ít bị tác động, đã có thời gian phục hồi từ loại rừng trung bình hoặc sau khai thác chọn, phân bố ở những nơi có điều kiện địa hình phức tạp, cao, dốc, khó có khả năng tiếp cận.
Rừng trung bình chủ yếu phân bố ở những nơi có địa hình phức tạp, cao, dốc, khó có khả năng tiếp cận như trên các đỉnh núi trung bình, hoặc sườn các dông phụ núi cao nằm trong các khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, phân bố hầu khắp các huyện nhưng diện tích tập trung chủ yếu thuộc địa bàn các huyện Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Sông Mã và Sốp Cộp.
Rừng trung bình là đối tượng cũng đã bị tác động qua khai thác chọn một số loài cây gỗ quý, có chất lượng, kết cấu tầng tán bị phá vỡ, nhưng đã có thời gian phục
hồi tốt do đó có thành phần loài khá phong phú, tái sinh mạnh và có trữ lượng tương đối cao.
Rừng phục hồi: Có diện tích 302.032,17 ha chiếm diện tích 21,22% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện.
2) Rừng nghèo trên núi đất: Có diện tích 61.188,33 ha chiếm 4,3% diện tích
tự nhiên. Trạng thái này phân bố chủ yếu ở những nơi có điều kiện địa hình khá phức tạp. Tuy nhiên, trên các huyện sự phân bố của các trạng thái rừng này cũng khác nhau.
3) Rừng tre nứa: Rừng tre nứa có diện tích 56.748 ha chiếm 3,99% diện tích
tự nhiên và có tỷ lệ tương đối trong tổng diện tích đất có rừng.
4) Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa với diện tích là 16.928,3 ha chiếm 1,2% diện tích tự nhiên và phân bố rải rác ở các Huyện trong Tỉnh.
5) Rừng núi đá: Rừng núi đá có diện tích 43.653 ha, chiếm 3,07% diện tích tự
nhiên. Kiểu rừng này phân bố rải rác ở hầu khắp các huyện trong Tỉnh. Phần lớn diện tích rừng núi đá đã bị tác động, tùy thuộc vào mức độ tác động mạnh, nhẹ sẽ hình thành nên các dạng thảm thực phủ khác nhau mà ở đó thành phần thực vật tham gia vào công thức tổ thành cũng có sự biến đổi nhất định.
Tổ thành loài cây đơn giản hơn rừng núi đất, phần lớn là các loài thực vật có
giá trị cao về kinh tế và khoa học như: nghiến, đinh, trai lý, lát, ô rô, de, giổi, lát...
xen vào đó là các loài cây gỗ tạp và có giá trị kinh tế thấp như: đa, si, tai chua, đẻn ba lá, sấu... Số lượng các loài cây quý hiếm suy giảm nghiêm trọng, nếu còn phần lớn là cây có đường kính nhỏ hay phẩm chất xấu người dân không sử dụng.
6) Rừng trồng: Rừng trồng có diện tích 9.495 ha chiếm 0,67% diện tích tự
nhiên. Hoạt động trồng rừng trên địa bàn Tỉnh khá phát triển trên địa bàn các Huyện có độ dốc thấp thường dưới 350 dọc hai bên đường quốc lộ chính như huyện Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu và Phù Yên. Tại địa bàn các Huyện ưu tiên phát triển rừng kinh tế, mục đích chủ yếu là làm nguyên liệu, thương mại với các loài cây chủ yếu: tếch, keo lai, thông.
7) Đất trống cây bụi có cây gỗ rải rác: Là trạng thái có cây bụi có xen lẫn một
số cây gỗ khác nhưng mật độ rất thưa chưa đủ tiêu chuẩn thành rừng và thường phân
bố rải rác, không tập trung ở hầu khắp các huyện.
8) Đất trống cỏ, cây bụi: Có diện tích là 482.124,35 ha chiếm 33,8 % diện tích
đất tự nhiên. Chủ yếu là đối tượng lau lách, cỏ tranh, cỏ lào, cỏ ràng và nương rẫy
không cố định. Các loài cỏ thường sinh trưởng, phát triển tốt về mùa mưa.
9) Núi đá trọc: Có diện tích 4.203 ha, chiếm 0,3% diện tích tự nhiên, phân bố
nhỏ lẻ tại hầu khắp các Huyện trên địa bàn Tỉnh. Là đối tượng đã bị khai thác kiệt không hoặc ít có khả năng tái sinh phục hồi trong tương lai gần.
c) Phân loại rừng theo chức năng
Diện tích rừng được phân ra hai loại theo chức năng, nhiệm vụ khác nhau, cụ thể như sau (bảng 2.8):
Bảng 2.8. Diện tích hai loại rừng tỉnh Sơn La năm 2019
TT Loại rừng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng 634.542 100,0
1 Rừng tự nhiên 588.343 92,72
2 Rừng trồng 46.199 7,28
Nguồn: [40]
- Rừng phòng hộ đầu nguồn: có diện tích là 397.345,4 ha, chiếm 62,62%, phân
bố trên vùng núi vừa, núi cao và ven hồ thuỷ điện. Rừng phòng hộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng vì khả năng điều hoà nguồn nước cho nhà máy thuỷ điện Sơn La,
nhà máy thuỷ điện Hoà Bình… và là nơi sống của bộ phận khá lớn đồng bào dân tộc ít người, còn nghèo. Hơn nữa, theo Nghị định 99/2010/NĐ - CP của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, hàng năm Sơn La có thể thu loại phí này lên tới gần 100 tỷ đồng.
- Rừng sản xuất: có diện tích là 189.081,6 ha, chiếm 29,79%, phân bố ở vùng
núi thấp hơn, vùng đồi và vùng cao nguyên. Rừng sản xuất có diện tích tuy nhỏ hơn rừng phòng hộ nhưng cũng có vị trí, vai trò quan trọng vì cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và đời sống (gỗ, tre nứa, lâm đặc sản rừng), đặc biệt đối với đời sống đồng
bào các dân tộc sinh sống trên đất rừng. Mặt khác, rừng còn ý nghĩa về tâm linh và văn hoá cho nhân dân.
- Rừng đặc dụng: có diện tích 48.115 ha, chiếm 7,59% và phân bố trên một số
khu vực còn đa dạng sinh học cao, có đặc trưng riêng. Rừng đặc dụng gồm 4 khu bảo tồn thiên nhiên: Khu Xuân Nha, Mộc Châu có diện tích 27.084 ha; Khu Sốp Cộp, Thuận Châu có diện tích 18.709 ha; Khu Copia, Thuận Châu với diện tích 19.354 ha;
Khu Tà Xùa, Bắc Yên có diện tích 17.650 ha. Ngoài chức năng bảo tồn, vai trò phòng hộ các khu rừng đặc dụng không thể xem nhẹ.
Nhìn chung, diện tích rừng có tăng lên thời gian vừa qua tuy nhiên chất lượng rừng vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân, vì mô hình phát triển lâm nghiệp chủ yếu dựa vào sự gia tăng số lượng (độ che phủ của rừng) hiện nay.
2.2.1.2. Chế độ nhiệt
Nhiệt độ không khí đóng một vai trò quan trọng gây ra cháy rừng. Ảnh hưởng trực tiếp của nó lên nhiệt độ của vật liệu và làm cho lượng nhiệt năng cần thiết tăng lên đến điểm bắt lửa. Nhiệt độ không khí cũng gián tiếp ảnh hưởng thông qua sự ảnh hưởng của độ ẩm tương đối của khí quyển và độ ẩm bị mất do bốc hơi.
Do những đặc điểm địa phương (như tháng I - II là thời kỳ quang mây, không có mưa phùn; từ tháng III - IV bắt đầu mùa nóng sớm hơn các nơi khác khá nhiều) nên lượng bức xạ tổng cộng ở tỉnh Sơn La lớn (135,1 kCal/cm2/năm) và cán cân bức xạ cao (76,9 kCal/cm2/năm). Kết hợp với chế độ hoàn lưu, độ cao địa hình đã làm cho nền nhiệt độ ở đây giảm hẳn. Tổng nhiệt độ/năm ở Mộc Châu chỉ có 6.762oC nên nhiệt độ trung bình cả năm chỉ vào khoảng 21oC.
Chế độ nhiệt cũng bị phân theo hai mùa (hình 2.6). Mùa đông lạnh khô kéo dài từ tháng X đến tháng III năm sau. Sơn La có 1 tháng nhiệt độ dưới 15oC, nhưng lên cao nguyên Mộc Châu đã có tới 3 tháng có nhiệt độ trung bình dưới 15oC, tháng I là tháng lạnh nhất. Mùa hè nóng ẩm, thường kéo dài từ tháng IV đến tháng IX và không có tháng nào có nhiệt độ trung bình vượt quá 25oC. Mùa nóng ngắn, ở cao nguyên Sơn La thời gian có nhiệt độ trung bình đạt xấp xỉ 25oC cũng chỉ có vài tháng, nóng nhất là các tháng VI và VII.
Hình 2.6. Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng tỉnh Sơn La [13, 37, 38]
Nằm trong khu Tây Bắc, Sơn La là một trong những nơi có khả năng đạt tới những giá trị nhiệt độ tối cao tuyệt đối lớn nhất. Ở những thung lũng thấp nhiệt độ này có thể đạt tới 42oC. Chúng thường xảy ra vào tháng VI hoặc tháng VII. Đây cũng là những nơi mà nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới giá trị nhỏ nhất so với nhiều nơi khác và thường xảy ra vào tháng I (bảng 2.9).
Bảng 2.9. Nhiệt độ tối thấp và tối cao tuyệt đối có khả năng xuất hiện (0C)
Địa điểm
Tối cao Tối thấp
Với suất bảo đảm Tối cao
tuyệt đối
Với suất bảo đảm
Tối thấp tuyệt
25% 10% 5% 25% 10% 5% đối
Sơn La 37,8 38,8 39,7 40,5 1,2 0,2 - 1,1 - 3,0
Nguồn: [13, 37, 38]
Trong các tháng mùa đông ở Sơn La vẫn có thể gặp những ngày nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể lên đến 290C - 350C, trong các tháng hè, đặc biệt là đầu hè, khi gió Lào khô nóng hoạt động, nhiệt độ tối cao tuyệt đối còn có thể lên cao hơn nữa, tới 350C - 410C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối cao nhất trên toàn Tỉnh là ở những khu vực thung lũng như ở Phù Yên: 41,80C ở và Sông Mã: 41,70C (bảng 2.10).
Bảng 2.10. Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối tháng và năm (0C)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Quỳnh Nhai 34.1 38 39.4 40 40.8 38.7 38.3 39.9 37.6 36.5 34.8 32.5 40.8
Ngày 25 22 31 NN 3 18 NN 8 NN 12 9 18 03/05
Năm 2001 2009 2007 1980 1977 2009 1966 1974 1966 1980
Sơn La 30.6 34.3 36.6 37.3 37.9 35.3 35.3 34.1 34.8 33.4 32 30.3 37.9
Ngày 31 22 31 5 24 19 6 21 23 11 19 1 24/05
Năm 1999 2009 2007 1984 1987 2010 1983 1974 2008 2010 2006 1998 1987
Phù Yên 35.5 37.2 39.9 41 41.8 39.6 39.3 37.8 36.7 36.8 35.3 34.4 41.8
Ngày 25 28 31 4 12 NN 18 22 21 12 NN 18 12/05
Năm 2001 1973 2007 1984 1966 2010 2008 2010 2003 1966 1966
Bắc Yên 31.7 34 36.5 37.2 37.5 35.6 35.1 34 33.9 32.6 31.2 29.1 37.5
Ngày 30 24 1 5 4 18 6 NN 4 12 12 22 4/05
Năm 2005 2009 2007 1984 2012 1977 1983 2006 2003 2009 2007 2012
Cò Nòi 31.8 34.1 36.4 37.9 37.5 36.0 35.6 34.1 34.0 32.9 32 30.2 37.9
Ngày 23 23 28 4 2 19 7 23 23 12 6 19 4/04
Năm 2001 1974 1969 1984 2012 2010 1983 2001 2008 1966 2005 1966 1984
Sông Mã 33.5 36.9 38.4 40 41.7 38 39.2 37.5 37.2 36.5 35.6 32.7 41.7
Ngày 13 22 28 NN 13 18 21 17 23 11 22 22 13/05
Năm 1966 2009 1969 1966 1977 1966 1966 2008 1966 2012 2007 1966
Yên Châu 35.2 37.3 38.9 40.4 41.1 38.4 38.5 37.6 37.6 36.6 35.4 34.4 41.1
Ngày 10 26 28 5 13 NN 18 12 3 11 20 19 13/05
Năm 2010 2010 1969 1984 1966 2003 2004 2006 2003 2006 1966 1966
Mộc Châu 29 31.4 33.5 34.2 34.4 32.8 32.8 31.9 31.7 29.8 29.5 28.4 34.2
Ngày 31 22 16 4 4 21 6 10 3 1 12 1 4/05
Năm 1999 2009 1998 1984 2012 1993 1983 1977 2006 1981 2009 1998 1984
Nguồn: [13, 37, 38]
2.2.1.3. Chế độ mưa - ẩm
Tây Bắc nói chung và lãnh thổ tỉnh Sơn La nói riêng có chế độ mưa mùa hè của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Chế độ mưa có sự tương phản rõ rệt: mùa mưa (là thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam) trên đại bộ phận lãnh thổ Sơn La kéo dài 6 tháng, từ tháng IV đến tháng IX; mùa khô (là thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc) kéo dài 6 tháng còn lại, từ tháng X, XI đến hết tháng III của năm sau (hình 2.7).
Hình 2.7. Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng tỉnh Sơn La [13, 37, 38]
Trên địa bàn tỉnh tổng lượng mưa năm dao động không nhiều, trong khoảng 1.200 - 1.700 mm/năm. So với Bắc Tây Bắc, lượng mưa như ở tỉnh Sơn La thuộc vào loại mưa
ít. Những nơi có lượng mưa năm thấp nhất trong tỉnh: 1.100 - 1.200 mm/năm là các thung lũng sông có địa hình thấp như ở Sông Mã - Sốp Cộp, Yên Châu - Tạ Khoa (bảng 2.11). Sự khô hạn của khí hậu Sơn La còn được thể hiện ở chỗ trong mùa khô, đại bộ
phận lãnh thổ đều có 5 tháng khô, trong đó có 3 - 4 tháng hạn (tháng khô là tháng có tổng lượng mưa 50 mm/tháng; tháng hạn - tổng lượng mưa 25 mm/tháng).
Xét về độ ẩm không khí tối thấp tuyệt đối: Mặc dù ở giữa mùa mưa cũng có thể gặp những ngày khô, độ ẩm không khí tối thấp tuyệt đối lúc này có thể xuống đến là 20%
- 40%. Tuy nhiên, trong các tháng mùa khô giá trị tối thấp tuyệt đối của độ ẩm còn hạ thấp hơn nữa, thông thường vào khoảng trên dưới 10%. Đặc biệt, giá trị thấp nhất đã gặp của độ ẩm là 4% ở Yên Châu, quan trắc thấy nhiều ngày trong tháng II trong một số năm; độ ẩm 5% ở Phù Yên, quan trắc thấy vào ngày 6/ 3/ 1964; độ ẩm 6% quan trắc thấy ở Sông Mã ngày 22/ 2/ 1967; hoặc ở Cò Nòi nhiều ngày trong tháng II năm 1969 (bảng 2.12).
0 50 100 150 200 250 300
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
(mm)
Lượng mưa TB tháng