CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ĐẶC TRƯNG GÂY CHÁY RỪNG TỈNH SƠN LA
2.3. Xác lập bộ tiêu chí cho nghiên cứu nguy cơ và cảnh báo cháy rừng
Đối tượng nghiên cứu của khoa học lửa rừng là lửa phát sinh, phát triển trong rừng và ven rừng. Trong 3 yếu tố tham gia quá trình cháy là nguồn nhiệt, Ôxy và vật liệu cháy thì yếu tố VLC có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến đám cháy.
Ngoài chịu ảnh hưởng của trạng thái rừng, độ ẩm VLC còn chịu sự chi phối theo biến đổi của đặc điểm thời tiết, khí hậu, trong đó rõ rệt nhất là các yếu tố nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí và lượng mưa. Mối quan hệ giữa tần suất xuất hiện
cháy rừng được phản ánh thông qua chỉ tiêu tổng hợp P của Nesterop hiện đang được áp dụng cho Việt Nam [25]. Tần suất xuất hiện cháy rừng được xác định là số vụ cháy trung bình của 3 ngày liên tục.
Chỉ tiêu P được tính theo công thức:
13 13
1
n
i i
i
P K t d
(2.1)
Trong đó:
K: là hệ số điều chỉnh theo lượng mưa ngày, nó có giá trị bằng 1 khi lượng mưa ngày nhỏ hơn 5 mm và có giá trị bằng 0 khi vượt quá 5 mm.
n: số ngày liên tục kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn hoặc bằng 5 mm.
ti13: nhiệt độ đo lúc 13h, giờ cao điểm dễ xảy ra cháy rừng trong ngày (0C).
di13: độ chênh lệch bão hoà đo lúc 13h (mb).
P: Chỉ số khí tượng tổng hợp được tính bởi 3 yếu tố thời tiết do Trạm Khí tượng thuỷ văn đặt ở từng vùng đo, tính và thông báo cấp cháy.
Từ những phân tích trên tác giả nhận thấy, việc xây dựng Bộ tiêu chí tham gia vào mô hình cháy rừng dựa trên cơ sở tính đến sự biến đổi của điều kiện thời tiết -
khí hậu đến sự biến đổi của các tính chất VLC và sự tác động của con người đến rừng có ưu điểm hơn so với việc áp dụng chỉ số của Nesterop.
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu, ý kiến của các chuyên gia và phân tích các nhóm nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến nghiên cứu NCCR ở tỉnh Sơn La kết hợp thu thập đầy đủ các số liệu cần thiết về đặc điểm cấu trúc rừng, các yếu tố khí tượng, đặc điểm VLC, số vụ cháy, điểm cháy và điểm nóng… Luận án đã lựa chọn và xác lập Bộ tiêu chí đầu vào cho mô hình nghiên cứu như sau (bảng 2.15):
Bảng 2.15. Bộ tiêu chí đầu vào cho mô hình nghiên cứu NCCR tỉnh Sơn La
Quan hệ trong bộ tiêu chí Chỉ tiêu được lựa chọn Dữ liệu thành lập
Liên quan đến vật liệu cháy
1) Hiện trạng rừng. Bản đồ hiện trạng rừng.
2) Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối.
Số liệu quan trắc của các Trạm khí tượng, thủy văn.
3) Tổng lượng mưa trung bình tháng mùa khô.
Số liệu quan trắc của các Trạm khí tượng, thủy văn.
4) Độ ẩm không khí thấp nhất tuyệt đối.
Số liệu quan trắc của các Trạm khí tượng, thủy văn.
5) Tốc độ gió mạnh nhất trung bình tháng mùa khô.
Số liệu quan trắc của các Trạm khí tượng, thủy văn.
Liên quan đến nguồn nhiệt gây
cháy
6) Khoảng cách từ khu dân cư đến rừng.
Xử lý từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
7) Khoảng cách từ đường giao thông đến rừng.
Xử lý từ bản đồ giao thông.
8) Khoảng cách từ nương rẫy đến rừng.
Xử lý từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Liên quan đến Ôxy
9) Độ cao địa hình. DEM Alos 12,5m.
10) Độ dốc địa hình. DEM Alos 12,5m.
11) Hướng sườn địa hình. DEM Alos 12,5m.
Các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí như đã nêu trên sẽ được lựa chọn tham gia vào mô hình nghiên cứu NCCR ở các tỷ lệ bản đồ, đơn vị lãnh thổ nghiên cứu và phụ thuộc trực tiếp vào cơ sở dữ liệu đầu vào được thu thập và xử lý.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở phân tích Tam giác cháy rừng, các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng, các kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây, thực trạng và đặc điểm cháy rừng tỉnh Sơn La và tham vấn kiến thức của các chuyên gia, luận án đã xây dựng được Bộ tiêu chí cho mô hình nghiên cứu NCCR bao gồm các đặc trưng như sau:
1). Xác định được 3 nhóm nhân tố chính gây cháy rừng ở tỉnh Sơn La:
1) Nhóm các nhân tố vật liệu cháy và thời tiết - khí hậu, 2) Nhóm các nhân tố địa hình và 3) Nhóm các nhân tố điều kiện KTXH.
2). Trên cơ sở 3 nhóm nhân tố chính như đã nêu trên, luận án đã xác định được Bộ tiêu chí bao gồm 11 chỉ tiêu được sử dụng trong mô hình nghiên cứu NCCR ở
tỉnh Sơn La gồm có: 1) Hiện trạng rừng (HTR), 2) Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối (NĐmaxTĐ), 3) Tổng lượng mưa trung bình tháng mùa khô (TLMTBTmk), 4) Độ ẩm không khí thấp nhất tuyệt đối (ĐAminTĐ), 5) Tốc độ gió mạnh nhất trung bình tháng mùa khô (TĐGmaxTBTmk), 6) Khoảng cách từ khu dân cư đến rừng (KCDC), 7) Khoảng cách từ đường giao thông đến rừng (KCGT), 8) Khoảng cách từ nương rẫy đến rừng (KCNR), 9) Độ cao địa hình (ĐC), 10) Độ dốc địa hình (ĐD) và 11) Hướng sườn địa hình (HS).
3) Nhóm nhân tố vật liệu cháy và thời tiết - khí hậu là nhóm nhân tố có vai trò quan trọng nhất trong 3 nhóm nhân tố chính đối với nghiên cứu NCCR.
4) Các chỉ tiêu về 9) Độ cao địa hình (ĐC), 10) Độ dốc địa hình (ĐD), 11) Hướng sườn địa hình (HS) là những chỉ tiêu ít có sự biến động và mang tính ổn định cao. Các chỉ tiêu về 1) Hiện trạng rừng (HTR), 2) Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối (NĐmaxTĐ), 3) Tổng lượng mưa trung bình tháng mùa khô (TLMTBTmk), 4) Độ ẩm không khí thấp nhất tuyệt đối (ĐAminTĐ), 5) Tốc độ gió mạnh nhất trung bình tháng mùa khô (TĐGmaxTBTmk), 6) Khoảng cách từ khu dân cư đến rừng (KCDC), 7) Khoảng cách từ đường giao thông đến rừng (KCGT), 8) Khoảng cách từ nương rẫy đến rừng (KCNR), là những chỉ tiêu thường hay biến động và thay đổi.
Dựa trên Bộ tiêu chí đã được xây dựng như đã nêu trên, các chỉ tiêu sẽ được phân tích và triển khai vận dụng trong các nội dung nghiên cứu ở Chương tiếp theo.