CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ĐẶC TRƯNG GÂY CHÁY RỪNG TỈNH SƠN LA
2.2. Đặc trưng của các nhân tố chính gây cháy rừng ở Sơn La
2.2.3. Nhóm các nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, kinh tế của Tỉnh phát triển với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, kết cấu hạ tầng KTXH được tăng cường. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục chuyển dịch tích cực và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu lao động và quản lý việc làm ổn định trong nông thôn. Những thành tích đó đã góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Tuy nhiên, đời sống và thu nhập của đồng bào các dân tộc còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng 3 và một số dân tộc đặc biệt ít người còn cao. Do vậy, nếu không giải quyết tốt các vấn đề KTXH sẽ dẫn đến các hoạt động tiêu cực trong
rừng gia tăng làm tăng NCCR.
2.2.3.1. Đặc điểm dân số
- Dân số: năm 2018, toàn Tỉnh có 1.098,99 nghìn người, trong đó dân số nông thôn 945,5 nghìn người, chiếm 86,0% và dân số thành thị 153,5 nghìn người, chiếm 14,0%. Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2015 - 2018 khoảng 1,61%.
Tỷ lệ nam nữ tương đương tỷ lệ quốc gia và tỷ lệ dân số trẻ (dưới 20 tuổi) chiếm 48,6% [3, 15].
- Chất lượng dân số Sơn La nhìn chung là khá trong vùng Tây Bắc về thể lực, trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn. Tuy nhiên so với mức trung bình cả nước còn thấp. Nguyên nhân là do tỷ lệ hộ nghèo cao tại các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng khá cao… và chất lượng công tác giáo dục, đào tạo còn hạn chế, mức sống thấp hơn vùng đồng bằng.
- Dân tộc: Sơn La có 12 dân tộc chủ yếu, trong đó dân tộc Thái chiếm tới 53,2%, dân tộc Kinh chiếm 17,6%, dân tộc Mông chiếm 14,6%, dân tộc Mường chiếm
7,6% và còn lại 7,2% là các dân tộc Dao, Khơ Mú, Lào… Đại bộ phận các dân tộc Sơn La sinh sống ở nông thôn, miền núi với nghề nông là chủ yếu, vốn là những người lao động cần cù.
Tình hình dân số phân bố trên địa bàn có rừng không đều, thực trạng phân bố dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức lực lượng cũng như triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Mặt khác tập quán sản xuất canh tác trên nương rẫy là tập quán lâu đời của đồng bào các dân tộc miền núi và các hoạt động săn bắt, đốt tổ ong, đốt than, đốt đồi cỏ để chăn nuôi gia súc là mối tiềm ẩn gây nên cháy rừng (hình 2 và 4 ở phụ lục 2).
Mỗi dân tộc lại có những tập quán canh tác khác nhau. Nghề chính của người Mông là nông nghiệp, họ khai khẩn ruộng nương bằng việc phát và đốt cây không theo chu kỳ quay vòng sử dụng đất. Họ thường phát rẫy nơi có nhiều cây cối rậm rạp vì họ cho rằng những vùng đất đó, khi đốt đi sẽ tạo ra nhiều tro tốt cho đất. Đồng thời, người Mông chủ yếu sinh sống tại các vùng đất cao, hiểm trở, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên việc đi lại và tiếp nhận các thông tin thời sự bên ngoài cũng như việc
tuyên truyền đến bà con rất khó khăn. Vì vậy, nguy cơ xảy ra cháy rừng lân cận tại nơi họ sinh hoạt là rất cao.
Đối với dân tộc Khơ Mú là dân tộc có lối sống du canh cổ truyền, canh tác theo chu kỳ phát đốt, bỏ hóa, tái tạo đất rừng và phát đốt lại, đồng thời nơi cư trú của họ luôn thay đổi, diện tích đất nương rẫy lớn đồng nghĩa với việc diện tích rừng cây bị đốt tăng. [33]
So với người Mông và người Khơ Mú thì người Thái, La Ha và Kháng sinh
sống tại những vùng đất thấp, gần với người Kinh nên khả năng tiếp thu và tiếp cận thông tin được tốt hơn. Đặc biệt, trong phương thức canh tác của người Thái còn mang lại những ưu điểm nhất định cho môi trường. Với cách làm nương không phát đốt trên đỉnh vừa có tác dụng che mưa nắng cho nương rẫy, vừa giữ được rừng ở
những điểm trọng yếu, xói mòn rửa trôi ở mức độ thấp và đất ít bị thoái hóa. Đây được coi là điểm tích cực trong lối sống sinh hoạt của người dân với công tác PCCCR của Tỉnh [33].
Sự đa dạng về văn hóa nên đã gây khó khăn cho công tác phòng chống cháy rừng của toàn Tỉnh. Phần đông đồng bào đều là người dân tộc nên trình độ văn hóa còn thấp, phong tục tập quán canh tác còn lạc hậu, vẫn còn đốt nương làm rẫy gây thiệt hại về rừng. Các dân tộc không có tiếng nói chung khiến cho việc tuyên truyền, giáo dục công dân bảo vệ và PCCCR gặp nhiều khó khăn.
2.2.3.2. Đặc điểm hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông vận tải đường bộ trên địa bàn Sơn La (tính đến 30/ 4/
2017) có tổng chiều dài mạng: 9.588 km mật độ đường ô tô đạt 0,68 km/km2 [33, 39].
Theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ đạt 11.645 km đạt mật độ 0,82 km/km2 bao gồm các tuyến:
- Đường Quốc lộ gồm 9 tuyến tổng chiều dài 871 km.
+ Quốc lộ 6: (Địa phận Sơn La Nà Bai - Đèo Pha Đin) dài 212 km.
+ Quốc lộ 6B: Tông Lệnh - Quỳnh Nhai: dài 28 km.
+ Quốc lộ 6C: Tà Làng Cò Nòi: 56 km (nhánh phụ đi Lao Khô).
+ Quốc lộ 37: (Địa phận Sơn La Đèo Lũng Lô - Nà Ớt) dài 142,7 km.
+ Quốc lộ 43: (Gia Phù - Lóng Sập) dài 113 Kmkm.
+ Quốc lộ 279: (Cáp Na - Mường Giàng - Minh Thắng) dài 55 km.
+ Quốc lộ 279D: Hội Quảng - Mường La - Sơn La dài 76 km.
+ Quốc lộ 32B: Ngả 2 (Thu Cúc) - Mường Cơi (Phù Yên) dài 11 km.
+ Quốc lộ 4G: (Sơn La - Sông Mã - Sốp cộp) dài 122 km. (được Bộ giao thông vận tải phê duyệt tại quyết định số 1448/QĐ - BGTVT ngày 05 /07/ 2011).
+ Quốc Lộ 12: Sông Mã - Mường Lầm - Bó Sinh dài 55 km (được Bộ giao thông vận tải phê duyệt tại quyết định số 4345/QĐ - BGTVT ngày 09/ 12/ 2015).
- Đường Tỉnh: gồm 16 tuyến đường dài 900 km.
- Đường Huyện: có 142 tuyến chiều dài: 2.168 km.
- Đường Đô thị: có 138 tuyến tổng chiều dài 143 km.
- Đường xã: có 1.454 tuyến, tổng chiều dài: 5.316 km - Đường chuyên dùng: 282 km.
Ngoài ra còn khoảng 4.500 km đường dân sinh ô tô không đi được; phần lớn là đường đất và chỉ khai thác được vào mùa khô; hiện toàn Tỉnh còn 24 Xã/204 Xã chưa có đường ô tô đi được 4 mùa; 9 Bản/3.293 Bản chưa có đường giao thông đến Bản. Hệ thống giao thông vận tải đường bộ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH của Tỉnh. Đường mòn phục vụ các hoạt động đi rừng, đốt nương, làm rẫy của đa số dân tộc thiểu số tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.
2.2.3.3. Đặc điểm tình hình sử dụng đất
Quỹ đất của Tỉnh lớn (1.417.444 ha), đứng thứ 3 cả nước với mức bình quân khoảng 1,3 ha/người. Trong đó, đất nông nghiệp, chiếm 62,7%, đất chưa sử dụng chiếm 32,8 % và phi nông nghiệp chiếm 4,5% (bảng 2.14) [39].
- Phân tích đánh giá sử dụng đất đai theo các đơn vị hành chính thấy rằng,
huyện Mộc Châu có diện tích tự nhiên lớn nhất, huyện Sông Mã có diện tích tự nhiên đứng thứ hai, và thành phố Sơn La có diện tích tự nhiên nhỏ nhất.
Bảng 2.14. Biến động sử dụng đất ở tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2019
TT Hạng mục 2015 2019
Thay đổi
DT (ha) % DT (ha) %
Tổng diện tích đất 1.412.500 100,0 1.417.444 100,0
1 Đất nông nghiệp 828.011 58,6 888.412 62,7 +60.401,5
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 248.244 30,0 261.439 29,4 Đất trồng cây hàng năm 214.761 86,5 226.011 86,4 Đất trồng cây lâu năm 33.483 13,5 35.428 13,6 1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 577.638 69,8 624.381 70,3
TT Hạng mục 2015 2019
Thay đổi
DT (ha) % DT (ha) %
Rừng sản xuất 47.857 8,3 178.920 28,7
Rừng phòng hộ 482.980 83,6 397.345 63,6
Rừng đặc dụng 46.801 8,1 48.115 7,7
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.088 0,3 2.452 0,3
1.4 Đất nông nghiệp khác 41 0,0 140 0,0
2 Đất phi nông nghiệp 41.446 2,9 63.600 4,5 +22.154,7
2.1 Đất ở 6.534 15,8 7.352 11,6
Đất ở đô thị 466 7,1 843 11,5
Đất ở nông thôn 6.068 92,9 6.509 88,5
2.2 Đất chuyên dụng 13.025 31,4 18.432 29,0 Đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp 364 2,8 205 1,1
Đất quốc phòng, an ninh 1.203 9,2 2.379 12,9 Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp 790 6,1 1.039 5,6
Đất có mục đích công cộng 10.668 81,9 14.808 80,3
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0 0,0 0 0,0
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.669 6,4 2.730 4,3
2.5 Đất sông suối, mặt nước
chuyên dụng 19.077 46,0 34.877 54,8
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 140 0,3 210 0,3
3 Đất chưa sử dụng 543.044 38,4 465.431 32,8 - 77.612,3
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 0 0,0 0 0,0
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 496.452 91,4 420.160 90,3
3.3 Đất núi đá không có rừng cây 46.592 8,6 45.271 9,7
Nguồn: [39]
Tuy nhiên, bình quân đất sản xuất nông nghiệp/người lại thấp (khoảng 0,23 ha/người) và đa phần sản xuất nông nghiệp nằm trên độ dốc lớn, bị xói mòn, rửa trôi mạnh, gây trở ngại cho phát triển nông nghiệp và thiếu đất phát triển đô thị.
Hiện nay, vẫn còn tồn tại ở Sơn La các vấn đề nan giải khi xây dựng phương thức canh tác ổn định trên đất dốc. Bên cạnh đó, phương thức canh tác đốt nương làm rẫy vào mùa xuân, hoang hóa theo chu kỳ cũng góp phần gia tăng lượng diện tích đất sử dụng không hợp lý trên đất dốc, riêng loại đất này chiếm 140.930 ha, khoảng 13,6% diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh. Núi đá không còn rừng có diện tích 89.000 ha chiếm tỷ lệ 6,26% diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh.
Diện tích vùng đất không còn rừng, đất hoang trọc và dốc phân bố ở hầu hết các huyện có núi cao như: Hoàng Liên Sơn (Pu Luông) đến lưu vực phần thượng lưu Sông Mã.