III. TIÊU CHÍ ĐỊNH LƯỢNG ĐỂ XÁC ĐỊNH LÀ KINH TẾ TRANG TRẠI.
trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một hình thức dân chủ trực tiếp.
Ớ TRƯNG CẦU DÂN Ý: việc lấy ý kiến của nhân dân, của cử tri nhằm mục đắch xác định chắnh kiến cuối cùng của cử tri về một vấn đề lập hiến, lập pháp hoặc vấn đề đối nội, đối ngoại quan trọng. Điều kiện
và thủ tục tiến hành TCDY do hiến pháp hoặc luật quy định cụ thể của mỗi nước. Tuỳ thuộc vào vấn đề cần TCDY, có thể phân biệt: TCDY về hiến pháp: cử tri bỏ phiếu về dự thảo hiến pháp hoặc điều khoản sửa đổi hiến pháp như ở một số nước Pháp, Thuỵ Sĩ và Tây Ban Nha đã làm; hoặc về dự thảo một số đạo luật hoặc là về việc
gia nhập hay không gia nhập Cộng đồng Châu Âu như nước Anh (1975). Theo phương pháp tiến hành, có thể phân biệt TCDY bắt buộc khi mà vấn đề hay dự thảo luật, hiến pháp bắt buộc phải có sự đồng ý của cử tri (vd. Dự thảo điều khoản sửa đổi Hiến pháp của
Tây Ban Nha năm 1978, Dự thảo điều chỉnh Hiến pháp trong các bang của Hoa Kì) và TCDY là tuỳ nghi do ý kiến của cử tri (như ở
Italia và 22 bang của Hoa Kì) hoặc chủ thể một bang (Thuỵ Sĩ) hoặc từ chắnh quyền trung ương (Pháp). Về hình thức, TCDY là một trong
những chế định của nền dân chủ trực tiếp. Nhưng mức độ dân chủ của chế định này phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ chắnh trị của từng nước. Ở một số nước tư bản, TCDY đã được tiến hành nhằm phục vụ cho chắnh sách của giai cấp thống trị như ở Đức, ở Chilê. Theo quy định của Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, Quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.