X a Na Ngoi thuộc huyện Kỳ Sơn, Nghệ An, là một xã có thành tích nổi bật trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp; vì vậy, Vừ Chông Pao và Chông Chơ được chọn trong đoàn đại biểu của tỉnh Nghệ An, ra Thủ đô dự Lễ Quốc khánh và đoàn vinh dự được gặp Bác Hồ. Nhớ lại hai lần được gặp Bác Hồ, anh thanh niên người H’Mông ở huyện miền núi Nghệ An xúc động kể:
Lần đầu tiên ra Hà Nội, tôi thấy cái gì cũng lạ m ắt. Đến giò khai mạc Lễ Quốc khánh, tôi vô cùng sung sướng thấy Bác nhanh nhẹn bước ra lễ đài, vẫy tay chào đồng bào trong tiếng hoan hô vang dậy. Tôi cứ dán m ắt vào nhìn Bác trong suốt buổi mít tinh.
Vlột điều hết sức bất ngờ là sau đó, chúng tôi trong đoàn đại biê\i các dân tộc thiểu số của các tỉnh lại đưỢc Bác mời vào Phủ Chủ tịch đê gặp.
BÁC HỒ - SựCẢM HÓA KỲ DIỆU
Hôm đó mọi người trong những bộ quần áo dân tộc chỉnh tề bo” trí ngồi mây hàng ghế xếp hình chữ u . B ác Hồ cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi
^hắp lượt, b ắt tay ân cần thăm hỏi từng người.
Sau đó Bác nói chuyện với mọi ngưòi, căn dặn chúng tôi phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tôi còn nhó, lúc đó B ác nắm chặt tay nhấn mạnh; Phải đoàn kết, đoàn kết th ậ t chặt chẽ mới giữ vững đưỢc độc lập, tự do, đồng bào các dân tộc mới thoát khỏi nghèo đói, mới có cuộc sông ấm no, hạnh phúc, tiến bộ.
Ngày 2 -9 -1 9 6 3 , tôi lại vinh dự được ra Hà Nội dự Lễ Quốc khánh. Và sau khi dự lễ mít tinh tại Quảng trường Ba Đình, chúng tôi lại được B ác mòi vào Phủ Chủ tịch để gặp.
Tôi còn nhớ hôm đó, Bác gặp đoàn cán bộ của huyện Kỳ Sơn và hỏi chúng tôi:
- Ý các chú định xử trí bọn phỉ th ế nào?
Tôi thưa lại với Bác:
- Chúng cháu định bắt được phỉ, tên nào có nhiều nợ m áu thì giết, còn lại cho đi tù, đi cải tạo.
Tôi nhìn B ác hy vọng được Bác bày tỏ sự đồng tình. Nhưng không ngò B ác nghiêm m ặt lại v à nói nhẹ nhàng, nhưng hết sức sếu sắc, thấm thìa.
■ Không được. Các chú làm như vậy là sai to.
Các chú giê"t một, họ sẽ theo giặc mười, giết mưòi, họ theo giặc một trăm . Chúng ta phải phân biệt rõ ai la bạn, ai là thù. Kẻ địch lợi dụng trình độ lạc hậu của bà con dân tộc, dựng lên Châu Phà, lôi kéo dân đi theo chúng. Các chú cần phải tuyên truyền, giác dục, vận động bà con, từng bưốc cảm hoá họ, đừng để họ đi theo địch. Các chú không đưỢc đánh đập, hoặc bắt đi cải tạo, đi tù. Tuyệt đôi không được giết một ai. Các chú phải thấy rõ âm mưu của địch và giải thích cho bà con hiểu âm mưu thâm hiểm của kẻ thù và đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ. Hễ có ai đã theo địch mà quay súng trỏ về, các chú nên khen thưởng họ.
Khi đoàn chúng tôi ra về, Bác còn nhắc nhở:
- Nhớ nhé. Các chú vê không đưỢc bắt ai hết, không được đánh đập ai hết, không được giết ai hết.
Những lòi dạy của Bác đã làm cho chúng tôi vững tin, Khi trở về địa phương, nghe theo lòi dặn củíi Bác, chúng tôi đã mở đợt vận động các gia đình có chồng con đi theo phỉ trở về và hứa sẽ khoan hồng cho ai biết hổi cải. Sau đó, nhiều người mang súng trỏ về. Kết quả chỉ mấy tháng đã có 58 người từ nhập Iigũ phỉ quay súng về trong tình yêu
BÁC HỖ - SỰCẢM HÓA KỶ DIỆU
thương, đùm bọc của dân bản và họ đã trở thành những ngưòi dân lương thiện, có ích cho quê hương, làng bản.
Qua hai lần gặp Bác, đôi với tôi đó là điều vinh dự to lớn nhất trong cuộc đòi. Đó cũng là sự thê hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc của Bác Hồ đối với đồng bào dân tộc H’Mông ỏ một huyện miền núi Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt những lời căn dặn của Bác Hồ về đại đoàn kết các dân tộc và thái độ đối với những người lầm đường, lạc lốĩ làm cho tôi hết sức xúc động và luôn ghi nhớ trong suốt cả cuộc đòi của mình.
BÁC HỒ - SỰCẢM HÓA KỲ DIỆU