Nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở chẩn trị y học cổ truyền

Một phần của tài liệu tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 25)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN

1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở chẩn trị y học cổ truyền

Trên cơ sở nội dung quản lý nhà nước về khám, chữa bệnh được quy định tại Điều 5, Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, nội dung quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị YHCT bao gồm những nội dung chính sau đây:

1.3.1. Xây dựng, ban hành luật, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch đối với các cơ sở chẩn trị YHCT

Việc xây dựng, ban hành văn bản luật, quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch đối với lĩnh vực y tế nói chung và các cơ sở chẩn trị YHCT nói riêng của nhà nước là một trong những khâu đầu tiên trong quy trình QLNN.

Thực tế hiện nay, hệ thống các văn bản lên quan đến quản lý nhà nước về y tế khá đầy đủ tạo hành lang pháp lý để cơ quan quản lý nhà nước quản lý và điều hành mọi hoạt động ngành y tế nói chung và YHCT phát triển theo đúng định hướng.

Tuy nhiên, từ các văn bản luật, dưới luật đến việc thực thi chưa kịp thời so với yêu cầu, thậm chí thiếu đồng bộ, chồng chéo. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự hướng dẫn, giải thích, phổ biến cụ thể, sát sao trong việc kiểm tra, kiểm

soát để việc triển khai đạt hiệu quả, trong đó việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền là hết sức cần thiết để làm sao hệ thống pháp luật về y tế nói chung và y học cổ truyền nói riêng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

1.3.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản đến các cơ sở

chẩn trị YHCT.

Tuyên truyền, phổ biến các văn bản liên quan các cơ sở chẩn trị YHCT là một hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của các cơ quan chức năng để truyền tải, truyền đạt những nội dung thông tin.

Về nội dung: các văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, những văn bản mới, sửa đổi, bổ sung.

Về đối tượng: CBCCVC của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quản lý nước đối với các cơ sở chẩn trị YHCT; chủ các cơ sở chẩn trị YHCT

và nguồn nhân lực tham gia làm việc tại các cơ sở chẩn trị YHCT; và người dân tham gia khám, chữa bệnh.

Về phương pháp: xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; áp dụng các hình thức để các đối tượng dễ tiếp cận, ngoài các hình thức phổ biến thì hiện nay các kênh mạng xã hội: đưa các văn bản liên quan, hỏi đáp pháp luật, giao lưu trực tuyến…

1.3.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền

Hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về y tế hình thành để thực hiện mục tiêu sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Mô hình tổ chức nhà nước hiện nay là phân chia quyền lực từ trung ương đến địa phương. Bộ Y tế quản lý về chuyên môn; Chính quyền địa phương các cấp quản lý về tổ chức, nhân lực và tài chính, nhưng theo nguyên tắc song trùng trực thuộc và thống nhất lợi ích quốc gia và lợi ích của từng địa phương.

Xây dựng đội ngũ CBCC thực hiện chức năng QLNN đối với các cơ sở chẩn trị YHCT có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về y tế nói chung. Hoạt động khám, chữa bệnh bằng phương pháp YHCT mức độ rủi ro không như YHHĐ, nhưng phạm vi hoạt động rộng, có tính chất đặc thù riêng nên đòi hỏi CBCC có trình độ chuyên môn, kỹ năng kỹ năng nghiên cứu, hoạch định chính sách trong lĩnh vực y tế

nói chung và YHCT nói riêng, kỹ năng thiết lập các kế hoạch, xây dựng các đề án, kỹ năng tổ chức thực hiện pháp luật…

1.3.4. Quản lý việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền, chứng nhận lương y, lương dược, chứng chỉ hành nghề

và quản lý giá dịch vụ YHCT

Để được phép hoạt động, các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền phải được cấp giấy phép. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền căn cứ theo Điều 52 quy định ngoài việc đáp ứng các điều kiện

chung theo quy định tại Điều 40 và Điều 46 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật

Thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động được quy định cụ thể tại Điều 4, 5 của Thông tư 35/2013/TT-BYT ngày 30/10/2013 của Bộ Y tế quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề và cơ sở chẩn trị YHCT.

Giá dịch vụ YHCT hiện nay vẫn là một lĩnh vực đang còn rất thiếu thông tin vì chưa có các nghiên cứu toàn diện và hệ thống. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh YHCT công lập nhà nước phải ban hành văn bản qui định rõ giá của từng loại dịch vụ nhằm quản lý giá. Đối với các cơ sở chẩn trị YHCT ngoài công lập, các cá nhân, tổ chức hành nghề đều phải thực hiện quy định phải niêm yết công khai giá dịch vụ bốc mạch, kê đơn, bán thuốc.

1.3.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin quản lý nhà nước đối

với các cơ sở chẩn trị YHCT

Ứng dụng CNTT trong ngành y tế nói chung và YHCT nói riêng là phục vụ người dân được tốt hơn, giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế một cách thuận lợi và hiệu quả nhất. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp các bệnh viện, các cơ sở y tế vận hành an toàn, hiệu quả và chất lượng hơn.

Hiện nay, phần lớn các cơ quan, đơn vị đã ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực hoạt động bằng phần mềm quản lý, tạo điều kiện để tra cứu các thông tin thuận lợi và dễ dàng. Đây là một bước tiến mới cho công tác QLNN nói chung và đối với các cơ sở chẩn trị YHCT hoạt động tốt hơn, tiết kiệm thời gian công sức đi lại, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNNN đối với các cơ sở chẩn trị YHCT hiện nay chưa được quan tâm và phát triển, chủ yếu mới chỉ công khai và thủ tục hóa ở các khâu: quản lý, theo dõi các cơ sở chẩn trị YHCT, đội ngũ nhân sự YHCT, việc cấp giấy phép hoạt động, giấy chứng

nhận lương y, lương dược. Vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị YHCT cần được quan tâm đầu tư hơn nữa.

1.3.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở chẩn trị YHCT

Thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị YHCT có một vai trò quan trọng, bởi vì hoạt động của các cơ sở chẩn trị YHCT là khám, chữa bệnh bằng phương pháp YHCT, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Vì vậy, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát cần được tiến hành thường xuyên, phối hợp với nhiều cơ quan, ban, ngành, chính quyền các cấp bằng nhiều hình thức kiểm tra: định kỳ, đột xuất, kiểm tra từ trên xuống, kiểm tra chéo giữa các bộ phận, các khâu. Do đó, hoạt động này cần phải đổi mới về tổ chức, cơ chế cho phù hợp, đưa toàn bộ hệ thống cơ sở chẩn trị YHCT vào trật tự, kỷ cương.

Bất kỳ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát phải đảm bảo tuân thủ pháp luật hiện hành, chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời. Nội dung kiểm tra việc thi hành pháp luật đối với các cơ sở chẩn trị YHCTlà hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)