Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Khoa quản trị văn phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị văn phòng tại TRƯỜNG đại học nội vụ hà nội (Trang 37 - 40)

Những chặng đường phát triển của Khoa Quản trị văn phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Khoa Quản trị văn phòng được hình thành và phát triển trên cơ sở các khoa:

- Khoa Hành chính văn phòng (giai đoạn 2001 - 2004)

- Khoa Hành chính văn phòng và Thông tin thư viện (giai đoạn 2004 - 2008)

vụ Hà Nội

KHOA HÀNH CHÍNH VĂN PHềNG Giai đoạn (2001 - 2004)

- Trưởng khoa: Lê Thị Năm (2001 - 2004) - Trưởng khoa: Lê Thanh Huyền (2004 - 2006)

- Năm 1998 hệ trung cấp ngành Hành chính văn phòng được mở và đào tạo khoá 1 (1998-2000).

- Năm 2001 Khoa Hành chính văn phòng được thành lập và được giao quản lí ngành Hành chính văn phòng;

- Năm 2004 Khoa Hành chính văn phòng đã xây dựng và mở thêm ngành Thông tin Thư viện (hệ trung cấp).

KHOA HÀNH CHÍNH VĂN PHềNG VÀ THễNG TIN THƯ VIỆN Giai đoạn (2004 - 2008)

- Trưởng khoa: Lê Thanh Huyền (2006 - 2008)

- Phó trưởng khoa: Nguyễn Mạnh Cường (2007 - 2008)

- Năm 2005 Khoa đã xây dựng và mở các ngành Cao đẳng Quản trị văn phòng; Cao đẳng Thông tin Thư viện;

- Năm 2007 xây dựng và mở ngành Cao đẳng Quản lí Văn hoá KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHềNG

(Từ 10/9/2008 đến nay)

Khoa Quản trị văn phòng được thành lập theo một số Quyết định:

- Quyết định số 260/QĐ-CĐNV ngày 10/9/2008 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội trên cơ sở tách từ Khoa Hành chính văn phòng và Thông tin Thư viện.

- Quyết định số 214/QĐ-ĐHNV ngày 24/4/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thành lập Khoa Quản trị văn phòng thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trưởng khoa: NCS. ThS. Nguyễn Mạnh Cường Phó trưởng khoa: Ths. Nguyễn Thị Kim Chi 1. Vị trí và chức năng

vụ Hà Nội

Khoa Quản trị văn phòng là đơn vị thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, có chức năng tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học và thấp hơn trong lĩnh vực quản trị văn phòng, thư ký văn phòng, kế toán, thống kê và các ngành nghề khác có liên quan; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và triển khai tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

- Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập; bố trí và điều hành tiến trình giảng dạy, học tập cho các lớp thuộc Khoa quản lý. Chủ trì, tổ chức quá trình đào tạo ngành học được giao và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Trường;

- Đăng ký với Trường nhận nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo các trình độ, các chuyên ngành đào tạo. Phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo xây dựng và bảo vệ chương trình mở ngành học mới;

- Đề xuất thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhân sự trong Khoa;

- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học theo kế hoạch do Hiệu trưởng giao; xây dựng ngân hàng đề thi; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy - học thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;

- Chủ trì, tìm kiếm đối tác và xây dựng các chương trình liên kết về đào tạo các bậc, hệ đào tạo;

- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc Khoa quản lý theo kế hoạch hàng năm được Hiệu trưởng phê duyệt;

- Tổ chức thi, quản lý bài thi và kết quả thi kết thúc học phần cho các lớp.

Tổ chức bế giảng và trao bằng tốt nghiệp, cấp bảng điểm toàn khóa cho sinh viên thuộc Khoa quản lý.

- Quản lý và cấp giấy chứng nhận kết quả học tập của sinh viên thuộc

vụ Hà Nội

- Chuyển giao kết quả học tập cho các đơn vị liên quan. Lập bảng điểm toàn khóa chuyển về Phòng Quản lý đào tạo theo quy định của Trường;

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên dài hạn và ngắn hạn, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;

- Quản lý viên chức và người học thuộc Khoa theo sự phân cấp của Hiệu trưởng;

- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác trong nước và quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;

- Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo; quản lý chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ của viên chức và người học thuộc Khoa;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho viên chức và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức thuộc Khoa;

- Tổ chức đánh giá viên chức và người học trong Khoa; tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngang cấp theo quy định của Nhà trường;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng giao.

3. Cơ cấu tổ chức

(Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Khoa QTVP – Phụ lục II)

III. Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị văn phòng tại TRƯỜNG đại học nội vụ hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w