Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao động lực làm việc của nhân viên Công ty qua việc phát triển văn hoá của công ty
3.2. Một số kiến nghị cụ thể và điều kiện để có thể áp dụng
3.2.1. Công ty cần đổi mới các hoạt động của công ty:
Công ty bao nhiêu năm vẫn có hoạt động họp đầu tuần và cuối tuần với những báo cáo làm cho các nhân viên cảm thấy tuần nào cũng vậy nên tạo cảm giác nhàm chán cho nhân viên, làm cho nhân viên thấy mất tinh thần để bắt đầu cho một tuần làm việc mới.
Chính vì vậy, công ty cần phải co những hoạt động làm cho nhân viên thấy hào hứng khi tham gia các buổi gặp đàu tuần và có tinh thần làm việc tốt trong cả tuần.
Để thực hiện được điều này cần sự nỗ lực của chính người quản lý và sự đóng góp ý kiến của các thành viên để đưa ra được những ý tưởng mới lạ gây hứng thú làm việc cho các thành viên.
Ví dụ:
- Có những hoạt động ngoại khoá của công ty thì cần có những địa điểm khác hơn so với những nơi trước đây từng đi.
- Buổi gặp mặt đầu tuần cần thay đổi so vì báo cáo tình hình tuần qua thì có thể làm clip ghi lại các sự kiện chính của tuần qua, các hoạt động hay các thành viên xuất sắc để gây hứng thú hơn và tạo nên một tuần làm việc hiệu quả.
- Tổng kết cuối năm sau khi xong các báo cáo cần thiết thì cần có các tiết mục văn nghệ làm cho buổi tổng kết không bị nhàm chán.
3.2.2. Tổ chức hoạt động nhóm hiểu quả hơn: trong công ty việc hoạt động nhóm chưa được hiệu quả, công việc sắp xếp làm theo nhóm cũng chưa được chú trọng mà việc tăng cường làm việc nhóm thì sẽ làm cho kết quả công việc tốt hơn, mọi người cùng nhau làm việc, cùng nhau cố gắng sẽ làm tăng động lực làm việc của nhân viên.
- Tổ chức hình thức thi đua giữa các nhóm để gây sự phấn khích và cạnh tranh.
- Trong các cuộc ngoại khoá của công ty cần tổ chức nhiều cuộc thi mang tinh thần đồng đội.
- Trong quá trình thực hiện nhóm, nhóm trưởng là người phải biết lắng nghe, tổng hợp các ý kiến của thành viên, là người quan sát các thành viên, giải quyết các xung đột không đáng có….. Khi nhóm đạt kết quả khen thưởng thì cần phải khen thưởng đánh giá đúng năng lực của từng thành viên, giúp đỡ những thành viên yếu kém vươn lên….
3.2.3. Đầu tư cơ sở vật chất:
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc đầu tư cơ sở vật chất máy móc là điều không thể thiếu đối với các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Công ty cần tận dụng những thành tựu khoa học tiên tiến để có thể phục vụ cho công việc được tốt nhất.
Trong khi đó, công ty vẫn còn khá thiếu cơ sở vật chất làm gián đoạn công việc gây ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên vì vậy công ty cần phải đầu tư thêm chi phí cho nguồn nhân lực.
- Phòng sáng tạo, truyền thông, quản trị….đều là những bộ phận quan trọng trong công ty chính vì vậy việc đầu tư trang thiết bị máy móc cho các phòng ban này là một việc rất cần thiết và quan trọng, ngoài ra còn tiết kiệm tốt đa thời gian lãng phí do việc phair chạy xuống phòng lễ tân để in hay photocopy.... Vì vậy mỗi phòng ban này cần được đầu tư máy in và photocopy, đặc biệt là phòng sáng tạo và truyền thông.
- Việc địa điểm gửi xe khá xa với nơi làm việc làm cho nhân viên khá vất vả trong việc gửi xe và phải đi bộ khá xa đến nơi làm việc, đặc biệt là chị em phụ nữ phải đi giày cao gót. Chính vì vậy công ty cần xem xét và nên thuê địa điểm gần có chỗ để xe cho công nhân viên.
3.2.4. Đào tạo đội ngũ nhân viên
Việc đào tạo đội ngũ công nhân viên là việc rất quan trọng trong các công ty nói chung và công ty Unic nói riêng. Hiện nay ở công ty vẫn chưa quan tâm nhiều về bộ phận quản trị nhân sự, nhân viên cũng chưa được đào tạo chuyên sâu trong công tác quản trị nhân lực nên để có thể làm tốt được việc quản lý nhân viên thì cần phải đào tạo đội ngũ nhân viên.
Bên cạnh đó, cũng cần đào tạo kiến thức chuyên môn cho các nhân viên để tạo điều kiện học tập và nâng cao kiến thức, kỹ năng, cơ hội thăng tiến. Điều này đóng góp rất lớn đến việc tạo động lực cho nhân viên, giúp nhân viên có mục tiêu để phấn đấu lâu dài....
Ví dụ:
- Công ty cần đào tạo đội ngũ nhân viên thực sự có năng lực trong công tác quản trị nhân lực, nâng cao các kiến thức về tạo động lực.
- Tổ chức các cuộc thi giao lưu văn hoá và tìm hiểu pháp luật giữa các thành viên trong công ty.
- Tích cực tuyên truyền và phổ biến các kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên ngành cho mọi thành viên trong tổ chức.
3.2.5. Tạo văn hoá công ty nổi bật
Ngày nay các doanh nghiệp, công ty đều có văn hoá đặc trưng mà cũng không phải văn hoá công ty đều có thể gây ảnh hưởng giống nhau đối với các thành viên trong tổ chức. Văn hoá công ty “mạnh” thường được đặc trưng bởi một phong cách riêng với những yếu tố rất khác biệt với các công ty khác tuy vô hình nhưng vẫn dễ nhân ra như Sự nhiệt tình trong công việc, sự tinh tế trong cá mối quan hệ, bầu không khí trong tổ chức. Ở những công ty như vậy sẽ có kết quả hoạt động và hiệu lực tổ chức cao hơn.
- Mục tiêu mà doanh nghiệp phải hướng tới không nhằm phục vụ cá nhân chủ doanh nghiệp mà hướng tới lợi ích cộng đồng.
Ví dụ: tài trợ cho các chương trình “ Bình minh sinh viên”, “ Phát triển tài năng trẻ năm 2015”….. do sinh viên, cơ quan tổ chức.
Cùng phối hợp sản xuất thực hiện các chương trình như “Hành động xanh – vì một tương lai xanh”, “ Điện năng năng lượng mặt trời ”, “ Chương trình truyền hình về thương hiệu quốc gia”…..
- Xây dựng một bầu không khí làm việc mang tính khích lệ cho nhân viên trong công ty, các nhân viên cần được hỗ trợ tối đa để thực hiện tốt công việc được phân công, được chủ động thực hiện công việc. Luân chuyển thuyên chuyển để tạo sự đổi mới trong công việc.