Đánh giá thực trạng rừng trồng của một số loài cây trồng rừng chủ yếu tại Huyện Sơn Dương

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng rừng trồng và hiệu quả một số loài cây trồng chính trên địa bàn huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang (Trang 24 - 35)

3.1.1. Tài nguyên rừng hiện nay của huyện Sơn Dương

Trải qua thời gian dài xây dựng và phát triển rừng cho tới nay ngành lâm nghiệp của huyện Sơn Dương đã có nhiều bước tiến đáng kể, thể hiện ở diện tích và tài nguyên rừng hiện nay. Số liệu thống kê diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Sơn Dương các năm 2010 và 2013 được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Sơn Dương.

Loại đất,loại rừng Năm 2010 Năm 2013 Thay đổi

Diện tích tự nhiên 78.783,51 78.783,51 0

I. Đất có rừng 41.933,81 42.319,39 385,58

A. Rừng tự nhiên 16.624,85 15.690,74 - 934,11

1. Rừng gỗ 9.988,34 10.399,12 410,78

2. Rừng tre nứa 1.861,37 811,23 - 1050,14

3. Rừng hỗn giao 4255,13 3996,7 258,43

4. Rừng ngập nước

5. Rừng núi đá 520,01 483,69 - 36,32

B. Rừng trồng 25.308,96 26.628,65 1319,69

1. Rừng trồng có trữ lượng 16.585,95 21.113,81 4527,86 2. Rừng trồng chưa có trữ lượng 8346,58 5.243,73 - 3102,85

3. Tre luồng 1,3 153,09 151,79

4. Cây đặc sản 375,13 118,02 - 257,11

II. Đất trống 5.204,93 2890,92 2314,01

1. Ia, Ib 3937,04 2094,65 - 1842,39

2. Ic 813,41 14,05 - 799,36

3. Núi đá 454,48 782,22 327,74

III.Đất khác (nông nghiệp, sông suối) 31.644,77 33.573,2 1928,43

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng quy hoạch sử dụng đất huyện Sơn Dương giai đoạn 2011-2020)

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy từ năm 2010 đến năm 2013 diện tích đất cú rừng cú sự biến động rừ rệt từ 41.933,81ha lờn 42.319,39 ha (tăng 385,58 ha), trong đó:

- Diện tích rừng tự nhiên biến động từ 16.624,85 ha xuống 15.690,74 ha (giảm 934,11ha), trong đó cụ thể diện tích rừng gỗ tăng 410,78 ha, điều này chứng tỏ chương trình khoanh nuôi phục hồi rừng của huyện thực hiện khá thành công. Tuy nhiên, hiện tượng khai thác lâm sản và dốt rừng làm rẫy diễn ra ở một số nơi dẫn đến diện tích rừng tre nứa, rừng hỗn giao và rừng núi đá giảm trên 1.086,46 ha.

- Diện tích rừng trồng toàn huyện đặc biệt tăng mạnh: Từ năm 2010 đến năm 2013 tăng 1319,69 ha, chủ yếu diện tích rừng trồng sản xuất mới được xây dựng trong 4 năm trở lại đây (diện tích rừng trồng mới chưa có trữ lượng đã tăng từ 16.585,95 ha ở năm 2010 lên 21.113,81 ha ở năm 2013). Điều này chứng tỏ huyện Sơn Dương đã rất trú trọng đầu tư cho công tác trồng rừng.

Diện tích rừng trồng có trữ lượng đã giảm từ 8346,58 ha năm 2010 xuống 5.243,73 ha năm 2013, giảm 3102,85 ha) do đã tiến hành khai thác ở những khu rừng thành thục.

Bảng 3.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng.

Đơn vị tính: ha Loại đất,loại rừng Tổng diện

tích Phân theo chức năng Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất Diện tích tự nhiên

I. Đất có rừng 42.478,56 3.057,64 10.017,28 29.403,64 A. Rừng tự nhiên 15690,74 2.438,81 8.971,65 4.280,28

1. Rừng gỗ 10.399,12 1.610,8 5882,72 2.905,6

2. Rừng tre nứa 811,23 22,45 225,07 563,71

3. Rừng hỗn giao 3996,7 438,38 2.764 794,32

4. Rừng ngập nước

5. Rừng núi đá 483,69 367,18 99,86 16,65

B. Rừng trồng 26.787,82 618,83 1.045,63 25.123,36 1. Rừng trồng có trữ lượng 19.294,14 359,47 909,89 18.024,78 2. Rừng trồng chưa có trữ lượng 7.231,19 252,97 130,16 6.848,06

3. Tre luồng 146,87 6,39 140,48

4. Cây đặc sản 115,62 5,58 110,04

II. Đất trống 2732,44 508,93 224,62 1998,89

1. Ia, Ib 1941,8 122,84 220,79 1598,17

2. Ic 14,05 14,05

3.

4. Núi đá 776,59 386,09 3,83 386,67

III. Đất khác (nông nghiệp,

sông suối) 33.572,51

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng quy hoạch sử dụng đất huyện Sơn Dương 2011-2020) Số liệu bảng 3.2 cho thấy cú sự khỏc biệt rừ rệt về diện tớch rừng tự nhiên và rừng trồng phân theo chức năng 3 loại rừng:

-Về rừng tự nhiên, diện tích lớn nhất là phòng hộ: 8.971,65 ha (chiếm 57,17% diện tích rừng tự nhiên), tiếp đến là rừng sản xuất 4.280,28ha (chiếm 27,27% diện tích rừng tự nhiên), diện tích rừng phòng hộ ít nhất: 2.438,81ha (chiếm 15,5% diện tích rừng tự nhiên).

- Về rừng trồng, trong tổng số 26.787,82 ha rừng trồng thì diện tích rừng trồng sản xuất là lớn nhất: 25.123,36 ha (chiếm 93,7% diện tích rừng trồng), tiếp theo đó là diện tích rừng trồng đặc dụng 1.045,63 ha và thấp nhất là diện tích rừng phòng hộ 618,83 ha. Diện tích rừng trồng sản xuất có trữ lượng là 19.294,14 ha (trong đó chủ yếu là diện rừng trồng thuộc đối tượng rừng sản xuất 18.024,78 ha); rừng trồng chưa có trữ lượng 7.231,19 ha, trong đó cũng tập trung chủ yếu ở đối tượng rừng sản xuất là6.848,06 ha; rừng Tre luồng là 146,87 ha và rừng trồng cây đặc sản là 115,62 ha.

Bảng 3.3. Diện tích đất rừng huyện Sơn Dương chia theo các xã

Đơn vị tính: ha Huyện

Diện tích đất lâm

nghiệp

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Đất trồng

Độ che phủ % Toàn xã 326.008,0 152.175,0 42.035,

0 131.799 41,7 1. Cao phong 16.552,0 4.146 2.101,0 10.305,0 24,6 2. Kim Bôi 48.357,6 19.199,8 5.530,7 23.627,1 36,3

3. Kỳ Sơn 14.116 2.140,9 2.286,0 9.689,1 21,9

4. Lương Sơn 23.105,8 5.458,6 3.168,8 14.478,4 23,0 5. Lạc Sơn 37.689,63 21.397,7 4.016,3 12.275,6

3 43,8

6. Lạc Thủy 20.139,2 9.707,3 7.685,8 2.746,1 59,3 7. Mai Châu 40.963,7 28.987,0 4.267,0 7.709,7 64,1 8. Thị xá Hòa bình 7.565,8 1.499,3 2.185,8 3.880,7 17,7 9. Tân Lạc 38.712 21.100,5 3.818,7 13.792,8 47,6 10. Yêu Thủy 17.413,6 11.123,0 1.788,6 450,2 45,8 11.Đà Bắc 61.393,0 27.414,6 5.185,8 18.792,6 39,7

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Sơn Dương năm 2014)

Số liệu bảng 3.3 cho thấy diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là 326.008ha, trong đó có 152.175ha rừng tự nhiên chiếm 46,7%; 42.035ha rừng trồng chiếm 46,7%; 42.035ha rừng trồng chiếm 12,9%: 131.799ha đất trồng chiếm 40,4%. Diện tích đất trồng toàn tỉnh còn tương đối lớn 40,4 %, đây là diện tích cần qui hoạch để phục hồi và trồng rừng trong thời gian tới.

- Các xã có diện tích rừng trồng lớn là Lạc Thủy 7.685,8 ha: Kim Bôi 5.530,7 ha đây là 2 huyện vùng thấp của tỉnh. Tiếp đến là các huyện Đà Bắc 5.530,7 ha; Mai châu 4.267ha; Lạc Sơn 4.016,3 ha đây là các huyện có nhiều đất lâm nghiệp.

- Trong tổng số 133.799,0 ha đất trồng thì các Huyện Đà Bắc 28.792,6 ha; Tân Lạc 13.792,8 ha; Cao Phong 10.305,0 ha; Mai Châu 7.709,7 ha là các huyện vùng cao cần quy hoạch trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất trong

thời gian tới. Một số huyện vùng thấp có tiềm năng trồng rừng sản xuất nhưu Kim Bôi con 23.672,1 ha; Lạc Sơn còn 12.275,63 ha; Lương Sơn còn 14.478,4 ha cần có kế hoạch trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến trong tỉnh và vùng lân cận.

3.1.2 Một số kết quả chung về rừng trồng sản xuất của huyện Sơn Dương 3.1.2.1. Về diện tích

Theo báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2006-2013 trên địa bàn huyện Sơn Dương, diện tích trồng rừng giai đoạn 2010-2013 đạt được cụ thể như sau:

Biểu 3.4: Thống kê kết quả trồng rừng huyện Sơn Dương giai đoạn 2010-2013

TT HẠNG MỤC TỔNG CÁC NĂM Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Kế hoạch

(ha)

Thực hiện (ha)

Diện tích thành

rừng (ha)

Kế hoạch

(ha)

Thực hiện (ha)

Diện tích thành

rừng (ha)

Kế hoạch

(ha)

Thực hiện (ha)

Diện tích thành

rừng (ha)

Kế hoạch

(ha)

Thực hiện (ha)

Diện tích thành rừng

(ha)

Kế hoạch

(ha)

Thực hiện (ha)

Diện tích thành rừng (ha)

I Trồng rừng 9,967.4 9,970.2 9,890.9 2,317.4 2,788.3 2,732.5 2,800 2,455 2,446 3,000 2,797 2,797 1,850.0 1,929.9 1,915.4

3 Rừng sản xuất 9,967.4 9,970.2 9,890.9 2,317 2,788.3 2,732.5 2,800 2,455 2,446 3,000 2,797 2,797 1,850 1,929.9 1,915.4

Trong đó: - - -

+ Trồng mới trên

đất trống - 6,444.7 6,365.4 2,620.0 2,564.2 1,813.3 1,804.3 1,149.6 1,149.6 861.8 847.3

+ Trồng mới sau

khai thác - 3,525.5 3,525.5 168.3 168.3 641.7 641.7 1,647.4 1,647.4 1,068 1,068.1

II Trồng cây phân

tán 400.0 441.3 340.3 100.0 100.0 100.0 100.0 125.0 125.0 100.00 115.28 115.28 100.0 101.0

Như vậy, qua bảng 3.4 cho thấy:

- Tổng diện tích trồng rừng tập trung giai đoạn 2010-2013 thực hiện đạt 9.970ha/9.967,4 ha KH, đạt 100,02% so với kế hoạch đạt ra; trong đó diện tích thành rừng đạt 9.890,9 ha. Diện tích trồng rừng tập trung nhiều nhất vào các năm 2010, 2011 và 2012 và giảm dần vào 2013, trong đó chủ yếu là trồng rừng mới trên đất trống. Điều này cho thấy người dân huyện Sơn Dương đã có sự quan tâm đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất trên diện tích đất lâm nghiệp được giao.

- Trồng cây phân tán đều ổn định qua các năm với diện tích thực hiện bình quân 100ha/năm; Đây là kết quả của chương trình tết trồng cây được phát động vào đầu năm theo Chương trình Tết trồng cây “Đời đời Nhớ ơn Bác Hồ”.

Cú thể thấy kết quả trồng rừng ở huyện Sơn Dương cú nhiều tiến bộ rừ rệt trong những nam gần đây, tuy nhiên, giữa trồng rừng nói chung và trong rừng sản xuất nói riêng.

3.1.2.2 Về nguồn vốn đầu tư

Kết quả điều tra, khảo sát ở huyện Sơn Dương cho thấy nguồn vốn đầu tư trồng rung sản xuất bao gồm một số nguồn chủ yếu sau đây:

- Ngân sách trước Chương trình 327

- Ngân sách từ 327 (giai đoạn đầu) và 661 (vốn vay) - Vốn do Công ty Lâm nghiệp Sơn Dương tự tổ chức - Vốn do Nhà máy Giấy An Hòa đầu tư

- Vốn do Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên liên kết, liên doanh với người dân.

- Dự án trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147 - Nguồn vốn tư nhân

Có thể thấy rằng nguồn vốn trồng rừng sản xuất ở huyện Sơn Dương rất đa dạng, tuy nhiên nguồn vốn lớn và tập trung nhất là nguồn vốn đầu tư của

Công ty Lâm nghiệp Sơn Dương; ngoài ra có thêm từ dự án hỗ trợ từ Dự án trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147 của Chính phủ

3.1.2.3 Mục tiêu trồng rừng sản xuất

- Nhóm cung cấp sản phẩm gỗ: Gồm

+ Vật liệu xây dựng, cốp pha, cột/cọc chống…

+ Đồ mộc da dụng

+ Cung cấp nguyên liệu giấy, dăm,…

- Nhóm cung cấp sản phẩm ngoài gỗ: có Tre, Luồng.

3.1.2.4. Loài cây và kỹ thuật

* Loài cây: Trên địa bàn huyện Sơn Dương, tập đoàn cây trồng rừng sản xuất gồm các loại như Keo tai tượng, Keo lai, Bạch đàn, Mỡ, Lát hoa, Trám, Xoan, Thông,... Trong đó, Keo vẫn là loài cây chủ lực được lựa chọn với tỷ lệ gây trồng trên 80% diện tích.

Nguồn cây giống phục vụ cho trồng rừng chủ yếu được nhân giống bằng hạt và hom, được cung cấp từ các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn huyện thông qua các chương trình, dự án trồng rừng sản xuất (Dự án 147, Dự án trồng cây phân tán,...)

Có thể thấy rằng cơ cấu cây trồng rừng tuy khá phong phú trong kế hoạch và có chú ý đến cây bản địa gỗ lớn, nhưng trong thực tế trồng rừng sản xuất mới chỉ tập trung vào các loài cây mọc nhanh, gỗ nhỏ nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất ván nhân tạo, các loài cây gỗ lớn chỉ được trồng phân tán, hoặc tập trung diện hẹp song diện tích không đổi

* Kỹ thuật:

- Trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Sơn Dương hiện nay phổ biến với mật độ bình quân từ 1.100-1.660 cây/ha; Cụ thể:

+ Đối với các loại cây mọc nhanh (Keo tai tượng hạt giống nội, Keo tai tượng hạt giống nhập từ Úc và Mỡ): Mật độ trồng 1.600 cây/ha.

+ Đối với các loại cây bản địa như Lát, Sấu, Trám: Mật độ trồng 500 cây/ha

- Về phương pháp trồng: Áp dụng trồng thuần loài đối với các loại cây Keo, Mỡ và trồng hỗn loài đối với các loại cây Lát+Sấu

- Xử lý thực bì bằng phương pháp phát dọn trắng, đốt; kích thước hố 30 x 30 x 30 cm.

- Việc đầu tư trồng rừng thâm canh vẫn ở mức độ thấp, việc đào hố đúng kích thước, bón lót và chăm sóc rừng theo quy trình kỹ thuật chỉ được thực hiện ở một số đơn vị trồng rừng lớn thuộc Công ty Lâm nghiệp Sơn Dương và Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Các đơn vị trồng rừng nhỏ lẻ khác và các hộ gia đình chủ yếu là trồng quảng canh nên năng suất rừng đạt thấp.

- Hiện nay, trên địa bàn huyện Sơn Dương rừng trồng chủ yếu cung cấp nguyên liệu với chu kỳ ngắn nên việc tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng là rất ít, do gỗ củi tận thu không đủ bù chi phí cho công tác tỉa thưa. Vì vậy hầu hết các đơn vị không thực hiện quy trình này mà chỉ thực hiện trồng cho đến khi khai thác trắng nên năng suất rừng trồng không cao. Đây cũng là những thách thức cho trồng rừng kinh tế nói chung.

3.1.2.5. Hiệu quả trồng rừng sản xuất.

Qua khảo sát thực trạng đầu tư cho trồng rừng và khai thác rừng tại huyện Sơn Dương cho thấy:

- Tuổi khai thác rừng chủ yếu từ 5-7 năm, nên sản lượng khai thác bình quân chỉ từ 65-70m3/ha, năng suất bình quân ở đối tượng này khoảng 10m3/ha/năm. Rừng trồng khai thác ở tuổi 6, 7 bán gỗ cây đứng thu được từ 35-40 triệu đồng/ha (trong khi chi phí đầu tư trồng rừng khoảng 25-28 triệu đồng/ha), sau khi trừ chi phí thu nhập bình quân đạt 3,0 triệu đồng/ha/năm.

Một số đơn vị và hộ gia đình khai thác ở tuổi 8 đã có một tỷ lệ lợi dụng để

bán gỗ chế biến đồ mộc (20% số cây có đường kính từ 15cm trở lên), còn lại bán nguyên liệu giấy thì giá trị rừng trồng cao hơn khoảng từ 75-80 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí trồng và chăm sóc rừng (khoảng 30 triệu đồng/ha) thì thu nhập bình quân đạt khoảng 6,0 triệu đồng/ha/năm. Tại một số nơi có điều kiện lập địa tốt và có sự đầu tư thâm canh cao hơn (Công ty Lâm nghiệp Sơn Dương) thì năng suất rừng trồng đạt từ 70-80m3/ha/chu kỳ 7 năm, giá trị bán gỗ cây đứng đạt từ 45-50 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí thu nhập đạt từ 4,5-5,0 triệu đồng/ha/năm.

- Giá trị gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh cũng đa dạng theo loại sản phẩm và tăng theo cấp đường kính. Nếu bán gỗ dăm hoặc gỗ nguyên liệu giấy thì giá trị chỉ đạt khoảng 900.000-1.000.000 đồng/tấn, nhưng nếu bán sản phẩm gỗ chế biến đường kính càng cao, giá trị càng lớn (Đường kính 15-18 cm giá 1,0-1,2 triệu đồng/m3; đường kính từ 25-30 giá từ 1,8-2,0 triệu/m3; đường kính ≥ 35 cm giá 3,0 triệu đồng/ m3)

Vấn đề đặt ra ở đây là liệu với mức lợi nhuận như vậy có đủ sức hấp dẫn người đầu tư trồng rừng hay không?. Đó chưa xem xét đến các rủi ro có thể xảy ra trong cả chu kỳ sản xuất kinh doanh như sâu bệnh hại, lửa rừng, thị trường và gái cả,… Liệu trồng rừng sản xuất có cạnh tranh được với các phương án sử dụng đất khác hay không? Người dân có thể sống và làm giàu từ trồng rừng hay không.

Mặt khỏc, cũng cần làm rừ, liệu cú thể nõng cao hiệu quả kinh tế trong trồng rừng hay không, ví dụ: Thông qua áp dụng các tiến bộ kỹ thuật (cải thiện giống, kỹ thuật thâm canh, hợp lý hóa quá trình sản xuất,…); Thông qua việc khai thác các giá trị gián tiếp của rừng (như rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường, dịch vụ môi trường rừng,..)

3.1.2.6. Tổ chức thực hiện.

Trồng rừng sản xuất hiện nay ở huyện Sơn Dương chủ yếu được các đội sản xuất trực thuộc Công ty Lâm nghiệp Sơn Dương thực hiện thông qua hợp đồng liên doanh với các hộ dân. Trong đó, Công ty Lâm nghiệp Sơn Dương đầu tư toàn bộ cây giống, phân bón, người dân đầu tư nhân công trồng, chăm sóc và bảo vệ, tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu, còn khá nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện hơn như quy chế quản lý, giám sát, nghiệm thu, các biện pháp thu hồi vốn vay,…

Nhận xét:

- Vấn đề trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh và sản xuất hàng hóa đã được quan tâm từ chủ trương phát triển lâm nghiệp của huyện và triển khai thực hiện trong thực tế sản xuất.

- Cơ cấu cấy trồng rừng sản xuất bước đầu có lựa chọn theo định hướng sản phẩm và điều kiện thực tế của địa phương. Bắt đầu hình thành một số vùng nguyên liệu có quy mô khá lớn, như: Keo, Bạch đàn.

- Nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng trong trồng rừng sản xuất:

chọn giống, nhân giống, bón phân, chăm sóc, bảo vệ,… làm nâng cao đáng kể năng suất và hiệu quả rừng trồng.

- Cơ chế và tổ chức thực hiện đã có dự chuyển hướng tích cực theo hướng xã hội hóa: kết hợp trồng rừng tập trung với trồng rừng phân tán thông báo qua ký hợp đồng với người dân để trồng và bảo vệ rừng.

Tồn tại, hạn chế và thách thức.

+ Giữa đề án phát triển với quy hoạch và thực hiện trên thực tế còn khoảng cỏch lớn, thể hiện rừ nột trong quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu cõy trồng và định hướng sản phẩm, nhằm phát huy tiềm năng và khắc phục các hạn chế trong trồng rừng kinh thế.

+ Những nội dung về trồng rừng cây bản địa gỗ lớn ( Lát hoa, Re, Giổi,

…), cây đặc sản (Quế, Trẩu, Mây,…) và cây đa tác dụng (Trám) mặc dù đa có chủ trương, quy hoạch nhưng trên thực tế chưa được chú ý phát triển.

+ Về kỹ thuật, chưa áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mà mới có các biện pháp đơn lẻ, chưa phát huy tối đa tiềm năng sinh trưởng của cây.

Giống là khâu rất quan trọng, nhưng cũng chỉ có rất ít loài là có giống được cải thiện. Những loài cây bản địa tuy đã trồng quy mô tập trung, nhưng vẫn chưa được nghiên cứu về chọn giống.

+ Kinh tế trang trại lâm nghiệp chưa phát triển, mặc dù huyện có điều kiện khá thuận lợi về điều kiện tự nhiên.

+ Vấn đề hiệu quả kinh tế của trồng rừng chưa được đánh giá chính xác; những khu rừng trồng thâm canh cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến mới bắt đầu hình thành, chưa đủ 1 luân kỳ nên việc tính toán hiệu quả mới chỉ là dự đoán.

+ Cơ chế, chính sách chưa khuyến khích người dân đầu tư trồng rừng, nhất là chính sách đầu tư; Lãi suất vay cho trồng rừng có nhiều thay đổi theo chính sách của Nhà nước. Trong thực tế, tuy nhiên có một số ưu tiên, nhưng mức lãi suất chưa thực sự hấp dẫn các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng kinh tế.

3.2. Tổng kết và đánh giá các mô hình trồng rừng sản xuất đã có ở huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng rừng trồng và hiệu quả một số loài cây trồng chính trên địa bàn huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang (Trang 24 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w