Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Sơn Dương

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng rừng trồng và hiệu quả một số loài cây trồng chính trên địa bàn huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang (Trang 49 - 58)

3.4.1. Những cơ hội phát triển trồng rừng sản xuất ở tỉnh Sơn Dương.

Trên địa bàn huyện đã quy hoạch vùng trồng rừng nguyên liệu cho nhà máy Giấy An Hòa với công suất chế biến 650.000 tấn/năm. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi tạo ra thị trường hấp dẫn cho tiêu thụ sản phẩm lâm sản.

Trong những năm qua, cơ sở vật chất của ngành Lâm nghiệp huyện Sơn Dương đã được nâng lên, các vườn ươm cây giống chất lượng cao được xây dựng như khu vườn ươm của Công ty Lâm nghiệp Sơn Dương, vườn ươm của Trung tâm giống Bình Thanh,.. đây chính là cơ hội tốt để phát triển trồng rừng sản xuất với chất lượng cao (cây mô, hom). Ngoài ra, các Đội sản xuất của Lâm trường đều có vườn ươm cây giống phục vụ công tác trồng rừng.

Là huyện miền núi với 74% diện tích được quy hoạch cho Lâm nghiệp, nên huyện cũng rất quan tâm thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp. Hiện nay, huyện đã chỉ đạo các ban ngành cùng tập trung, tạo mọi điều kiện tăng diện tích rừng trồng, đưa thu nhập từ trồng rừng thành thu nhập chính.

3.4.2. Những thách thức đối với phát triển trồng rừng sản xuất ở Sơn Dương.

Là một huyện miền núi có nhiều cơ hội để phát triển lâm nghiệp, nhưng huyện Sơn Dương cũng gặp không ít khó khăn thách thức:

- Mặc dù đất đai còn khá tốt nhưng địa hình phức tạp, độ dốc lớn dẫn đến trồng rừng gặp khó khăn, đất dễ bị xói mòn, rửa trôi ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng.

- Đời sống người dân còn thấp, nhiều hộ thuộc diện nghèo đói, khó có khả năng đầu tư phát triển trồng rừng nên công tác quản lý, bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn. Người dân khi muốn trồng rừng thì không có vốn đầu tư, vì thực tế vốn Quỹ hỗ trợ quốc gia chỉ cho các dự án lớn vay, người dân không thể vay tiền trực tiếp từ ngân hàng.

- Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, người dân còn nhận thức kém, địa bàn trồng rừng ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn nên việc đưa những tiến bộ khoa học đến người dân là rất khó khăn.

- Phương thức cho vay vốn trồng rừng hiện nay còn nhiều bất cập và phiền hà về thủ tục hành chính.

- Giao đất đã tiến hành nhưng một số nơi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dẫm đến hiện tượng xâm lấn đất đã quy hoạch trồng rừng để làm nhà, trồng trọt cây nông nghiệp ngắn ngày. Hiện nay, diện tích bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích lên tới 1.207 ha.

3.4.3. Đề xuất các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất ở tỉnh Hòa Bình.

3.4.3.1 Quan điểm và định hướng chung.

- Để phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững ở huyện Sơn Dương cần có quan điểm tổng hợp, gắn phát triển trồng rừng sản xuất với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, nhận thức của người dân và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, phát triển công nghệ chế biến.

- Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật lâm sinh và sử dụng đất dốc bền vững nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng, đáp ứng cả yêu cầu về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường.

- Huy động, phát huy nội lực, nguồn vốn của các doanh nghiệp và người dân để đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất đạt kết quả.

4.4.3.2. Các giải pháp cụ thể.

Để phát triển trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Sơn Dương, trong thời gian tới cần áp dụng các nhóm giải pháp sau đây:

a. Nhóm các giải pháp về khoa học – kỹ thuật

Lựa chọn lập địa và quy hoạch vùng trồng.

- Trồng rừng sản xuất không thể thực hiện theo cách trồng rừng phòng hộ hay rừng trồng đặc dụng. Cần xỏc định rừ và cụ thể (vi mụ) nơi trồng phự họp với từng loài cây trồng và mục tiêu sản phẩm. Đây là điều rất quan trọng để đảm bảo cho rừng trồng bền vững về mặt sinh thái và có hiệu quả về mặt

kinh tế - xã hội. Trong chiến lược phát triển kinh tế và xã hội, mặc dù tỉnh đã có quy hoạch vùng trồng song cần phân biệt các khu rừng trồng tập trung tạo vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến với những nơi có điều kiện trồng rừng phân tán ưu tiên cho trồng cây gỗ lớn hay cây đặc sản.

Khi quy hoạch vùng trồng rừng sản xuất cấp vi mô cần kết hợp và xác định ngay hình thức tổ chức trồng rừng với sự tham gia của người dân địa phương cho phù hợp, hiệu quả.

- Đối với những diện tích trồng rừng tập trung trên quy mô lớn và vừa (rừng vùng liền khoảnh), diện tích rừng trồng xa khu dân cư không nên giao khoán cho các hộ dân vì công tác triển khai trồng rừng và bảo vể rừng gặp nhiều khó khăn nên tổ chức trồng rừng khoán theo từng giai đoạn như làm đất, trồng rừng,…

- Đối với những diện tích đất trồng rừng manh mún, nằm xen kẽ với các hộ dân nên tổ chức giao khoán cho các hộ dân sở tại trồng rừng cả chu kỳ để tiện cho công việc bảo quản và triển khái trồng rừng.

- Đối với những diện tích của dân được Nhà nước giao theo Nghị định 02/CP thuận tiện đường vận chuyển và công tác quản lý bảo vệ cần có hình thức hợp tác, khuyến khích hỗ trợ cho các chủ hộ vay vốn (ký hợp đồng kinh tế) để trồng rừng và bao tiêu sản phẩm cuối chu kỳ.

Cơ cấu loài cây và kỹ thuật trồng.

Cơ cấu cây trồng rừng phải bám sát chiến lược sản phẩm trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của huyện, tỉnh, đồng thời phải bám sát điều kiện tự nhiên: đất đai , địa hình, khí hâu,… và các điều kiện sản xuất kinh doanh khác: vị trí địa lý, thj trường, cơ sở chế biến, …Đối với Sơn Dương nên tập trung cho ba nhóm sản phẩm: Rừng cung cấp gỗ lớn, rừng cung cấp gỗ nhỏ, rừng cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ.

Kỹ thuật trồng rừng và mức độ thâm canh cần được cụ thể hóa cho từng loài cây, điều kiện lập địa và mục tiêu sản phẩm; áp dụng đồng bộ và liên hoàn các biện pháp kỹ thuật; từ khâu chọn loài, lựa chọn giống, thời vụ, mật độ trồng tối ưu, phòng chống sâu bệnh,… Và phải được vận dụng phù hợp với

từng loài, từng lập địa, từng vùng. Nâng cao năng suất rừng trồng là một trong những giải pháp quan trọng phát triển rừng sản xuất, vì việc thực hiện giảm lãi suất vay vốn trong điều kiện hiện nay các chủ rừng vay vốn trồng rừng đều phải trả lãi ngân hàng. Cho nên nâng cao năng suất rừng trồng sẽ làm giảm tác động cảu lãi suất tới chi phí tạo rừng, sẽ trực tiếp đem lại lợi ích cho người trồng rừng. Khâu giống vẫn còn nhiều tiềm năng để nâng cao năng suất rừng trồng, sử dụng giống mới và áp dụng biện pháp thâm canh rừng để nâng cao năng suất rừng trồng đạt từ 15m3-20m3/ha/năm.

Về kỹ thuật Lâm sinh, cần có nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn để có thể kết luận chính xác về phương án sản phẩm của rừng trồng sản xuất (chỉ cung cấp 1 loại hay nhiều loại sản phẩm; gỗ xẻ và gỗ dăm) tuổi thành thục kinh tế (khai thác lúc nào thì lợi nhuận cao nhất).

b. Các giải pháp về chính sách.

Chính sách đất đai

- Từ quy hoạch tổng thể trên bản đồ, huyện cần có quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên thực địa tới các đơn vị cơ sở, nhằm chấm dứt tình trạng đất quy hoạch phát triển trồng rừng bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích..

- Tiếp tục rà soát đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các lâm trường, đơn vị trồng rừng sản xuất.

- Tiếp tục giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình trồng rừng sản xuất, tạo điều kiện gắn sản xuất với đất đai đảm bảo rừng trồng có chủ cụ thể.

- Mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất chưa có rừng để trồng rừng sản xuất và đảm bảo người thuê đất,người nhận thầu đất được sử dụng đất lâu dài theo quy định của pháp luật.

- Huyện cần có những quy định nghiêm cấm chuyển mục đích sử dụng đất trong vùng đã có quy hoạch trồng rừng sản xuất, đồng thời phải phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm.

- Ngoài ra cần có chính sách khuyến khích tập trung đất đai hình thành các trang trại lâm nghiệp kinh doanh rừng sản xuất.

- Trên cơ sở diện tích đất quy hoạch trồng rừng sản xuất cả về quy mô và chất lượng

Chính sách đàu tư, tín dụng.

Đối với cây ngắn ngày cần bỏ qua nhân tố thời gian và tính hiệu quả của trồng trọt dựa trên hiệu số giữa doanh thu và chi phí. Khi toonge thu lớn hơn tổng chi thì người sản xuất thu được lợi nhuận có giá trị dương và hoạt động sản xuất được đánh giá là khả thi về mặt kinh tế. Đối với cây rừng, chu kỳ sản xuất dài, rủi ro lớn, nhu cầu vốn cao, người trồng thường có nhu cầu vay vốn để trồng rừng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư đủ sức thu hút các thành phần kinh tế khác nhau tham gia trồng rừng. Hiện nay, nguồn vốn tư nhân đầu tư trồng rừng sản xuất ở tỉnh Hòa Bình chưa nhiều, số lượng người tham gia còn ít vì vậy cân phải có chinh sách để thu hút lực lượng này đầu tư vào kinh doanh rừng.

- Giảm lãi xuất vốn vay ưu đãi từ 5,4%/năm xuống 3%/năm vì đối với Hòa Bình là tỉnh niềm núi có trình độ dân trí thấp, điều kiện sản xuất khó khăn và xa các nhà máy chế biến gỗ.

Thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

- Hiện tại vấn đề thị trường gỗ và lâm sản vẫn mang tính tự phát và tự điều chỉnh, thiếu ổn định có sự can thiệp của Nhà nước bằng chính sách để người trồng rừng an tâm sản xuất.

- Khai thác, lưu thông, vận chuyển: Cần đơn giản hóa các thủ tục lưu thông vận chuyển lâm sản, nhằm hạn chế đến chấm dứt tiêu cực phí qua các khâu từ khai thác, vận chuyển trên đường đến các nhà máy/cơ sở chế biến.

- Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia vào thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng độc quyền mua bán trên thj trường,

- Khuyến khích người trồng thực trực tiếp bán lâm sản cho các xí nghiệp chế biến lâm sản, không qua các tổ chức trung gian. Để thực hiện đưuọc điều này công ty lâm nghiệp tỉnh nên lý hợp đồng với các hộ gia đình để bao tiêu sản phẩm.

- Hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác giữa người sản xuất, người thu mua và lưu thông lâm sản.

- Làm tốt công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm rừng trồng. Một trong những hướng đi hiện nay là đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường và phát triển công nghệ chế biến lâm sản

c. Các giải pháp về tuyên truyền, phổ cập

Nhận thức và hiểu biết của người dân sản xuất lâm nghiệp chưa cao nên công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ cập để nâng cao nhận thức là hết sức cần thiết. Đây là giải pháp cần được xem là trọng tâm, phải tổ chức thực hiện triện để và có hiệu quả. Nội dung công tác thôngtin, tuyên truyền cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây:

- Cần phải tuyên truyền, giới thiệ tác dụng của rừng trong công việc cung cấp lâm sản, gỗ và các lâm sản ngoài gỗ khác cũng như chức năng bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sinh thái của rừng. Đồng thời người dân cũng cần hiểu có thể phát triển kinh tế gia đình từ việc trồng rừng sản xuất.

- Phổ biến chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của Đảng và Nhà nước ta, nhất là chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, giao rừng tới hộ gia đình, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng rừng và bảo vệ rừng….

- Thông tin cho người dân địa phương biết về thực trạng trồng rừng sản xuất cảu tỉnh và các chương trình dự án hay quy hoạch vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh,… để mọi người có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này.

- Phổ cập kỹ thuật và phát động phong trào trồng rừng trong nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn trồng rừng bảo vệ và phát triển bền vững.

- Tổ chức cho người dân tham quan, học tập các điển hình trồng rừng, các mô hình trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững.

- Cần tuyên chuyền những chủ chương chính sách mới của nhà nước về trồng rừng sản xuất, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về giá trị về nhiều mặt của rừng (giá trị kinh tế, sinh thái…), công việc này đòi hỏi cái cán bộ truyền thông phải có trình độ nhất định. Tuy nhiên, đây là một vẫn đề lớn và rất khó đối với vùng dân tọc miền núi, là nhiệm vụ của mọi người dân, của

các cấp chính quyền, do đó để thực hiện cần phải được sự phối hợp của nhiều tổ chức, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

- Để công tác tuyên truyền và phổ cập đạt được kết quả cao cần phải áp dụng nhiều hình thức giới thiệu và phổ cập như loa đài, truyền thanh, tài liệu, tờ rơi, áp phích, biển hiệu,… ở mọi nơi, mọi chỗ như trụ sở là việc của xã, trường học, nhà văn hóa,…

Nội dung các chương trình tuyên truyền phải phong phú, đa dạng;

cần lồng ghép và phối hợp nhiều chương trình với nhau, gắn kết các thông tin sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là các giống cây trồng và kỹ thuật mới, các hoạt động của các dự án bảo tồn, dự án lâm nghiệp xã hội,… cũng như các hoạt động văn hóa, xã hội của xã, thôn với việc tuyên truyền, khích lệ người dân tham gia trồng rừng sản xuất.

Bên cạnh đó, cần chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ tuyên truyền, phổ cập viên cấp xã, thôn và tạo điều kiện cho họ là việc; tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa các cấp chính quyền với các bộ phận công tác tuyên truyền, phổ cập.

Trong giải pháp này cần đặc biệt ưu tiên cho các huyện, các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh - nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển, nhận thức và mức sống của người dân còn nhiều hạn chế.

Chương 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1, Kết luận

1. Hòa bình là một tỉnh miền núi Tây Bắc có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 69% diện tích tự nhiên, có lịch sử phát triển trồng rừng sản xuất từ năm 1980 đặc biệt là từ khi có dự án PAM. Rừng trồng sản xuất chỉ thực sự phát triển mạnh từ năm 1998 đến nay do Công ty Lâm nghiệp thự hiện thông qua các Lâm trường thành viên.

2. Rừng trồng sản xuất với mục tiêu cung cấp sản phẩm gỗ (vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, nguyên liệu giấy,…) và LSNG. Nguồn vốn trồng rừng được thực hiện chủ yếu PAM, 327 giai đoạn đầu, 661, vốn vay ưu đãi trồng mới 5 triệu ha rừng. vùng nguyên liệu đang bắt đầu hình thành với diện tích lớn trong thời gian gần đây.

3. Đề án tổng quan phát triển lâm nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 1996 – 2010 xác định cơ cấu cây trồng rừng rất phong phú và cí chú ý đến các cây bản địa như Lát Hoa, Luồng, Sấu, Re, Giổi, Quế, Bồ Đề, Trẩu,… Trong thực tế rừng sản xuất tập chung vào các loại cây mọc nhanh như Keo lai, Keo lai tượng, Bạch đàn Uro, nhằm cung cấp nguyện liệu cho sản xuất ván nhân tạo.

Các loài cây gỗ lớn được trồng phân tán hoặc trên tập chung ở diện tích hẹp song diện tích không nhiều. Về giống cây trồng, đã sử dụng các giống có năng suất cao được nhân giống bằng công nghệ hom và nuôi cấy mô.

4. Các mô hình rừng trồng sản xuất đã có ở tỉnh Hòa Bình gồm các loại:

- Mô hình rừng trồng cây gỗ lớn như Thông mã vĩ, Xoan ta.

- Mụ hỡnh rừng trồng cõy gừ nhỏ như cỏc loại keo, Bạch đàn Uro, Bồ đề.

- Mô hình rừng trồng LSNG như Luồng, Tre lấy măng, Quế.

Trên thực tế có 4 mô hình phổ biến và đang có xu hướng phát triển mạnh trong những năm tới. Các mô hình đó là:

+ Mô hình rừng trồng Keo lai tượng.

+ Mô hình rừng trồng Keo Lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng rừng trồng và hiệu quả một số loài cây trồng chính trên địa bàn huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w