3.2.1. Các loại mô hình rừng trồng sản xuất đã có ở huyện Sơn Dương Với những đặc điểm về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội đã trình bày ở chương 3 cho thấy huyện Sơn Dương có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển rừng sản xuất. Kết quả khảo sát tại huyện Sơn Dương cho thấy có nhiều dạng mô hình rừng trồng, theo chức năng rừng trồng ở huyện Sơn Dương cho thấy có nhiều Rừng trồng phòng hộ, rừng trồng đặc dụng, rừng trồng sản xuất .
Xét về trồng rừng sản xuất gồm các loại.
- Rừng trồng cây gỗ nhỏ: Bao gồm các loài Keo, Bạch đàn, Bồ đề.
Trong đó Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn được trồng nhiều và đã phát triên thành hàng hóa, được lựa chọn để trồng trong chương trình 5 triệu ha rừng.
Trong loại mô hình này, xét về mặt nguyên tắc thì Keo tai tượng, Keo lá tram
có thể sản xuất gỗ lớn. Tuy vậy, do nhu cầu trên địa bàn huyện Sơn Dương và tính toán hiệu quả kinh tế nên người dân sử dụng loại gỗ nhỡ và nhỏ.
- Rừng trồng LSNG: Luồng, Tre lấy măng, Quế,.. Tuy nhiên các mô hình này có quy mô chưa lớn và chưa trở thành vùng cung cấp hàng hóa tập trung.
Từ các mô hình trên cho thấy các loại cây rừng trồng sản xuất chưa đa dạng tập trung chủ yếu vào các loại cây trồng rừng mọc nhanh như các loài Keo, Bạch đàn,… Các mô hình này cũng được chỉ mới được phát triển với diện tích lớn trong những năm gần đây (chủ yếu từ 1998). Có rất ít mô hình trồng cây bản địa, chủ yếu dừng lại ở thử nghiệm và chưa phát triển đại trà.
Về phương thức trồng rừng chủ yếu là thuần loài hoặc hỗn giao trên diện hẹp (quy mô nhỏ), chưa thấy có mô hình chuyển giao quy mô lớn.
Từ kết quả khảo sát và đánh giá trên đây cho thấy ở tỉnh Hòa Bình có 3 mô hình phổ biến và đang có xu hướng phát triển mạnh trong những năm tới các mô hình đó là:
+ Mô hình rừng trồng rừng Keo lai + Mô hình rừng trồng Keo tai tượng
+ Mô hình rừng trồng Bạch đàn Urophylla
Các mô hình này đã khẳng định được vị trí và vai trò của nó trong việc phát triển lâm nghiệp Kinh tế - Xã hội ở huyện Sơn Dương. Chính vậy luận văn đi sâu đánh giá 3 loại mô hình trên.
Với mỗi mô hình đều có các đặc điểm đặc trưng về kỹ thuật, về hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả về bảo vệ môi trường, bảo vệ đât,.. song do điều kiện nghiên cứu của để tài nên môi trường chỉ giới hạn trong nhận xét ban đầu.
4.2.2 Đánh giá các biện pháp kỹ thuật gây giống.
Các dạng mô hình được tập trung đánh giá là:
+ Mô hình rừng trồng rừng Keo lai tuổi 6 + Mô hình rừng trồng Keo tai tượng tuổi 8
+ Mô hình rừng trồng Bạch đàn Urophylla tuổi 6
Kỹ thuật áp dụng xây dựng các mô hình được tóm tắt trong bảng 3.5 Một số nhận xét và đánh giá về các biện pháp kỹ thuật:
-Về lập địa: Theo kết quả điều tra, khảo sát, huyện Sơn Dương được chia làm 3 nhóm lập địa chính:
Nhóm I: Lập địa khô, cao, dốc trên 25o, trồng các loài cây chủ yếu là Thông và Keo.
Nhóm II: Lập địa sườn thấp, ẩm mát, dốc dưới 25o trồng thâm canh chủ yếu Keo lai, Keo tai tượng, Mỡ
Nhóm III: Lập địa dốc, dưới 15o, trồng thâm canh Bạch đàn, Keo.
-Về các kỹ thuật làm đất : Hầu hết việc xử lý thực bì tiến hành theo phương thức phát dọn toàn diện trước khi trồng một tháng, đòa hố cục bộ thủ công theo đường đồng mức.
-Về giống cây trồng: Từ năm 2000 trở về trước loài cây trồng rừng chủ yếu là Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn trắng, Thông mã vĩ. Tuy nhiên, thời gian này hầu hết các diện tích được trồng từ cây con tạo hạt và rễ trần.
Sau năm 2000 cây trồng rừng phổ biến là những loài cây mọc nhanh như Keo tai tượng, Keo lai, Bạch đàn Uro. Diện tích trồng Keo lai tăng dần trong các năm và hiện nay được phát triển rộng rãi hơn, giống được sản xuất từ những cây dòng đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật chủ yếu là dòng BV1, BV16, BV32, giống được nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô, giâm hom đảm bảo trồng rừng có chất lượng tốt. Bên cạnh đó, huyện cũng đã và đang mở rộng phát triển diện trồng cây Keo tai tượng hạt giống nhập từ Úc để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng.
-Về kỹ thuật trồng và chăm sóc: Các mô hình trồng theo phương thức thuần loài và sử dụng cây con có bầu, mật độ trồng được áp dụng là Keo lai (1666 cây/ha), Bạch đàn Uro (1666 cây/ha), Keo tai tượng (1660 cây/ha), quy trình chăm sóc là trong 3 năm, mỗi năm 2 lần, trồng dặm tiến hành 2 lần: Lần 1 cuối năm thứ nhất, lần 2 đầu năm thứ hai. Song từ thực tế cho thấy các mô hình trồng sản xuất đều sinh trưởng nhanh, năm thứ 3 đã bắt đầu kép tán, nên về kỹ thuật trồng và chăm sóc có thể thay đổi cho phù hợp, giảm bớt chi phí nhân công. Cụ thể, từ năm 2010 đến nay rừng được thiết kế và trồng với mật
độ thấp hơn, Keo Lai (1333 cây/ha), Bạch đàn Uro (1333 cây/ha), Keo tai tượng (1660 cây/ha) và quy trình chăm sóc là trong 3 năm đầu (năm 1: 2 lần, năm 2: 3 lần, năm 3: 1 lần). Trồng dặm được tiến hành 1 lần vào cuối năm thứ nhất.
Bảng 3.5 Tóm tắt các biện pháp kỹ thuật áp dụng xây dựng các mô hình rừng trồng sản xuất.
Mô hình rừng Keo lai Mô hình rừng Keo tai tượng Mô hình rừng Bạch đàn 1. Lập địa trồng rừng
- Địa hình
- Địa chất
- Thực bì
- Độ cao trung bình từ 150-250m độ dốc trung bình 10-20o
- Đất ferelit phát triển trên phiến mạch sét, biến chất; thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình;
- Cỏ tranh, lau lách cây bụi các loại
- Độ cao trung bình từ 150-250m độ dốc trung bình 10-20o
- Đất ferelit phát triển trên phiến mạch sét, biến chất; thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình;
- Cỏ tranh, lau lách cây bụi các loại
- Độ cao trung bình từ 150-250m độ dốc trung bình 10-20o
- Đất ferelit phát triển trên phiến mạch sét, biến chất; thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình;
- Cỏ tranh, lau lách cây bụi các loại
2. Xử lý thực bì - Phương thức - Phương pháp - Thời gian
- Phát dọn toàn diện
- Dung dao phát sát gốc và dọn sạch thực bì
- Trước khi trồng 1 thắng
- Phát dọn toàn diện
- Dung dao phát sát gốc và dọn sạch thực bì
- Trước khi trồng 1 thắng
- Phát dọn toàn diện
- Dung dao phát sát gốc và dọn sạch thực bì
- Trước khi trồng 1 thắng 3. Làm đất
- Phương thức - Phương pháp - Kích thước hố - Thời gian
- Đào hố cục bộ
- Thủ công, cuốc hố theo đường đồng mức - (40x40x40) cm
- Dùng đất mặt tới xốp
- Đào hố cục bộ
- Thủ công, cuốc hố theo đường đồng mức
- (40x40x40) cm Dùng đất mặt tới xốp
- Đào hố cục bộ
- Thủ công, cuốc hố theo đường đồng mức
- (40x40x40) cm Dùng đất mặt tới xốp
4.Bón phân Bón phân NPK 200g/hố Bón phân NPK 200g/hố Bón phân NPK 200g/hố
5. Trồng rừng - Giống cây trồng
- Phương thức trồng - Phương pháp trồng - Mật độ trồng - Thời vụ trùng
- Cây hom, dòng BV10,16,32, Hvn: 20- 35cm, Do: 0,2-0,3 cm.
- Thuần loài - Cây con có bầu - 1.666 cây/ha
- Vụ xuân, xuân hè kết thúc vào 30/6
- Cây con từ hạt, xuất xứ từ Đồng Nai và AUSTRALIA; Hvn: 20-35cm, Do:
0,2-0,3 cm - Thuần loài - Cây con có bầu - 1.660 cây/ha
- Vụ xuân, xuân hè kết thúc vào 30/6
- Cây mô, dòng U6, xuất xứ Quảng Ninh; Hvn: 20-35cm, Do: 0,2-0,3 cm.
- Thuần loài - Cây con có bầu - 1.666 cây/ha
- Vụ xuân, xuân hè kết thúc vào 30/6 6.Chăm sóc - 2 lần/năm
- 3 năm đầu - 7 lần (2 đến 3 lần/năm)
- 3 năm đầu - 2 lần/năm
- 3 năm đầu
7. Chu kỳ kinh doanh - 7 năm - 7 năm - 7 năm
3.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường 3.2.3.1. Hiệu quả kinh tế.
Cơ sở đánh giá: Các chỉ tiêu dùng để đánh giái hiệu quả kinh tế của mô hình rừng sản xuất NPV, BCR, IRR. Với những mô hình cho thu hoạch sớm một phần sản phẩm rải rác trong các năm đầu thì tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR) thường rất lớn, ít có giá trị so sánh. Do đó, ở nội dung này đề tài tính thêm các chỉ tiêu CPV và BPV để so sánh.
Tỷ lệ chiết khấu được tính theo lãi suất cho vay ưu đãi đối với cây trồng cây lâm nghiệp là 12,5%/năm
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được tính dựa vào hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, dự toán đầu tư trồng rừng và dựa vào kết quả điều tra phỏng vấn trực tiếp các chủ rừng. Một số mô hình chưa thu hoạch tính theo năng suất dự kiến.
Số liệu thống kê cho phí thu nhập ở các mô hình được trình bày ở bảng 3.6, 3.7, 3.8.
Bảng 3.6. Thống kê thu nhập và chi phí mô hình Keo lai trồng ở Sơn Dương Diện tích: 1 ha
Năm Tiền mua vật tư Nhân công
Cây giống
Phân bón Tổng cộng
Số công
Tiên
1 1.332.800 1.499.400 2.832.200 128 18.466.944 2.121.567 23.420.711 -
2 43 6.203.739 2.328.665 8.532.404 -
3 13 1.875.549 441.549 2.317.098 -
4 5 721.365 72.137 793.502 -
5 5 721.365 72.137 793.502 -
6 5 721.365 72.137 793.502 -
7 5 721.365 72.137 793.502 49.500.000
Cộng 1.332.800 1.499.400 2.832.200 204 29.431.692 5.180.327 37.444.219 49.500.000
Ghi chú: - Tiền nhân công (Công nhân bậc 3): 144.373 đồng/công
- Sản lượng rừng trồng Keo lai dự kiến ở tuổi 7 là 90 m3/ha, giá bán cây đứng 550.000 đ/m3
Bảng 3.7. Thống kê thu nhập và chi phí mô hình Keo tai tượng trồng ở Sơn Dương
Diện tích: 1 ha
Năm Tiền mua vật tư Nhân công
Cây giống
Phân bón
Tổng cộng
Số côn g
Tiên
1
1.322.024
1.693.20
0 3.015.224 127 18.250.535 2.121.567
23.387.32
6 -
2 43 6.131.603 2.328.665 8.460.268 -
3 14 2.015.494 441.549 2.457.043 -
4 5 721.365 72.137 793.502 -
5 5 721.365 72.137 793.502 -
6 5 721.365 72.137 793.502 -
7 5 721.365 72.137 793.502 51.000.000
Cộng 1.322.02
4 1.693.200 3.015.22
4 20
3 29.283.09
1 5.180.32
7 37.478.64
2 51.000.000
Ghi chú:
- Tiền nhân công (Công nhân bậc 3): 144.373 đồng/công
- Sản lượng rừng trồng Keo tai tượng dự kiến ở tuổi 7 là 85 m3/ha, giá bán cây đứng 600.000 đ/m3
Bảng 3.8. Thống kê thu nhập và chi phí mô hình Bạch đàn Uro trồng ở Sơn Dương
Diện tích: 1 ha
Năm Tiền mua vật tư Nhân công
Cây giống
Phân bón
Tổng cộng
Số côn g
Tiên
1 1.166.20
0 1.499.40
0 2.665.60
0 12
6 18.178.39
8 2.121.56
7 22.965.56
5 -
2
42.5 6.131.603
2.328.66
5 8.460.268 -
3 12 1.731.276 441.549 2.172.825 -
4 5 721.365 72.137 793.502 -
5 5 721.365 72.137 793.502 -
6 5 721.365 72.137 793.502 -
7 5 721.365 72.137 793.502 46.200.000
Cộn g
1.166.20 0
1.499.40 0
2.665.60 0
20 1
28.926.73 7
5.180.32 7
36.772.66 4
46.200.00 0
Ghi chú: - Tiền nhân công (Công nhân bậc 3): 144.373 đồng/công
- Sản lượng rừng trồng Bạch đàn dự kiến ở tuổi 7 là 84 m3/ha, giá bán cây đứng 550.000 đ/m3
Kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các mô hình được trình bày trong bảng 3.9
Bảng 3.9. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cảu các mô hình rừng trồng sản xuất
Keo lai 37.444.219 49.500.00 0
8.873.022 2,80 19
Keo tai tượng 37.478.64 2
51.000.00 0
10.335.673 2,85 21
Bạch đàn Uro 36.772.664 46.200.00 0
6.301.660 2,67 18
Số liệu bẳng 3.9 cho thấy:
a. Quy mô thuận lợi: (Qua chỉ tiêu NPV)
Mô hình trồng Keo tai tượng có lợi nhuận cao nhất trong 3 mô hình trồng rừng sản xuất, có lợi nhuận cả chu kỳ đạt 10.335.673 đồng, tiếp đến là mô hình rừng trồng Keo lai có lợi nhuận cả chu kỳ đạt 8.873.022 đồng, thấp nhất là mô hình rừng trồng Bạch đàn Uro có lợi nhuận cả chu kỳ đạt 6.301.660 đồng.
Nếu xét về quy mô lợi nhuận thì mô hình nào có lợi nhuận trung bình càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. Ta nhận thấy mô hình trồng Keo tai tượng có lợi nhuận cao nhất, tuy kết quả tính toán chỉ dừng lại ở chu kỳ 7 năm,
từ năm thứ 8 trở đi năng suất rừng trồng vẫn tăng. Nếu tính theo chu kỳ thực tế là 10 năm với mục đích kinh doanh gỗ lớn, gỗ xẻ thì mô hình rừng trồng Keo tai tượng sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn nữa.
b. Hiệu quả đầu tư vốn (qua chỉ tiêu BCR)
Hiệu quả đầu tư vốn phản ánh khả năng sinh lãi của đồng vốn đầu tư trong cả chu kỳ kinh doanh.
- Xét các mô hình rừng trồng chuyên cung cấp nguyên liệu gỗ thi mô hình rừng trồng Keo tai tượng có hiệu quả đầu tư vốn cao nhất là 2,85 do có mức đầu tư tương đương với Keo lai nhưng lại cho tổng doanh thu cao nhất là 10.335.673 đồng.
Mô hình trồng Bạch đàn có hiệu quả đẩu tư vốn thấp nhất trong ba mô hình là 2,67 do có tổng thu nhập thấp nhất là 46.200.000 đồng.
- Số liệu trên cho thấy với lãi suất 8,5%/năm thì tỷ suất giữa lợi nhuận và chi phí cảu các mô hình đều lớn hơn 1, từ 2,67 đến 2,85 chứng tỏ các mô hình đều có lãi.
c. Tỷ lệ thu hồi vốn (IRR)
Mô hình nào có tỷ lệ thu hồi vốn cao, thời gian thu hồi vốn ngắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trồng Keo tai tượng có tỷ lệ thu hồi vốn cao là 21% mô hình này có thời gian thu hồi vốn sớm sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Các mô hình trồng Keo lai và Bạch đàn Uro có tỷ lệ thu hồi vốn từ 18-19%
Từ những nhận xét trên đây rút ra kết luận.
- Ba loại mô hình rừng trồng sản xuất điển hình trên địa bàn huyện Sơn Dương được đánh giá là hiệu quả kinh tế, tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa từ sản xuất lâm nghiệp và có vai trò thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và đóng góp vào tăng cường kinh tế của tỉnh.
- Mô hình rừng trồng Keo tai tượng có hiệu quả kinh tế cao nhất trong các mô hình còn lại và phù hợp với nhiều chủ rừng trên địa bàn.
Nếu xem xét hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng trồng sản xuất ở góc độ thực tế thì hiệu quả của các mô hình sẽ cao hơn. Trong quá trình thực hiện các hộ thường không phải thuê nhân công mà tự bỏ sức lao động của mình ra nên họ được hưởng tiền công. Vì vậy giá trị thự mà các hộ dân được hưởng sẽ gồm: NPV + tiền công (xem bảng 3.10).
4.2.3.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của các mô hình rừng trồng sản xuất phản ánh mức độ chấp nhận của các chủ đầu tư, chủ rừng đối với các mô hình đó. Một mô hình được chấp nhận phụ thuộc vào việc giải quyết công ăn việc làm, khả năng phát triển sản xuất hàng hóa, thu nhập bình quân/năm,.. Để đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình ta dựa vào một số chỉ tiêu tại bảng 3.10
Bảng 3.10. Công lao động tạo ra từ các mô hình rừng trồng sản xuất Chỉ tiêu Công lao động
Mô hình Số công Tiềng công (đồng)
Keo lai 204 29.431.692 38.304.71
4 5.472.102
Keo lai tượng 203 29.283.091 39.618.764 5.659.823 Bạch đàn Uro 201 28.926.737 35.228.396 5.032.628
-Tạo công ăn việc làm: Tại địa bàn huyện Sơn Dương có lượng lao động khá dồi dào, trong năm còn nhiều thời gian dư thừa lao động nên mô hình nào nhiều công thì mô hình đó có ý nghĩa xã hội.
Từ số liệu bảng 3.10 cho thấy các hộ gia đình tham gia trồng rừng sản xuất đã sử dụng số lượng công khá lớn, trong đó mô hình rừng trồng sản xuất Keo tai tượng sử dụng từ 201-204 công. Các mô hình đều cần nhân lực tập trung vào thời gian trồng rừng, nhưng các hộ không thuê khoán nhân công mà chủ yếu công lao động gia đình để làm, kết hợp phương thức đổi công (nhờ hàng xóm, an em sang làm hộ sau đó trả công cho gia đình vào lúc khác).
Nếu tính công lao động và lợi nhuận thì các mô hình đều có thu nhập khá từ 5.032.628 đồng/năm đến 5.659.823 đồng/năm trong đó thu nhập cao nhất là mô hình trồng Keo tai tượng. Từ phân tích này cho thấy các mô hình đã tạo ra công ăn việc làm cho người dân, điều này rất có ý nghĩa đối với gia đình đông người, thiếu việc làm.
-Phát triển các cơ sở chế biến lâm sản.
Khi rừng trồng sản xuất phát triển, sản phẩm từ rừng sẽ tiền đề cho sự phát triển của ngành chế biến lâm sản, khi có nhiều nguyên liệu thì quy mô sản xuất của các công ty chế biến lâm sản, khi có nhiều nguyên liệu thì quy mô sản xuất của công ty chế biến lâm sản cũng tăng và các nhà máy chế biến lâm sản cũng có kế hoạch xây dựng trên địa bàn. Đây là những địa chỉ thu hút nhân công với số lượng lớn tạo công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Bên cạnh đó sản phẩm từ các cơ sở chế biến đã tạo ra các sản phẩm đồ mộc, dụng cụ, đồ dùng gia đình, công sở đáp ứng tốt hơn nhu cầu địa phương.
-Nâng cao nhận thức của người dân địa phương
Người dân từ chỗ sản xuất nhỏ tự cung tự cấp với kinh nghiệ tự có không nắm bắt được khoa học kỹ thuật. Đến nay các gia đình trồng rừng sản xuất đều đã nắm được quy trình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Một số gia đình còn tự sản xuất giống cây (từ hạt hoặc giâm hom) tại vườn nhà cũng đã chấp nhận giống mới có năng suất cao hơn (điều này được chứng minh ở bảng 3.1 diện tích cây Keo lai tăng dần trong các năm 2010 đến 2013).
4.2.3.3. Hiệu quả môi trường.
Rừng trồng sản xuất ngoài mục đích kinh tế còn có ý nghĩa phòng hộ môi trường rất tốt. Chức năng phòng hộ môi trường của rừng được thể hiện trên nhiều khía cạnh như bảo vệ đất, chống xói mòn, điều tiết nguồn nước, làm sạch không khí, phổi xanh của hành tinh,.. Trong phạm vi đề tài chỉ xem xét hiệu quả bảo vệ mội trường của rừng trên một số khía cạnh sau: