Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh Trường THCS ở thị xã Dĩ An

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC (Trang 35 - 39)

2.2. Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh Trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

2.2.3. Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh Trường THCS ở thị xã Dĩ An

Ngày 05/01/2015 đến ngày 06/02/2015 chúng tôi đã đến 3 trường: Trường THCS Tõn Đụng Hiệp; Trường THCS Vừ Trường Toản; Trường THCS Bỡnh An. Chỳng tụi đã tiến hành phát phiếu khảo sát, phỏng vấn CB, GV, học sinh, PHHS. Từ đó chúng tôi phân tích xử lý số liệu để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, sau khi lấy số liệu cũng như quan sát các giờ sinh hoạt, học tập tại trường của các em học sinh chúng tôi đưa ra số liệu và kết luận như sau:

Bảng 2.3:

Khối HS có VHƯX thiếu chuẩn mực nhiều nhất qua đánh giá của CB, GV.

Khối Tần số Phần trăm

Khối 6 9 10

Khối 7 12 14

Khối 8 57 66

Khối 9 9 10

Tổng 87 100

Biểu đồ 2.3:

Qua thống kê số liệu ở bảng 2.3, chúng tôi thấy đa số CB, GV cho rằng khối học sinh có VHUX thiếu chuẩn mực nhiều nhất ở khối 8 là 57/87 chiếm 66% và khối 6, khối 9 là 9/87 chiếm 10%. Điều đó cho thấy các em học sinh khối 8 cần được giáo dục, quan tâm nhiều hơn từ phía gia đình, nhà trường. Vì nhìn chung, ở lứa tuổi này các em đang trong giai đoạn dậy thì nên tâm sinh lý có sự thay đổi, luôn muốn khẳng định bản thân mình với người khác, không muốn người lớn xem mình là đứa trẻ. Từ đó, dẫn đến các em có những hành vi, thái độ, lời nói , tác phong ăn mặc thiếu chuẩn mực.

Bảng 2.4:

Đánh giá của CB, GV về “chất lượng” hoạt động ngoại khóa tại trường.

Mức độ Tần số Phần trăm

Yếu 3 4

Trung bình 60 69

Tốt 15 17

Rất tốt 9 10

Tổng 87 100

Biểu đồ 2.4:

Từ việc khảo sát chúng tôi thấy rằng đa số CB, GV đánh giá về “chất lượng” hoạt động ngoại khóa tại trường ở mức độ trung bình có tới 60/87 chiếm 69%. Chỉ có 15/87 giáo viên cho rằng các hoạt động do nhà trường tổ chức là tốt chiếm 17%. Điều đó chúng tôi khẳng định rằng các hoạt động ngoại khóa của nhà trường thực hiện trong những năm vừa qua nhìn chung chưa được chú trọng các loại hình hoạt động, nhà trường chỉ tập trung vào các buổi học chính mà quên đi tầm quan trọng của các buổi học ngoại khóa.

Bảng 2.5:

Biểu

đồ 2.5:

Qua

bảng 2.5,

chúng tôi

nhận thấy thái độ của các em đối với công tác tổ chức lớp học kỹ năng giao tiếp của nhà trường chưa được coi trọng, đa số các em cho là bình thường chiếm 43% và chỉ có 15% các em cảm thấy rất đồng tình với các lớp kĩ năng giao tiếp mà nhà trường mở ra cho các em. Điều đó cho ta thấy, đa số nhà trường đã mở ra các buồi học ngoại khóa cho HS nhưng chất lượng và hiệu quả của các buổi học đó vẫn chưa cao. Vì vậy, vẫn chưa thật sự thu hút sự quan tâm từ phía học sinh.

Bảng 2.6:

Thái độ của HS đối với công tác tổ chức lớp học kỹ năng giao tiếp của nhà trường

Câu trả lời Tần số Phần trăm

Hoàn toàn không đồng tình 6 1

Không đồng tình 23 5

Bình thường 209 43

Đồng tình 172 36

Rất đồng tình 72 15

Tổng 482 100

Biều đồ 2.6:

Qua khảo sát HS, chúng ta có thể thấy đến 387/482 HS chiếm 80% chọn tất cả (các khía cạnh: Hành vi, thái độ, tác phong ăn mặc, lời nói). Như vậy, đa số các em đã hiểu được hành vi, thái độ, trang phục, lời nói rất quan trọng đối với HS, nó tác động trực tiếp đến cách nhìn nhận của mọi người xung quanh đối với các em.

Bảng 2.7:

Kỹ năng giao tiếp của học sinh trong môi trường học đường, gia đình và xã hội

Mức độ Tần số Phần trăm

Rất yếu 6 1.2

Yếu 15 3.1

Trung bình 238 49.4

Tốt 141 29.3

Rất tốt 82 17.0

Tổng 482 100

Biểu đồ 2.7:

Biểu hiện VHƯX của học sinh THCS qua những khía cạnh.

Tần số Phần trăm

Hành vi ( chào, hỏi, giúp đỡ người khác,…) 13 2

Thái độ ( kính trọng, lễ phép, vâng lời,…) 29 6

Tác phong ăn mặc ( trang phục, tóc, giày,…) 24 5

Lời nói ( lịch sự, có văn hóa,…) 29 6

Tất cả ý trên 387 80

Tổng 482 100.0

Qua bảng số liệu 2.7, có thể thấy rằng có đến 238/482 chiếm 49.4% các em học sinh tự đánh giá về kĩ năng giao tiếp của mình là trung bình và chỉ có 82/482 chiếm 17%

cho là kĩ năng giao tiếp của mình là rất tốt. Đây là điều đáng báo động về kĩ năng giao tiếp trong môi trường học đường, gia đình, xã hội của học sinh THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An. Nếu điều này diễn ra trong một khoảng thời gian dài thì nó sẽ làm cho các em thiếu tự tin khi giao tiếp, không có kĩ năng để giao tiếp có hiệu quả với người khác, làm mất đi giá trị bản thân và ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội.

Tóm lại, qua khảo sát, phỏng vấn học sinh THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương chúng tôi khẳng định rằng một số ít các em cho rằng mình hiểu và biết VHƯX là gì? VHƯX có vai trò như thế nào? Nhưng bên cạnh đó có một điều thật đáng buồn vì đa số các em vẫn chưa trả lời được trọn vẹn VHƯX là gì? Và vai trò của nó. Thậm chí có nhiều em đã không trả lời các câu hỏi của phiếu khảo sát mà để trống, khi chúng tôi hỏi thì được biết các em không biết trả lời những câu hỏi đó và có thái độ không quan tâm đến vấn đề VHƯX mà chúng tôi đang đề cập đến.Chính điều này mà chúng tôi đã nhận thấy việc giáo dục VHƯX cho học sinh THCS là rất quan trọng vì các em đang trong giai đoạn tâm sinh lý không ổn định và có nhiều thay đổi. Các em luôn nghĩ rằng và muốn người lớn công nhận, xem mình là người lớn chứ không phải là một đứa trẻ như mẫu giáo và cấp 1 nữa, các em bắt chuớc người lớn từ lời nói, cử chỉ, hành động, trang phục… các em không biết sàng lọc tất cả những gì mình học từ người khác là đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp với mình nên đã dẫn đến VHƯX thiếu chuẩn mực thật đáng tiếc. Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến thực trạng trên? Đây vẫn là một câu hỏi khiến cho các nhà Giáo Dục luôn phải trăn trở tìm ra giải pháp nhằm cải thiện thực trạng này.

2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng VHƯX thiếu chuẩn mực ở HS

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w