Giải pháp 2: Rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp cho học sinh các Trường THCS 1. Ý nghĩa

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC (Trang 46 - 49)

ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.2. Hệ thống các giải pháp đề xuất

3.2.2. Giải pháp 2: Rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp cho học sinh các Trường THCS 1. Ý nghĩa

Rèn luyện tốt kĩ năng giao tiếp sẽ giúp cho các em hoc sinh có thái độ cư xử đúng đắn hơn trong giao tiếp hằng ngày với bạn bè, thầy cô,....

3.2.2.2. Nội dung

Văn húa giao tiếp là cốt lừi của VHƯX, là biểu hiện dễ thấy nhất của con người trong ứng xử. Văn hóa giao tiếp rất đa dạng, phong phú và có sự biến đổi nhanh, nó phụ thuộc chủ yếu vào trình độ và thái độ cảm xúc tâm lí của các đối tượng hoạt động giao tiếp. Nguyên tắc trong giao tiếp phải đảm bảo các yêu cầu: Nhiệt tình, ân cần, ngay ngắn, chuyên chú, đĩnh đạc, ôn hòa, đồng cảm, khiêm nhường, nhất quán….

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

Cần rèn các kĩ năng để tổ chức tốt hoạt động giao tiếp như sau:

Kĩ năng nói (xưng hô, chào hỏi, nói chuyện điện thoại, trình bày, thuyết trình, đàm đạo, tranh luận, hội họp …) cho chuẩn và nghệ thuật.

Kĩ năng viết (văn bản, thư từ, tin nhắn..) cho đúng và hay.

Các cử chỉ, hành động, tư thế, tác phong, đi đứng…cho đàng hoàng, đúng mực, lịch sự, trang trọng.

Kĩ năng mời, cảm ơn, xin lỗi, nhờ vả, vay mượn, tặng quà… cho minh bạch, cầu thị.

Kĩ năng từ chối, phản đối, chê bai, phê phán… cho đúng mực.

Kĩ năng góp ý, khuyên nhủ… cho hợp lí, hợp tình.

Kĩ năng hưởng ứng, tán thành, khen tặng…cho lịch sự, tinh tế.

Kĩ năng bày tỏ cảm xúc, tình cảm, thể hiện bản thân…

Kĩ năng trốn tránh, kìm nén, thể hiện cảm xúc…

Để kết quả của cuộc giao tiếp như mong đợi thì chúng ta cần phải rèn luyện cho HS các kỹ năng giao tiếp như trên. Bên cạnh việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp thì GV cần phải dạy cho các em:

Khi nói chuyện hoặc trao đổi một vấn đề nào đó thì các em cần phải quay mặt về hướng của đồi tượng giao tiếp, ở tư thế ngang tầm có thể cùng đứng hoặc cùng ngồi, tránh ở tư thế cao hơn hoặc thấp hơn so với đối tượng của mình.

Nét mặt luôn thể hiện sự niềm nở, biểu hiện của sự quan tâm tới lời nói của đối tượng, tùy theo nội dung câu chuyện mà thể hiện sự lo lắng, đồng cảm, vui vẻ

Trong khi giao tiếp các em nên nhìn vào mắt, duy trì ánh mắt với đối tượng giao tiếp. Có những biểu hiện tán đồng hoặc thể hiện sự lắng nghe như: gật đầu…

Khi giao tiếp âm điệu của lời nói: Vừa phải, dễ nghe, không cao giọng quá, nói to quá hoặc nói nhỏ quá...

Khi nói chuyện nên tập trung vào chủ đề đang thảo luận, tránh để tư tưởng bị phân tán dẫn đến không hiểu nội dung câu chuyện. Không nên bảo thủ chỉ coi trọng ý kiến của mình mà không tôn trọng ý kiến của người khác

Khi đối tượng giao tiếp đang nói thì ta nên lắng nghe, tuyệt đối tránh ngắt lời hoặc cướp lời của người nói khi họ chưa nói hết ý của họ.

Trong khi giao tiếp chú ý đến thái độ của đối tượng giao tiếp. Hoặc đưa ra nhiều câu hỏi cùng một lúc khiến người khác không kịp trả lời.

Khi núi về một chủ đề nào đú, nếu ta khụng được rừ thỡ lỳc này nờn lắng nghe chứ không nên "nói bừa.

Bảng 3.1:

Công tác tổ chức, quản lý điều hành các lớp giao tiếp - ứng xử trong nhà trường

Tần số Phần trăm

Yếu 0 0

Trung bình 51 58.6

Tốt 21 24.1

Rất tốt 15 17.2

Tổng 87 100

Biểu đổ 3.1:

Qua việc khảo sát đa số các giáo viên cho rằng công tác tổ chức, quản lý điều hành các lớp giao tiếp - ứng xử trong nhà trường ở mức độ trung bình, có tới 51/87 giáo viên chiếm 58.6%. Chỉ có 15/87 chọn là công tác tổ chức, quản lý điều hành các lớp giao tiếp - ứng xử trong nhà trường là rất tốt, chiếm 17.2%. Điều này chứng tỏ việc công tác tổ chức, quản lý điều hành các lớp giao tiếp - ứng xử trong nhà trường THCS

trên địa bàn thị xã Dĩ An là chưa cao, nhà trường chưa chú trọng mở lớp giao tiếp - ứng xử cho học sinh tham gia rèn luyện, học tập.

3.2.3. Giải pháp 3: Xây dựng và bảo vệ môi trường sư phạm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w