Để phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết thị trấn Hương Canh đến năm 2020 có tính khả thi cao, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
6.1. Giải pháp về chính sách.
- Tiếp tục cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất đai, các văn bản của Trung ương phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụng đất.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Có chính sách cải tạo đất, bồi bổ đất, khai thác đất chưa sử dụng để mở rộng diện tích đất nông, lâm nghiệp nhằm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Chính sách hỗ trợ, bồi thường thỏa đáng để có thể khai hoang, tăng vụ bù sản lượng do mất đất trồng lúa.
- Chính sách về tận dụng không gian trong quy hoạch xây dựng công nghiệp và đô thị trong các khu vực tập trung dân cư.
- Chính sách đầu tư đồng bộ giữa giao thông và thủy lợi bố trí với việc kết hợp các tuyến dân cư để tiết kiệm đất.
- Chính sách ưu tiên dành đất cho những nhu cầu đặc biệt có tính bắt buộc về an ninh, quốc phòng.
- Chính sách về khuyến khích sử dụng tiết kiệm diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa bằng cách quy tập và quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa.
- Chính sách về chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp.
6.2. Giải pháp vốn đầu tư
a. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (vốn tích luỹ từ GDP)
Muốn đảm bảo nguồn vốn này, cần phải tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, có biện pháp khuyến khích tiết kiệm và tăng cường đầu tư cho lĩnh vực sản xuất.
b. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và dân cư
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tư nhân trong bỏ vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước cơ giới hóa để giảm bớt thời gian lao động nông nghiệp, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất hàng thủ công xuất khẩu.
- Tăng thu nhập là giải pháp tích cực và chủ động để tăng tỷ lệ hộ có khả năng tiết kiệm đầu tư.
c. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển
Nguồn vốn này tuỳ thuộc vào khả năng phát triển sản xuất. Vốn tín dụng đầu tư dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia sẽ tập trung cho một số đơn vị sản xuất kinh doanh theo đối tượng ưu tiên, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả thuộc các ngành công nghiệp và dịch vụ sản xuất hàng hoá xuất khẩu... Đồng thời các doanh nghiệp phải vay vốn trung và dài hạn, huy động vốn tự có, vốn cổ phần các hình thức liên doanh liên kết... để tạo nguồn cho đầu tư phát triển.
Đối với các dự án để xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng như kiên cố hoá kênh mương, xây dựng đường nội đô... phải cân đối và lồng ghép các nguồn vốn được TW để lại (thuế nông nghiệp, thuế tài nguyên, thu cấp quyền sử dụng đất...), vốn huy động bằng tiền nhân công trong dân và vốn vay, hiệu quả đầu tư và khả năng hoàn trả.
6.3. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Trước tiên cần coi trọng hệ thống giáo dục đào tạo chính quy cho các thế hệ tương lai, từ giáo dục mẫu giáo, mầm non đến giáo dục phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp dạy nghề gắn với các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và của cả nước.
- Có chính sách ưu tiên đào tạo trong và ngoài nước cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ tham mưu theo nhiều kênh: Gửi đến các khoá học do các Sở ngành liên quan tổ chức...
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật giỏi trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ - du lịch, nông nghiệp...
- Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao trong một số lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... để sẵn sàng đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng kinh tế của xã trong 10-15 năm tới.
6.4. Giải pháp về khoa học – công nghệ
Các giải pháp phát triển khoa học và công nghệ cần được thực hiện tổng thể từ việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, phát triển thị trường công nghệ, chú trọng hợp tác quốc tế, cùng với các giải pháp về vốn đầu tư, về nguồn nhân lực tạo ra nhóm giải pháp cơ bản nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực vào thực hiện quy hoạch.
Một trong những vấn đề mấu chốt để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh là không ngừng đổi mới công nghệ. Phải coi trọng khoa học công nghệ, trước hết tập trung vào các khâu trọng yếu, các chương trình phát triển và ứng dụng, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển nông thôn.
Trong vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước cần dành một tỷ lệ thích đáng tuỳ theo từng ngành cho đổi mới công nghệ, đảm bảo tốc độ tăng chi cho đổi mới công nghệ cao hơn tốc độ tăng đầu tư cơ bản chung. Bên cạnh đó cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ.
Dành một phần vốn đầu tư cho việc tăng cường các cơ quan làm dịch vụ công nghệ (đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm...). Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ, chuẩn bị điều kiện để nối mạng với cả nước. Miễn thuế đối với phần vốn dành cho công tác nghiên cứu đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp. Miễn giảm thuế có thời hạn cho các dự án sản xuất thử.
Đẩy mạnh việc áp dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ tin học trong mọi lĩnh vực. Từng bước đưa công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý, kể cả quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Trước mắt, cần dành phần đầu tư nhất định cho việc trang bị hệ thống máy vi tính và đào tạo nhân viên máy tính cho các bộ phận quản lý dữ liệu thông tin kinh tế - xã hội, các bộ phận đầu não quản lý của tỉnh.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp trong giai đoạn tới, các hoạt động khoa học công nghệ cũng cần được triển khai với phương thức tổ chức phù hợp tập trung vào giải quyết các vấn đề của công nghiệp và của các ngành kinh tế khác, theo hướng:
6.5. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
- Chính sách quản lý và bảo vệ môi trường đối với Hương Canh là vô cùng quan trọng. Trong triển vọng công tác này cần được tăng cường theo hướng:
(1). Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư.
(2). Đầu tư kinh phí thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đặc biệt xử lý nước thải, rác thải, xử lý tác động môi trường của các khu nghĩa địa,...
(3). Tăng cường các cán bộ đủ trình độ và am hiểu các vấn đề về môi trường để thực hiện tốt công tác quản lý, phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường
(4). Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra môi trường;
(5). Xây dựng quy chế quản lý chất thải, quản lý ô nhiễm, tính đúng và đủ các chi phí về bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư mới, thực hiện luật bảo vệ môi trường;
(6). Thực hiện tốt các chương trình trồng rừng, bảo vệ tài nguyên nước.
(7). Nghiên cứu áp dụng các công nghệ xử lý rác công suất lớn hoặc bãi chôn lấp rác theo đúng quy chuẩn.
6.6. Giải pháp về tổ chức thực hiện
Sau khi phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thị trấn Hương Canh được UBND tỉnh phê duyệt phê duyệt, UBND thị trấn giao cho các ban, ngành đoàn thể trên địa bàn thị trấn tổ chức:
- Tổ chức giới thiệu về mục đích, nội dung quy hoạch.
- Công khai rộng rãi trong nhân dân các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ được ưu tiên khuyến khích phát triển.
- Cụ thể hoá các nội dung quy hoạch vào các chương trình nghị sự, chương trình làm việc của các cấp ủy, chính quyền cơ sở.
- Khai thác sử dụng đất đi đôi với việc bảo vệ môi trường, chú trọng xử lý chất thải ở các khu khai thác khoáng sản, các khu dân cư tập trung, đảm bảo chất thải phải được xử lý trước khi thải ra môi trường, tránh gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường. Đi đôi với khai thác sử dụng đất cần chú ý đến việc đầu tư nâng cao độ phì đất sản xuất nông nghiệp, tái tạo lại cảnh quan, lớp che phủ bề mặt đất khai thác khoáng sản sau khai thác..., nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường đất đai, không khí, nguồn nước để sử dụng đất bền vững.
6.7. Giải pháp để xác định ranh giới ngoài thực địa đối với diện tích đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng
Phối hợp với cơ quan của huyện, các đơn vị có tư cách pháp nhân về đo đạc tổ chức xác định ranh giới và công khai cho dân biết các khu vực quy hoạch bảo vệ đất trồng lúa, các công trình giao thông, khu khai thác khoáng sản, các khu du lịch, di tích lịch sử...