Kết quả đo đầu vào trước thực nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ “Một số biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi” (Trang 105 - 110)

4.8. Kết quả thực nghiệm

4.8.1 Kết quả đo đầu vào trước thực nghiệm

4.8.1.1 Hiệu quả của việc hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ của 2 nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành thực nghiệm

Hiệu quả của việc hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ của 2 nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành thực nghiệm được thể hiện thông qua số liệu ở bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1: Kết quả khảo sát hiệu quả của việc hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ của 2 nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Xếp loại Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

ĐC 3 7.5 6 15 24 60 7 17.5 3.97 2.14

TN 2 5 5 12.5 27 67.5 6 15 3.92 1.93

Kết quả đo đầu vào trước thực nghiệm cho thấy:

- Hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm có sự chênh lệch nhau ở từng mức độ, số trẻ đạt loại tốt và khá ở nhóm ĐC có phần cao hơn với nhóm TN. Cụ thể:

nhóm ĐC có số trẻ đạt loại tốt là 3 trẻ (chiếm 7.5%), nhóm TN chỉ có 2 trẻ đạt (chiếm 5%), số trẻ đạt loại khá ở nhóm ĐC (6 trẻ) cũng cao hơn số trẻ ở nhóm TN (5 trẻ), còn số trẻ đạt loại TB ở nhóm ĐC là 24 (chiếm 60%), trong khi đó số trẻ đạt loại TB ở nhóm TN cao hơn 3 trẻ (27 trẻ - chiếm 67.5%), và loại yếu ở nhóm ĐC có 7 trẻ (chiếm 17.5%) còm ở nhóm TN ít hơn, chỉ có 6 trẻ (chiếm 15%).

- Điểm trung bình cộng của nhóm ĐC và TN có sự chênh lệch nhau (XĐC = 3.97; XTN = 3.92). Như vậy, nhóm ĐC trội hơn nhóm TN nhưng tỷ lệ không đáng kể (XĐC – XTN = 0.05)

- Độ lệch chuẩn về hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ thông qua TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN cũng tương đương nhau, mặc dù nhóm TN có kết quả cao hơn nhưng với tỷ lệ thấp ( SĐC = 2.14, STN = 1.93).

Như vậy, hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm là tương đương nhau và đều ở mức độ thấp.

Hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm được thể hiện qua biểu đồ 4.1 như sau:

Biểu đồ 4.1: Hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Kết quả khảo sát trước thực nghiệm cho thấy hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN là tương đương nhau, chủ yếu tập trung ở mức độ TB và yếu.

Về mặt định tính, đa số trẻ ở nhóm TN và ĐC đều cần có sự tác động của giáo viên khi tham gia chơi TCVĐ, trẻ thường lựa chọn nhóm chơi quen thuộc (trong nhóm có các bạn mà trẻ chơi thân), trẻ thích chơi những vai chơi quen thuộc, và khi có đề nghị đổi vai trẻ thể hiện ngay thái độ không vừa lòng. Bé Minh Hoàng (nhóm TN) đã đóng vai Cáo trong lượt chơi đầu tiên, khi bé Hữu Minh (nhóm TN) đề nghị đổi vai Thỏ thì Hoàng không chịu, và Hoàng kêu các bạn trong nhóm nghỉ chơi Minh.

Khi được hỏi “Tại sao con lại nghỉ chơi bạn?” thì bé trả lời là “Bạn Minh suốt ngày đòi đóng vai Cáo nhưng không bắt được con Thỏ nào, con bắt được nhiều Thỏ hơn,

con chơi giỏ hơn bạn đó.” Còn bé Nam (nhóm ĐC) khi đội bị thua thì bé tỏ ra cáu gắt với bé Hải Thảo (nhóm ĐC). Khi được hỏi “Tại sao con lại mắng bạn?” bé trả lời “tại bạn Thảo chậm chạp làm đội bị thua”, các bé khác cũng hùa theo chỉ trích bé Thảo. Trong khi chơi, các trẻ thường chỉ cố gắng hoàn thành phần nhiệm vụ của mình, chứ chưa hỗ trợ bạn khi bạn gặp khó khăn.

4.8.1.2 Hiệu quả của việc hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ của 2 nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành thực nghiệm theo từng tiêu chí

a. Hành vi hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Hành vi hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Hành vi hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Xếp loại Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

ĐC 2 5.0 10 25.0 21 52.5 7 17.5 2.18

TN 2 5.0 10 25.0 22 57.5 6 15 2.2

Kết quả khảo sát trước TN cho thấy:

- Số trẻ đạt loại tốt và khá ở nhóm ĐC và TN ở mức độ thấp (nhóm ĐC = nhóm TN chiếm 30%), trong khi đó, số trẻ đạt loại TB và yếu ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC (nhóm TN chiếm 72.5%, nhóm ĐC chiếm 70%)

- Hành vi hợp tác của trẻ ở nhóm ĐC là: XĐC = 2.18 - Hành vi hợp tác của trẻ ở nhóm TN là: XTN = 2.2

Hành vi hợp tác của trẻ ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC nhưng mức chênh lệch không đáng kể (0.02)

Tóm lại, hành vi hợp tác của trẻ ở 2 nhóm ĐC và TN là tương đương nhau và đều ở mức độ thấp, được thể hiện qua biểu đồ 4.2 như sau:

Biểu đồ 4.2: Hành vi hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Về mặt định tính, trước khi chơi TCVĐ, GV thường yêu cầu trẻ thử thỏa thuận với nhau về vai chơi, nhóm chơi, cách thức thực hiện nhiệm vụ chơi, trẻ hay tranh giành nhau các vai mà trẻ thích, trẻ còn lúng túng chưa biết phối hợp với nhau như thế nào, chơi ra sao. Khi xảy ra xung đột, như khi nhóm bị thua thì cả đội đổ lỗi cho nhau. Các trẻ ở cả 2 nhóm ĐC và TN đều không giúp đỡ các bạn trong nhóm chơi khi bạn gặp khó khăn.

b. Thái độ hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Thái độ hợp tác của trẻ khi tham gia TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Thái độ hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Xếp loại Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

ĐC 2 5.0 9 22.5 25 62.5 4 10.0 2.18

TN 1 2.5 10 25.0 24 60.0 5 12.5 2.23

Kết quả khảo sát trước thực nghiệm cho thấy:

- Số trẻ đạt loại tốt ở nhóm ĐC cao hơn nhóm TN, nhưng tỷ lệ không đáng kể (nhóm TN chiếm 2.5%, nhóm ĐC chiếm 5%), số trẻ đạt loại khá của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC (nhóm TN chiếm 25%, nhóm ĐC chiếm 22.5%), số trẻ đạt loại TB của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC nhưng với tỷ lệ thấp (nhóm ĐC chiếm 10%, nhóm TN chiếm 12.5%). Số trẻ đạt loại yếu của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC nhưng không đáng kể (nhóm TN chiếm 12.5%, nhóm ĐC chiếm 10%).

- Thái độ hợp tác của trẻ trong TCVĐ ở nhóm ĐC là : XĐC = 2.18 - Thái độ hợp tác của trẻ trong TCVĐ ở nhóm TN là : XTN = 2.23

Thái độ hợp tác của trẻ trong TCVĐ ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, tuy nhiên mức chênh lệch này là không cao (XTN – XĐC = 0.05). Như vậy, thái độ hợp tác của trẻ trong TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN là tương đương nhau, và đều ở mức thấp, điều này được thể hiện qua biểu đồ 4.3 như sau:

Biểu đồ 4.3: Thái độ hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Về mặt định tính, đa số trẻ ở cả 2 nhóm ĐC và TN đều chưa tự giác chấp nhận sự phân công của người trưởng trò và nhóm chơi, như bé Bảo Anh, khi chơi kéo co, được nhóm phân cho đứng cuối hàng thì bé không chịu, và bé bỏ đi qua góc xây dựng chơi. Khi GV yêu cầu bé vào chơi cùng các bạn thì bé cũng nghe lời nhưng thái độ rất miễn cưỡng.

Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm trên từng tiêu chí có sự tương đương nhau giữa 2 tiêu chí về hành vi hợp tác và thái độ hợp tác khi tham gia vào TCVĐ.

Dựa vào số liệu thu được có thể kết luận rằng, hiệu quả của việc hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ ở 2 nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm là chưa cao, kết quả đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thực tế cho thấy rằng việc tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi vẫn chưa được quan tâm và chưa thực sự hợp lý, khoa học, các phương pháp, biện pháp cũ lặp đi lặp lại khiến trẻ nhàm chán, thậm chí ức chế sự hứng thú của trẻ, khiến trẻ không hào hứng tham gia vào các TCVĐ. Có thể thấy rằng việc hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ ở trường MN trên địa bàn khảo sát chưa thật sự đưa trẻ đến vùng phát triển cần thiết phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ “Một số biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi” (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w