Kiểm định kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ “Một số biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi” (Trang 117 - 122)

4.8. Kết quả thực nghiệm

4.8.5 Kiểm định kết quả thực nghiệm

Với kết quả thu được trong đề tài, chúng tôi tiến hành kiểm định bằng phương pháp thử Student để kiểm định độ tin cậy về sự khác biệt kết quả của nhóm ĐC và TN.

4.8.5.1 Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm Kết quả kiểm định được trình bày trong bảng 4.9.

Bảng 4.9: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm Nội dung kiểm định

X TN S2 TN X ĐC S2 ĐC

T n = 40

α = 0.05

Nhóm ĐC và TN sau TN 7.48 2.92 5.75 3.06 4.39 1.98

Kết quả kiểm định cho thấy, độ chính xác 95% (α = 0.05), hiệu quả hình thành KNHT ở nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC (T = 4.39 > Tα = 1.98). Điều này chứng tỏ thực nghiệm đã có tác động tích cực đến việc hình thành KNHT cho trẻ

MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ, các biện pháp đưa ra là chấp nhận được, giả thuyết khoa học được đưa ra là đúng. Từ đó cho ta thấy, nếu sử dụng một cách phù hợp các biện pháp tổ chức TCVĐ thì hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi sẽ cao hơn rất nhiều.

4.8.5.2 Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm TN trước và sau thực nghiệm Bảng 4.10: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm TN trước và sau thực nghiệm Nội dung kiểm định

X STN S2 STN X TTN S2 TTN

T n = 40

α = 0.05 Nhóm TN trước TN và sau

TN

7.48 2.92 3.92 3.72 6.21 1.97

Kết quả kiểm định cho thấy, độ chính xác 95% (α = 0.05) hiệu quả hình thành KNHT ở nhóm TN sau thực nghiệm cao hơn so với trước thực nghiệm (T = 6.21 >

Tα = 1.97). Điều đó chứng tỏ, thực nghiệm đã có tác động tích cực đến việc hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ, các biện pháp đưa ra là chấp nhận được, giả thuyết khoa học đưa ra là đúng. Từ đó ta thấy, nếu sử dụng các biện pháp tổ chức TCVĐ một cách hợp lý và linh hoạt thì hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi sẽ rất cao.

Kết luận chương IV

Qua kết quả thực nghiệm một số biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường MN, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

- Trước thực nghiệm, hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ ở trường MN ở cả 2 nhóm ĐC và TN là tương đương nhau, chủ yếu tập trung ở mức độ trung bình, với số trẻ xếp loại yếu vẫn còn chiếm một tỷ lệ đáng kể. Độ lệch chuẩn còn lớn, chứng tỏ hiệu quả hình thành kĩ năng hợp tác cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ ở trường MN chưa đồng đều.

- Sau thực nghiệm, hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ ở trường MN ở nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC và so với trước TN. Hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ ở trường MN ở nhóm TN đồng đều hơn so với nhóm ĐC.

Kết quả kiểm định bằng phép thử T – Student khẳng định tính khả thi và hiệu quả giáo dục của một số biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường MN đã đề xuất trong luận văn. Điều đó chứng tỏ các biện pháp đã bước đầu mang lại hiệu quả và có khả năng áp dụng vào thực tế.

PHẦN KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 1. Kết luận chung

1.1. KNHT là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ em nói chung và trẻ MG 4 – 5 tuổi nói riêng. Hình thành KNHT cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu cần phải được tiến hành ngay ở lứa tuổi MN để giúp trẻ dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống xung quanh. Hình thành KNHT cho trẻ ở trường MN được tiến hành lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động hàng ngày của trẻ mà trọng tâm là hoạt động vui chơi, trong đó có TCVĐ. Hay nói cách khác TCVĐ là một trong những phương tiện để hình thành KNHT cho trẻ hiệu quả nhất.

1.2. Thực trạng ở trường MN hiện nay cho thấy hiệu quả của việc hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ là chưa cao. Thực trạng này là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Lĩnh vực hình thành KNHT cho trẻ trong các chương trình GDMN còn mờ nhạt, chưa đề cập một cách chi tiết, cụ thể, chưa có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, biện pháp và hình thức tổ chức hoạt động hình thành KNHT cho trẻ.

- Trong quá trình tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường MN, GV gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về cơ sở vật chất, môi trường tổ chức hoạt động, số lượng trẻ trong lớp quá đông, ngoài ra còn những khó khăn về trình độ, khả năng, tài liệu hướng dẫn… Đây là những trở ngại không nhỏ ảnh hưởng đến việc hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ.

- Việc tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường MN chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Hầu hết các GV còn chưa biết khai thác thế mạnh của những biện pháp tổ chức TCVĐ trong việc hình thành KNHT cho trẻ, do GV chưa thấy được những thế mạnh của TCVĐ. Bên cạnh đó, các GV chưa thật sự chú ý tới việc tìm tòi các biện pháp mới và kết hợp các biện pháp một cách hợp lý để hình thành kĩ năng hợp tác cho trẻ, việc sử dụng các biện pháp cũ tạo nên sự

rập khuôn, áp đặt nên không tạo được hứng thú cho trẻ và hạn chế tính tích cực của trẻ khi tham gia vào TCVĐ.

1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở một số trường MN, chúng tôi đề xuất một số biện pháp tổ chức TCVĐ sau:

Biện pháp 1: Sưu tầm và lựa chọn TCVĐ phù hợp với nội dung hình thành KNHT cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường MN

Biện pháp 2: Xây dựng môi trường chơi phù hợp, hấp dẫn

Biện pháp 3: Tạo tình huống chơi đề bằng cách sử dụng các dạng nghệ thuật.

Biện pháp 4: Luân phiên vai chơi, nhóm chơi trong quá trình chơi Biện pháp 5: Sử dụng yếu tố thi đua

Biện pháp 6: Động viên, khuyến khích trẻ tự giải quyết những xung đột nảy sinh trong quá trình chơi

Các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tổ chức TCVĐ. Khi hướng dẫn trẻ chơi, GV sử dụng đồng bộ và linh hoạt từ khâu chuẩn bị cho trẻ chơi, tổ chức thực hiện các hoạt động của cô và trẻ trong khi chơi cho đến khâu kiểm tra đánh giá kết quả chơi.

Các biện pháp trên chỉ phát huy tác dụng khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện về trường mầm non, về gia đình và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.

1.4. Bằng con đường thực nghiệm đã chứng minh được rằng: Hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ đã được nâng lên, trong đó hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ ở nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC và sự khác biệt này là có ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Các biện pháp trên chỉ có thể phát huy hiệu quả khi đảm bảo các điều kiện về phía nhà trường, gia đình và sự kết hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà trường.

2. Kiến nghị sư phạm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ “Một số biện pháp tổ chức TCVĐ nhằm hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi” (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w