4.8. Kết quả thực nghiệm
4.8.2 Kết quả sau khi thực nghiệm
4.8.2.1 Hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ của nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm
Hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ của nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm được thể hiện ở bảng 4.4 như sau:
Bảng 4.4: Hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ của
Kết quả khảo sát sau khi thực nghiệm cho thấy:
Hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ của nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm cao hơn so với trước khi tiến hành thực nghiệm: Tuy nhiên, nhóm TN có hiệu quả cao hơn rất nhiều, số trẻ đạt loại tốt và khá tăng lên nhiều hơn, đặc biệt ở nhóm TN không còn trẻ nào đạt loại yếu.
- Điểm trung bình của nhóm TN ( XTN = 7.48) cao hơn nhóm ĐC ( XĐC = 5.75) là 1.73
- Độ lệch chuẩn của nhóm TN ( STN = 1.71) nhỏ hơn của nhóm ĐC (SĐC = 1.75) là 0.04, chứng tỏ hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ của nhóm TN sau thực nghiệm cao hơn nhóm ĐC.
Sau khi thực nghiệm hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ của nhóm ĐC và TN đều tăng lên nhưng ở mức độ khác nhau. Ở nhóm TN, qua quá trình tiến hành thực nghiệm có sự tác động của 6 biện pháp đã đề xuất khi tổ chức TCVĐ cho trẻ, chúng tôi nhận thấy hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thụng qua TCVĐ được nõng lờn rừ rệt, thể hiện cụ thể qua số lượng trẻ đạt loại khá tốt tăng lên đáng kể (57.5%), số trẻ đạt loại yếu giảm nhiều, thể hiện qua biểu đồ 4.4:
Xếp loại Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
ĐC 3 7.5 9 22.5 26 65.0 2 5.0 5.75 1.75
TN 6 15 17 42.5 17 42.5 0 0 7.48 1.71
Biểu đồ 4.4: Hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ của nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm
Về mặt định tính, các trẻ ở nhóm TN đã bắt đầu biết thỏa thuận cùng nhau về vai chơi, như bé Thanh Thảo, khi các bạn trong nhóm đề nghị bé đóng vai Cáo, bé trả lời “Mình không đóng được vai Cáo đâu.” Các trẻ trong nhóm tôn trọng ý kiến của bạn và lựa chọn một bạn khác đóng vai này. Các trẻ có thái độ thân thiện với nhau hơn, khi đội bị thua, các trẻ buồn nhưng không còn đổ lỗi cho nhau, mà tự biết thay đổi vai chơi để chơi ở lượt sau được tốt hơn.
4.8.2.2 Hiệu quả hình thành KNHT cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ ở trường MN của nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm theo từng tiêu chí
a. Hành vi hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm
Hành vi hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm được thể hiện ở bảng 4.5:
Bảng 4.5: Hành vi hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm
Xếp loại Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
ĐC 2 5 10 25 20 50 8 20 2.15
TN 4 10 19 47.5 17 42.5 0 0 2.53
Kết quả khảo sát sau thực nghiệm cho thấy:
- Tỷ lệ trẻ đạt loại tốt và khá của nhóm TN (57.5%) cao hơn hẳn nhóm ĐC (30.5%) là 17.5%. tỷ lệ trẻ đạt loại yếu ở nhóm TN không còn nhưng nhóm ĐC còn khá cao (27%).
- Điểm trung bình hành vi hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm ĐC là 2.15
- Điểm trung bình hành vi hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm TN là 2.53
XTN > XĐC
XTN – XĐC = 0.38
Kết quả thực nghiệm cho thấy sau khi tiến hành thực nghiệm, hành vi hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm TN có tiến bộ hơn rất nhiều so với nhóm ĐC là 0.38. Điều này được thể hiện qua biểu đồ 4.5:
Biểu đồ 4.5: Hành vi hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm
Về mặt định tính, các trẻ đã biết giúp đỡ nhau khi chơi TCVĐ, như bé Gia Bảo, trước TN, bé chỉ biết hoàn thành nhiệm vụ chơi của mình, nhưng sau TN, khi thấy bạn cùng nhóm gặp khó khăn, bé biết giúp đỡ bạn, chỉ bạn cách chơi sao cho nhanh và hiệu quả. Bên cạnh đó, khi được GV khen ngợi, khuyến khích thì các trẻ càng thích thú khi giúp được bạn trong nhóm. Việc giải quyết những xung đột cũng dễ dàng hơn, trẻ chấp nhận đổi vai chơi cho bạn nhưng đồng thời cũng biết đề nghị lượt chơi sau trẻ sẽ đóng vai đó. Khi đội bị thua, các trẻ cũng ít tranh cãi và đổ lỗi lẫn nhau, vì trẻ dần hiểu được rằng làm như vậy càng mất đoàn kết và sẽ bị thua trong lần chơi kế tiếp.
b. Thái độ hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm
Thái độ hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm được thể hiện ở bảng 4.6 như sau:
Bảng 4.6: Thái độ hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm
Xếp loại Nhóm
Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
ĐC 2 5 11 27.5 22 55 5 12.5 2.25
TN 6 15 18 45 16 40 0 0 2.6
Kết quả sau thực nghiệm cho thấy:
- Tỷ lệ trẻ đạt loại tốt và khá của nhóm TN (60%) cao hơn của nhóm ĐC (32.5%) là 27.5%, tỷ lệ trẻ đạt loại yếu của nhóm TN không còn nhưng ở nhóm ĐC tỷ lệ trẻ đạt loại yếu còn khá cao (12.5%).
- Điểm trung bình về thái độ hợp tác của trẻ ở nhóm ĐC là 2.25 - Điểm trung bình về thái độ hợp tác của trẻ ở nhóm TN là 2.6
XTN > XĐC
XTN – XĐC = 0.35
Kết quả sau thực nghiệm cho thấy thái độ hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là 0.35. Điều này được thể hiện qua biểu đồ 4.6 như sau:
Biểu đồ 4.6: Thái độ hợp tác của trẻ MG 4 – 5 tuổi khi chơi TCVĐ ở nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm
Về mặt định tính, thái độ hợp tác của trẻ biểu hiện tốt hơn hẳn. Như bé Ngọc Huy, bé muốn đứng đầu khi chơi kéo co, nhưng khi cả nhóm không đồng ý và muốn bạn Mạnh Hải đứng đầu, thì bé Huy không tỏ ra buồn mà vui vẻ chấp nhận ý kiến của cả nhóm.
4.8.3 So sánh kết quả đo trước và sau thực nghiệm của nhóm ĐC