Bảng phân tích dự án

Một phần của tài liệu Khóa luận Dự án thành lập doanh nghiệp tư nhân Thiên Minh chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thủ công có nguồn gốc từ cây cói tại Kim Sơn Ninh Bình (Trang 34 - 37)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận 1. Dự án đầu tư

2.1.11. Bảng phân tích dự án

Danh mục các bảng tính các chỉ số liên quan.

Bảng thông số. Nhằm thiết lập các dữ liệu dùng để tính toán trong quá trình thẩm định DA. Bảng thông số bao gồm các số liệu như:

− Tổng chi phí đầu tư.

− Năng lực sản xuất, giá bán.

− Cơ cấu tài chính, suất chiết khấu.

− Tiền vay, lãi xuất tiền vay.

− Thuế.

− Lạm phát, tỷ giá hối đoái.

− Các thông số khác.

Bảng chỉ số lạm phát và tỷ giá hối đoái. Tỷ lệ lạm phát là một đại lượng biến động, việc xác định tỷ lệ lạm phát trong các kỳ tiếp theo là một công việc khó khăn. Trong phạm vi luận văn này, phương pháp dự báo được sử dụng để xác định tỷ lệ lạm phát trong các năm kế tiếp, giả thiết rằng tỷ lệ này không đổi trong suốt vòng đời DA.

Tỷ giá hối đoái biến động dưới tác động của lạm phát. Bảng tỷ giá hối đoái được xây dựng căn cứ vào bảng chỉ số lạm phát.

Lịch đầu tư. Thể hiện các khoản chi phí được đưa vào sử dụng trong quá trình đầu tư. Từng khoản chi phí này được xác định theo năm tính từ lúc bắt đầu quan tâm và nghiên cứu dự án.

Bảng sản lượng và doanh thu. Xác định các khoản mục hàng tồn kho, sản lượng sản xuất, từ đó tính ra sản lượng tiêu thụ trong kỳ. Trên cơ sở xác định giá bán để tính ra doanh thu bán hàng.

− Công thức xác định sản lượng tiêu thụ trong kỳ:

Tồn cuối kỳ = Tổng sản lượng có trong kỳ * Tỷ lệ hàng tồn kho.

Tồn đầu kỳ này = Tồn cuối kỳ trước.

SL thụ trong kỳ = Tồn đầu kỳ + SL sản xuất * Tồn cuối kỳ.

trong kỳ

(Đơn vị sản lượng)

− Công thức xác định doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động: DA đang xét là một DNTN có sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Doanh thu = P1* Q1 + P2* Q2 + P3* Q3 * Tỷ giá ngoại hối.

P1: Giá bán lẻ, đơn vị tiền tệ.

Q1: Sản lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa, đơn vị sản lượng.

P2: Giá bán xỉ trong nước, đơn vị tiền tệ.

Q2: Sản lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa, đơn vị sản lượng.

P3:Đơn giá xuất khẩu, đơn vị ngoại tệ.

Q3: Sản lượng sản phẩm xuất khẩu, đơn vị sản lượng.

Lịch vay và trả nợ. Xác định các khoản nợ vay và khoản trả lãi nợ vay.

Việc tính toán các khoản này phải tính tới tác động của lạm phát.

Các phương pháp trả nợ vay thông thường gồm có: trả nợ theo phương pháp kỳ khoản giảm dần, trả nợ theo phương pháp tổng niên số, trả nợ theo phương pháp đường thẳng với số tiền trả các kỳ bằng nhau.

Trong đó, cách thức trả nợ theo phương pháp kỳ khoản giảm dần có giá trị trả vốn bằng nhau trong các kỳ, số trả lãi trong kỳ bằng giá trị lãi suất cho vay nhân số nợ vay còn lại trong kỳ sau khi đã trừ đi khoản trả vốn.

Bảng tính vốn lưu động. Bảng tính vốn lưu động bao gồm tiền mặt, khoản phải thu, khoản phải trả. Các khoản mục này đều chịu sự tác động của lạm phát. Bảng biến động vốn lưu động được xác định như sau:

Chênh lệch tiền mặt = Giá trị tiền mặt – Giá trị tiền mặt năm n năm n năm (n – 1).

Chênh lệch khoản phải thu = Giá trị khoản phải thu – Giá trị khoản phải năm n năm (n – 1) thu năm n. Chênh lệch khoản phải thu = Giá trị khoản phải thu – Giá trị khoản phải năm n năm (n – 1) thu năm n.

Lịch khấu hao. Xác định số khấu hao tài sản cố định để tính thuế và giá trị tài sản thanh lý.

Báo cáo thu nhập. Mục đích của báo cáo thu nhập là xác định khoản thuế thu nhập doanh nghiệp để đưa vào báo cáo ngân lưu.

Báo cáo ngân lưu . Thông thường trong các dự án đầu tư có 2 kiểu lập báo cáo ngân lưu là phương thức lập báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư và phương thức lập báo cáo ngân lưu theo quan điểm chủ sở hữu. Trong đó, báo cáo ngân lưu được trình bày thành 2 phần: phần thu và phần chi

− Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư: Báo cáo có cơ cấu : Phần thu: Doanh thu

Thay đổi trong khoản phải thu Giá trị thanh lý

Phần chi: Chi phí đầu tư

Thay đổi trong khoản phải trả Thay đổi trong khoản tiền mặt

Chi phí hoạt động Ngân lưu ròng trước thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngân lưu ròng sau thuế.

Trong đó:

Ngân lưu ròng trước thuế = phần thu – phần chi.

Ngân lưu ròng sau thuế = Ngân lưu ròng trước thuế - Thuế thu nhập

− Báo cáo ngân lưu theo quan điểm chủ sở hữu: Báo cáo ngân lưu theo quan điểm chủ sở hữu có cơ cấu giống báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư. Trong đó:

Ngân lưu theo = Ngân lưu theo – Nợ vay – Trả lãi

quan điểm chủ sở hữu quan điểm tổng đầu tư ngân hàng và nợ gốc (đơn vị tiền tệ) 2.2. Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận Dự án thành lập doanh nghiệp tư nhân Thiên Minh chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thủ công có nguồn gốc từ cây cói tại Kim Sơn Ninh Bình (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w